Câu 1.Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là
A. ADN B. mARN C. rARN D. tARN
Câu 2.Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do
A. không có khả năng sinh giao tử bình thường
B. không có cơ quan sinh dục đực
C. không có cơ quan sinh dục cái
D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn
Câu 3.Cơ sở tế bào học của khả năng khắc phục tính bất thụ ở cơ thể lai xa bằng phương pháp gây đột biến đa bội khác là do:
A. gia tăng khả năng sinh dưỡng và phát triển của cây
B. tế bào đa bội có kích thước lớn hơn giúp các NST trượt dễ dàng hơn trên sợi vô sắc trong qua trình phân bào
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP MÔN: SINH VẬT Thời gian: 60 phút Câu 1.Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là A. ADN B. mARN C. rARN D. tARN Câu 2.Các dạng cây trồng tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt do A. không có khả năng sinh giao tử bình thường B. không có cơ quan sinh dục đực C. không có cơ quan sinh dục cái D. cơ chế xác định giới tính bị rối loạn Câu 3.Cơ sở tế bào học của khả năng khắc phục tính bất thụ ở cơ thể lai xa bằng phương pháp gây đột biến đa bội khác là do: A. gia tăng khả năng sinh dưỡng và phát triển của cây B. tế bào đa bội có kích thước lớn hơn giúp các NST trượt dễ dàng hơn trên sợi vô sắc trong qua trình phân bào C. các NST với tâm động lớn hơn sẽ trượt dễ dàng trên thoi vô sắc trong quá trình phân bào D. giúp khôi phục lại cặp NST đồng dạng, tạo điệu kiện cho chúng tiếp hợp, trao đổi chéo bình thường Câu 4. Sự không phân ly của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra: A.thể tứ bội B.thể khảm C.thể tam bội D.thể đa nhiễm Câu 5.Trường hợp bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n bị thừa 1 NST ở cặp nào đó được gọi là: A.thể ba nhiễm B.thể một nhiễm C.thể đa nhiễm D.thể khuyết nhiễm Câu 6. Hội chứng Đao ở người xảy ra do: A. thể ba nhiễm của NST giới tính dạng YYY B. thể ba nhiễm của NST giới tính dạng XXX C. thể ba nhiễm của NST 21 D. thể đơn nhiễm của NST giới tính dạng XO Câu 7. Trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến gen là mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn NST thêm, mất, thay thế một cặp nuclêôtit một hoặc một số cặp NST của tế bào sinh dưỡng tăng lên hoặc giảm đi tất cả các cặp NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên là bội số của bộ đơn bội Câu 8. Thể đột biến là cá thể mang đột biến chưa biểu hiện trên kiểu hình cá thể mang đột biến được biểu hiện trên kiểu hình cá thể có thể biến đổi kiểu hình trước sự biến đổi của môi trường cá thể có kiểu hình khác với cá thể khác trong quần thể Câu 9. Trong quy luật di truyền phân ly độc lập với các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tương phản thì tỷ lệ kiểu gen ở F2 là A. (3:1)n B. (1:2:1)2 C. 9:3:3:1 D. (1:2:1)n Câu 10. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau: A. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen B. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen C. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen D. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen Câu 11. Phép lai nào dưới đây tạo ra ở con lai F1 có 2 kiểu hình nếu tính trội là trội hoàn toàn? A. P: AA x AA B. P: aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa Câu 12. Lai phân tích là phép lai giữa hai cơ thể có tính trạng tương phản nhau giữa hai cơ thể thuần chủng và khác nhau về một cặp tính trạng tương phản giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen Câu 13. Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là A. P: aa x aa B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa Câu 14. Phép lai nào dưới đây được coi là lai phân tích? A. P: AA x AA B. P: Aa x aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x Aa Câu 15. Nếu tính trội là trội hoàn toàn thì cơ thể mang tính trội không thuần chủng lai phân tích cho kết quả kiểu hình ở con lai là A. 1 trội : 1 lặn B. Đồng tính trội C. 1 trội : 1 trung gian D. Đồng tính trung gian Câu 16. Hai gen được gọi là liên kết khi nào? A. chúng nằm trên các NST khác nhau B. chúng phân li độc lập C. chúng mã hóa cùng loại prôtêin D. chúng nằm trên cùng một NST Câu 17. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân? A. tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ B. bố di truyền tính trạng cho con trai C. mẹ di truyền tính trạng cho con trai D. tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ Câu 18. Điều kiện nào sau đây không đáp ứng cân bằng Hacđi-Vanbec? A. quần thể lớn B. không có sự di nhập alen ra vào quần thể C. không có đột biến làm thay đổi vốn gen D. chọn lọc tự nhiên Câu 19. Trong một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền như sau: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa = 1. Tần số tương đối của alen A và alen a là A. A : a = 0,50 : 0,50 B. A : a = 0,60 : 0,40 C. A : a = 0,70 : 0,30 D. A : a = 0,80 : 0,20 Câu 20. Để tạo ưu thế lai khâu quan trọng nhất là A. tạo dòng thuần B. thực hiện lai khác dòng đơn C. thực hiện lai khác dòng kép D. thực hiện lai thuận nghịch Câu 21. Cấy gen mã hóa insulin ở người vào E.coli nhằm tạo ra số lượng lớn tế bào cho tạo ra số lượng lớn plasmit tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hóa làm cho vi khuẩn E.coli sinh sản nhanh hơn Câu 22. Hóa chất 5-brom uraxin có khả năng gây ra loại đột biến nào? A. mất đi cặp A-T B. thêm một cặp A-T C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X D. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T Câu 23. Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế A. gây đột biến ở mức độ phân tử B. gây bệnh ở mức độ phân tử C. gây đột biến ở mức độ tế bào D. gây bệnh ở mức độ tế bào Câu 24. Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính chúng được hình thành từ một hợp tử chúng được hình thành từ một phôi Câu 25.Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hóa? A. Phản ảnh sự tiến hóa phân li B. Phản ảnh sự tiến hóa đồng quy C. Phản ảnh sự tiến hóa song hành D. Phản ảnh nguồn gốc chung Câu 26. Khi nào ta có thể kết luận chính xác 2 cá thể sinh vật nào đó thuộc 2 loài khác nhau? 2 cá thể đó sống trong cùng một sinh cảnh 2 cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau 2 cá thể đó có nhiều đặc điểm hình thái và sinh hóa giống nhau 2 cá thể đó không giao phối với nhau Câu 27. Quan niệm của Lamac về sự biến đổi của sinh vật tương ứng với điều kiện ngoại cảnh phù hợp với khái niệm nào trong quan niệm tiến hóa hiện đại? A. thường biến B. đột biến C. biến dị D. di truyền Câu 28. Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi trong loài dẫn đến sự hình thành loài mới phân hóa về khả năng sinh sản của các kiểu gen Câu 29. Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là A. chọn lọc tự nhiên B. đấu tranh sinh tồn ở vật nuôi và cây trồng C. chọn lọc nhân tạo D. biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng Câu 30. Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. chọn lọc tự nhiên B. chọn lọc nhân tạo C. đột biến D. giao phối có chọn lọc Câu 31. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa phổ biến ở A. thực vật B. động vật C. động vật kí sinh D. động vật bậc thấp Câu 32. Theo quan niệm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là A. ATP B. năng lượng hóa học C. năng lượng sinh học D. năng lượng tự nhiên Câu 33. Quần thể bò rừng phát triển mạnh, ăn và phá nhiều cỏ cây làm cho rừng tàn lụi. Nhân tố gây diễn thế này thuộc loại: A. nguyên nhân bên ngoài B. nguyên nhân bên trong C. nguyên nhân hỗn hợp D. tác động dây chuyền Câu 34. Trong trường hợp nào sau đây, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất? quần thể có kích thước tối đa B. quần thể có kích thước tối thiểu C. quần thể có kích thước bình thường D. quần thể phân bố theo nhóm Câu 35. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể được töï điều chỉnh cho phù hợp với nguồn năng lượng môi trường gọi là A. giới hạn sinh thái B. khống chế sinh học C. cân bằng sinh học D. cân bằng quần thể Câu 36. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản, sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi A. nhóm đang sinh sản B. nhóm trước sinh sản C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản Câu 37. Quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường được gọi là A. chọn lọc tự nhiên B. diễn thế sinh thái C. cân bằng sinh thái D. biến động số lượng cá thể Câu 38. Trong quần xã loài ưu thế là loài A. có số lượng ít nhất trong quần xã B. có số lượng nhiều trong quần xã C. phân bố nhiều nơi trong quần xã D. có vai trò quan trọng trong quần xã Câu 39. Một hệ sinh thái hòan chỉnh có cấu trúc gồm A. các yếu tố khí hậu B. chất hữu cơ và vô cơ C. sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải D. sinh cảnh và sinh vật Câu 40. Hãy chọn trả lời đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn? sinh vật sản xuất -> sinh vật phân giải -> sinh vật tiêu thụ sinh vật tiêu thụ -> sinh vật sản xuất-> sinh vật phân giải C. sinh vật sản xuất -> sinh vật tiêu thụ -> sinh vật phân giải D. sinh vật phân giải -> sinh vật sản xuất->sinh vật tiêu thụ Hết ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A D A A C B B D C Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D B B A D A D D A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án C C A C D D A A C C Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án A D B A D C B D D C
Tài liệu đính kèm: