Câu 1 (3,0 điểm)
“Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”
(Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan. Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 82,NXB Giáo dục, 2008)
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG LẦN 1 NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (3,0 điểm) “Trong thế giới AIDS khốc liệt này không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết” (Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, 1-12-2003 – Cô-phi An-nan. Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 82,NXB Giáo dục, 2008) Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu 2 (2,0 điểm) Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975. Câu 3 (5,0 điểm) Anh/chị hãy trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất của mình về đoạn thơ sau đây trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng đường chỉ tay đã đứt dòng sông rộng vô cùng Lor-ca bơi sang ngang trên chiếc ghi ta màu bạc chàng ném lá bùa cô gái Di-gan vào xoáy nước chàng ném trái tim mình vào lặng im bất chợt li-la li-la li-la (Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 165,NXB Giáo dục, 2008) ---HẾT--- TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI Bản Hướng dẫn có 03 trang I. Hướng dẫn chung Là kỳ thi thử ĐH và CĐ nên giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong từng câu của bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm thi, cân nhắc từng trường hợp cụ thể, không đếm ý để cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, giám khảo vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo và thật sự có “chất văn” . Điểm toàn bài là 10, giám khảo làm tròn điểm số đến 0,25. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 (3,0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể nêu những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục. Sau đây là những gợi ý: - Nhận thức rõ nguy cơ của đại dịch AIDS đang hoành hành trên thế giới. - Thái độ đối với những những người bị HIV/AIDS: không nên có sự ngăn cách, sự kỳ thị phân biệt đối xử (không có khái niệm chúng ta và họ). - Phải có hành động tích cực bởi im lặng là đồng nghĩa với cái chết.(Mỗi thí sinh tự nêu phương hướng hành động) c) Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu 2 (2,0 điểm) a) Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau: - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b) Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. - Điểm 1: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu 3 (5, 0 điểm) a) Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b) Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, thí sinh nhận biết được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ; có thể trình bày những suy nghĩ riêng, theo nhiều cách khác nhau song cần hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục, nhưng cần có những ý chính sau: - Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca: + Trong hoài niệm: Tiếng đàn đầy màu sắc, gắn với quê hương, gắn với tình yêu ngọt ngào sâu lắng (xanh, nâu, bầu trời, cô gái); đầy hình ảnh, đẹp long lanh (tròn bọt nước). + Khi Lor-ca chết: Tiếng đàn cũng chịu nỗi bất hạnh,đầy nỗi đau (vỡ tan và ròng ròng máu chảy); nhưng có sức lan tỏa, đầy sức sống (như cỏ mọc hoang) và bất tử ( âm điệu li-la li-la li-la ở cuối bài thơ). - Hình ảnh Lor-ca khi đi vào cõi vĩnh hằng: + Trong sự tiếc thương của con người và tạo vật (giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng). + Đẹp lung linh trong sự tinh khiết (trên chiếc ghi ta màu bạc), thanh thản nhẹ nhàng (ném lá bùa, ném trái tim mình vào lặng im). - Nghệ thuật: Lời thơ giàu nhạc tính; hình ảnh đẹp, giàu tính tượng trưng, được cảm nhận bằng nhiều giác quan nên có sức gợi mạnh mẽ, hấp dẫn, lôi cuốn. c) Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Tài liệu đính kèm: