PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5đ)
Câu 1 (2đ)
Qua đoạn trích “Ông già và biển cả” của nhà văn Hêminguê:
Hãy cho biết cốt lõi của nguyên lí “Tảng băng trôi”
Hãy nêu ý nghĩa biểu tượng và hình thức ẩn dụ của đoạn trích
Câu 2 (3đ)
Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của em về lối sống thờ ơ, vô cảm của không ít bạn trẻ ngày nay.
SÔÛ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO LAÂM ÑOÀNG Tröôøng THPT Nguyeãn Vieát Xuaân. ------------------ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP (Năm học 2010 – 2011) Moân:Vaên. Khoái 12. Thôøi gian: 150 phuùt PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5đ) Câu 1 (2đ) Qua đoạn trích “Ông già và biển cả” của nhà văn Hêminguê: Hãy cho biết cốt lõi của nguyên lí “Tảng băng trôi” Hãy nêu ý nghĩa biểu tượng và hình thức ẩn dụ của đoạn trích Câu 2 (3đ) Viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến của em về lối sống thờ ơ, vô cảm của không ít bạn trẻ ngày nay. PHẦN RIÊNG (5đ) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b) Câu 3.a Theo chương trình chuẩn (3đ) Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu Câu 3.b Theo chương trình nâng cao (3đ) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng Lor- ca trong đoạn thơ sau: không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor – ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di – gan vào xoáy nước chàng ném trài tim mình vào lặng yên bất chợt li- la li- la li- la (Trích Đàn ghi ta của Lor-ca) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm 1 1,75 ® 0,25 ® 2 2.1 Yêu cầu về hình thức & kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng trong cuộc sống - Bố cục đủ 3 phần - Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. - Dung lượng không quá 400 từ 0,5® 2.2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: 2.2.1. Thế nào là lối sống thờ ơ vô cảm Sống thờ ơ, vô cảm là không quan tâm tới người khác, tới tập thể, thờ ơ trước nỗi đau, sự bất hạnh của đồng loại, chỉ biết đòi hỏi, thỏa mãn nhu cầu của cá nhân 2.2.2. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Hiện đang là một xu hướng khá phổ biến trong một bộ phận học sinh, thanh niên: ích kỉ, ham chơi, đua đòi, hưởng thụ và không có trách nhiệm với gia đình, xã hội, bản thân ( VD minh họa) 2.2.3. Nguyên nhân - Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. - Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn - Do phụ huynh nuông chiều con cái... - Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp 2.2.4. Hậu quả Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.dẫn đến sự thiếu vắng của tình người, lòng nhân ái, sự xuống cấp về đạo đức, sự nhởn nhơ của cái ác, cái xấu... 2.2.5. Biện pháp giải quyết vấn đề trên. 2.2.6 . Bài học rút ra cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. 2,5 ®
Tài liệu đính kèm: