Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học (Mã đề 247) - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thịnh Long

Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học (Mã đề 247) - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thịnh Long

Câu 1: Trong gen cấu trúc, vùng điều hoà

A. nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc của gen.

B. quy định tổng hợp prôtêin điều hoà.

C. là vị trí ARN-polimeraza bám vào và khởi động phiên mã, chứa trình tự nu điều hoà phiên mã.

D. mang thông tin mã hoá axit amin.

 

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học (Mã đề 247) - Năm học 2008-2009 - Trường THPT Thịnh Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THỊNH LONG	ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Năm học: 2008 – 2009
	 	 Môn: Sinh học
 (Đề thi có 4 trang)	 Thời gian làm bài: 60 phút
	Mã đề: 247
Họ và tên thí sinh:..Số báo danh:..
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Trong gen cấu trúc, vùng điều hoà
A. nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc của gen.
B. quy định tổng hợp prôtêin điều hoà.
C. là vị trí ARN-polimeraza bám vào và khởi động phiên mã, chứa trình tự nu điều hoà phiên mã.
D. mang thông tin mã hoá axit amin.
Câu 2: Để tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin, trong quá trình dịch mã
A. mARN thường gắn đồng thời với một nhóm ribôxom.
B. một ribôxom thường gắn đồng thời với một nhóm mARN.
C. một tARN vận chuyển thường mang đồng thời nhiều axit amin tới ribôxom để thực hiện dịch mã.
D. một ribôxom thường gắn với một nhóm tARN.
Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ, quá trình điều hoà hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn nào?
A. Trước phiên mã.	B. Phiên mã.	C. Sau phiên mã.	D. Dịch mã.
Câu 4: Trong trường hợp nào, đột biến điểm gây hậu quả lớn nhất?
A. Thay thế một cặp nuclêôtit ở cuối gen.	B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở giữa gen.
C. Mất một cặp nuclêôtit ở cuối gen.	D. Thêm một cặp nuclêôtit ở đầu gen.
Câu 5: Khi nghiên cứu trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số I của 4 dòng ruồi giấm, người ta xác định được trình tự các gen như sau:
Dòng 1: ABCD*EFGHI.	Dòng 2: H*EFBAGCDI
Dòng 3: ABFE*DCGHI	Dòng 4: ABFE*HGCDI
Giả sử các dòng được phát sinh do đột biến đảo đoạn theo một thứ tự nhất định từ dạng khởi đầu là dòng I. Trình tự phát sinh các dòng còn lại là:
A. Dòng 1 -> dòng 3 -> dòng 4 - > dòng 2.	B. Dòng 1 -> dòng 2 -> dòng 3 - > dòng 4.
C. Dòng 1 -> dòng 4 -> dòng 3 - > dòng 2.	D. Dòng 1 -> dòng 2 -> dòng 4 - > dòng 3.
Câu 6: Sự không phân li của tất cả các cặp nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử sẽ làm xuất hiện điều gì?
A. Trong cơ thể hình thành 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến.
B. Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có số nhiễm sắc thể tăng gấp đôi.
C. Chỉ có tế bào sinh dục mang bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi.
D. Hình thành thể đa bội lẻ.
Câu 7: Một gen có chiều dài 2040 Å, tỉ lệ A/G = ½. Do đột biến điểm làm số liên kết hiđro của gen giảm 2 liên kết so với ban đầu. Số nuclêôti mỗi loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 401; G = X = 199.	B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 199; G = X = 400.	D. A = T = 200; G = X = 400.
Câu 8: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng.	B. Số lượng cá thể phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn.	D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 9: Khi tiến hành lai cây hoa tím với hoa trắng người ta thu được F1 đồng loạt hoa tím. Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 thu được 942 hoa tím: 632 hoa đỏ: 105 hoa trắng. Tính trạng màu hoa bị chi phối bởi quy luật:
A. Trội không hoàn toàn.	B.Tương tác bổ sung	 C.Tương tác cộng gộp.	 D. Phân li độc lập. 
Câu 10: Làm thế nào để biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X hay do gen trên nhiễm sắc thể thường quy định.
A. Lai phân tích	B. Lai thuận nghịch.	C. Theo dõi phả hệ.	D. Nghiên cứu tế bào.
Câu 11: Cho rằng mỗi cặp gen quy định 1 cặp tính trạng di truyền theo kiểu trội lặn hoàn toàn. Thực hiện phép lai P. AaBbDdEe x aaBbDdee. Tỉ lệ kiểu hình toàn tính trạng lặn ở F1 là
A. 9/64.	B. 3/64.	C. 1/64.	D. 1/128.
Câu 12: Ở lúa, A- Thân cao, a – thân thấp. B – lá dài, b – lá ngắn. Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Khi cho cây thân cao lá dài () tự thụ phấn ở F1 người ta thu được 4 kiểu hình, trong đó kiểu hình thân thấp, lá ngắn chiếm tỉ lệ 16%. Khoảng cách tương đối giữa 2 gen A và B trên nhiễm sắc thể là bao nhiêu?
A. 16cM.	B. 10cM.	C. 20cM.	D. 40cM.
Câu 13: Cho 2 dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt giao phối với nhau được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho F1 giao phối với nhau được F2 có 4 kiểu hình trong đó tỉ lệ ruồi thân đen, cánh dài chiếm tỉ lệ 20%. Hai tính trạng màu thân và chiều dài cánh di truyền theo quy luật
A. Phân li độc lập.	B. Tương tác gen.	C. Liên kết gen.	D. Hoán vị gen.
Câu 14: Ở gà màu lông do một gen chi phối trội lặn hoàn toàn. Khi lai gà trống lông không vằn với gà mái lông vằn được F1 có tỉ lệ 1 trống lông vằn: 1 mái lông không vằn. Kiểu gen gà bố mẹ?
A. ♀Aa x ♂ Aa.	B. ♀ XAXa x ♂ XAY
B. ♂ XAXa	x ♀ XAY	D. ♂ XaXa	 x ♀ XAY.
Câu 15: Mức phản ứng
A. là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
B. là sự thay đổi kiểu hình cùng cùng một kiểu gen phát sinh trong đời cá thể.
C. là tất cả các tính trạng của một cơ thể.
D. là biến đổi kiểu hình không liên quan tới sự kiểu gen do đó không di truyền được.
Câu 16: Điều nào không đúng về điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – vanbec?
A. Quần thể có kích thước lớn, các cá thể giao phối tự do và hoàn toang ngẫu nhiên.
B. Sức sống và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau là như nhau (không có CLTN)
C. Đột biến không xảy ra, nếu có đột biến thuận bằng đột biến nghịch.
D. Sự di nhập gen giữa các quần thể cùng loài phải thường xuyên diễn ra.
Câu 17: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một quần thể người có tỉ lệ người bị bạch tạng là 4/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền. Tỉ lệ người bình thường mang gen bệnh trong quần thể là bao nhiêu?
A. 40%	B. 4%	C. 3,92%	D. 1,96%
Câu 18. Theo giả thuyết siêu trội, cặp bố mẹ nào sau đây cho đời lai biểu hiện ưu thế lai cao nhất?
A. AaBbDd x aabbdd.	B. AAbbDD x AABBdd.
C. AAbbdd x AAbbdd.	D. aaBBdd	 x AAbbDD.
Câu 19: Nếu bạn có một con mèo yêu mang gen quý hiếm, làm thế nào có thể tạo ra nhiều con mèo có kiểu gen y hệt như con mèo của bạn?
A. Dùng phương pháp chuyển gen.	B. Dùng phương pháp nhân bản vô tính.
C. Dùng phương pháp cấy truyền phôi.	D. Dùng phương pháp lai hữu tính.
Câu 20: Trong kĩ thuật chuyển gen để phân lập được dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp,các nhà khoa học đã có phương pháp gì?
A. Chọn thể truyền có gen đánh dấu dễ nhận biết.	B. Chọn gen cần chuyển có đặc điểm dễ nhận biết
C. Chọn tế bào nhận có đặc điểm dễ nhận biết.	D. Chọn tế bào cho gen có đặc điểm dễ nhận biết.
Câu 21: Ở người, hội chứng 3X (siêu nữ) cặp nst giới tính có dạng XXX. Giải thích nào say đây là không phù hợp về cơ chế phát sinh Hội chứng này?
A. Do rối loan trong giảm phân I ở mẹ, ở bố bình thường.
B. Do rối loạn trong giảm phân II ở mẹ, ở bố bình thường.
C. Do rối loạn trong giảm phân I ở bố, ở mẹ bình thường.
D. Do rối loạn trong giảm phân II ở bố, ở mẹ bình thường.
Câu 22: Nghiên cứu trình tự axit amin trong 1 đoạn polipeptit của phân tử hêmôglôbin ở một số loài động vật có vú thu được kết quả như sau:
Loài A: Val – His – Leu – Thr – Pro – Glu – Glu – Lys – Ser - ..
Loài B: Val – His – Leu – Ser – Gly – Glu – Glu – Lys – Ala - ..
Loài C: Val – His – Leu – Gly – Ala – Glu – Glu – Lys – Ser - ..
Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về quan hệ họ hàng giữa 3 loài trên?
A. Loài A và loài B có quan hệ gần gũi nhất.	B. Loài A và loài C có quan hệ gần gũi nhất.
C. Loài B và loài C có quan hệ gàn gũi nhất.	D. Loài B quan hệ gần với loài A hơn với loài C.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây phù hợp với quan điểm của Đacuyn về tiến hoá?
A. Trong quá trình sống, môi trường thay đổi từ từ nên các sinh vật biến đổi kịp thời để thích nghi.
B. Trong quá trình sống, những cá thể mang đặc điểm thích ngi thì tồn tại, con cháu ngày một đông, những cá thể nào mang đặc điểm kém thích nghi cơ hội sống sót và sinh sản ít, con chau ngày càng hiếm dần.
C. Tiến hoá là sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan tới chọn lọc tự nhiên.
D. Nguyên nhân tiến hoá là sự thay đổi của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của sinh vật.
Câu 24: Phát biểu nào không đúng với quan điểm hiện đại về chọn lọc tự nhiên (CLTN)
A. CLTN thực chất là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. CLTN không chỉ tác động ở cấp độ cá thể mà còn tác động ở nhiêu cấp độ khác (quần thể, quần xã)
C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó gián tiếp chọn lọc kiểu hình.
D. CLTN là nhan tố chính quy định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.
Câu 25: Nhân tố tiến hoá làm tăng sự đa dạng vốn gen của quần thể
A. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.	B. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen.	D. Đột biến và di nhập gen.
Câu 26: Hai quần thể của cùng một loài sống trong một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau, lâu dần dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là cơ chế hình thành loài mới bằng
A. Con đường cách li địa lí.	B. Con đường cách li tập tính.
C. Con đường cách li sinh thái.	D. Con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 27: Loài người xuất hiện vào kỉ nào?
A. Đệ tứ	B. Đệ tam.	C. Phấn trắng (krêta).	D. Jura.
Câu 28: Một loài thực vật quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 300C. Khi nhiệt độ xuống dưới 00C hoặc cao hơn 400C cây ngừng quang hợp. Khoảng nhiệt độ từ 00C – 400C được gọi là
A. giới hạn sinh thái.	B. khoảng thuận lợi	C. khoảng chống chịu	 D. điểm gây chết.
Câu 29: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa gì?
A. Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Giúp nhanh chóng loại bỏ các cá thể yếu ra khỏi quần thể.
Câu 30: Trong quần xã sinh vật, các mối quan hệ mà các loài tham gia cùng có lợi là:
A. Hợp tác, kí sinh.	 B. Hội sinh, hợp tác.	C. Hội sinh, kí sinh.	 D. Hợp tác, cộng sinh.
Câu 31: Hiện tượng số lượng cá của một loài bị khống chế một mức độ nhất định do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã được gọi là gì?
A. Ức chế sinh học.	B. Cạnh tranh khác loài.	C. Khống chế sinh học.	D. Đấu tranh sinh tồn
Câu 32: Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số các cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng này?
A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
C. Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.
II. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 – câu 40)
Câu 33: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự nuclêôtit được phiên mã từ một đoạn gen có đoạn mạch bổ sung với mạch mang mã gốc là AGXTTAGXA ?
A. AGXUUAGXA	B. UXGAAUXGU.	C. TXGAATXGT	D. AGXTTAGXA.
Câu 34: Ở cà chua A - quả đỏ trội hoàn toàn a - quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ(4n) giao phấn với cây cà chua quả đỏ(2n) được F1 phân tính theo tỉ lệ 11 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là.
A. AAaa(quả đỏ) x AA (quả đỏ)	B. Aaaa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
C. Aaaa (quả đỏ) x AAaa (quả đỏ)	D. AAaa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
Câu 35: Trong chọn giống, để tạo ra các dòng thuần chủng người ta tiến hành
A. lai phân tích.	B. lai thuận nghịch.	C. lai tế bào	D. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết
Câu 36: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường gặp ở
A. thực vật và động vật có khả năng di động xa.	B. động vật đơn tính.
B. thực vật và động vật ít có khả năng di động xa.	D. thực vật có khả năng sinh sản sinh dưỡng.
Câu 37: Ở con lai khác loài, do sự khác biệt về cấu trúc di truyền như số lượng, hình thái NST của 2 loài bố mẹ nên con lai thường bất thụ. Đây là cơ chế
A. cách li nơi ở.	B. cách li tập tính.	C. cách li sau hợp tử	D. cách li cơ học.
Câu 38: Chọn phương án trả lời sai.
Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do
A. Số lượng cá thể trong quần thể ít, nguồn dinh dưỡng dồi dào, sinh vật thừa dinh dưỡng nên khả năng sinh sản giảm.
B. Số lượng cá thể trong quần thể ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, khả năng chống chọi quần thể kém.
C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ít.
D. Số lượng cá thể ít nên sự giao phối gần thường xuyên xảy ra đe doạ sự tồn tại của quần thể.
Câu 39: Diến thế nguyên sinh
A. là diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
B. là diễn thế xảy ra trên môi trường hoàn toàn trống trơn chưa có sinh vật.
C. là sự biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật và cuối cùng thường hình thành quần xã bị suy thoái.
D. chỉ xảy ra ở môi trường trên cạn.
Câu 40: Cho chuối thức ăn trong ruộng lúa: Lúa -> sâu ăn lúa -> (1)... -> rắn -> vi sinh vật.
ở đây có thể là
A. Cua.	B. chuột	C. Ong mắt đỏ.	D. Ếch.
III. PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu)
Câu 41: Đột biến điểm dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác 
A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hiđrô.	B. làm giảm tối đa 3 liên kết hiđrô.
C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hiđrô.	C. gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.	
Câu 42: Trong quá trình phiên mã, enzim nào đóng vai trò chính?
A. AND – polimeraza.	B. ARN – polimeraza.	C. ARN – ligaza.	D. Restrictaza.
Câu 43: Cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đồng cỏ: 
TV (2500000Kcal) -> Sâu (200000Kcal) -> Chim ăn sâu (20000kcal) -> Đại bàng (1800Kcal). 
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 và cấp 2 là:
A. 8%.	B. 9%	C. 10%	D. 15%	
Câu 44: Quan hệ giữa rận chó và chó là mối quan hệ:
A. Cộng sinh.	B. Hội sinh	C. Cạnh tranh.	D. Kí sinh.
Câu 45: Quần thể loài nào sau đây cấu trúc tuổi không có nhóm tuổi sau sinh sản.
A. Gà.	B. Cá rô phi	C. Cá hồi.	D. Cá voi.
Câu 46: Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường hay xảy ra đối với nhóm sinh vật nào nhất?
A. thân mềm ít di động.	B. thực vật.	
C. động vật có khả năng phát tán mạnh.	D. vi sinh vật.
Câu 47: Trong tiến hoá, quá trình giao phối tự do có vai trò gì?
A. Tạo ra các alen mới.	
B. Tạo ra biến dị tổ hợp (nguyên liệu thứ cấp), làm trung hoà tính có hại có đột biến.
C. Là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá.
D. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 48: Một dạng thực vật có kiểu gen AaBbDdEe. Khi cho tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ sẽ làm xuất hiện bao nhiêu dòng thuần.
A. 4	B. 8	C. 16.	D. 81.
------HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_tot_nghiep_lan_2_mon_sinh_hoc_ma_de_247_nam_hoc_2.doc