Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 5

Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 5

Câu 1. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới:

 A. Tính phổ biến B. Tính đặc hiệu C. Tính thoái hoá D. Tính liên tục

Câu 2. Các côđon nào dưới đây không mã hoá axit amin ( côđon vô nghĩa)

 A. AUA, UAA, UXG. B. AAU, GAU, UXA.

 C. UAA, UAG, UGA. D. XUG, AXG, GUA.

Câu 3. Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin là:

 A. ADN B. mARN C. tARN D. rARN

Câu 4. Điều hoà hoạt động gen chính là:

 A. Điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra. B. Điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.

 C. Điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra. D. Điều hoà lượng mARN của gen được tạo.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Sinh lớp 12 - Đề 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: SINH HỌC
THỜI GIAN: 60 PHÚT
Câu 1. Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới:
	A. Tính phổ biến	B. Tính đặc hiệu	C. Tính thoái hoá	D. Tính liên tục
Câu 2. Các côđon nào dưới đây không mã hoá axit amin ( côđon vô nghĩa)
	A. AUA, UAA, UXG.	B. AAU, GAU, UXA.
	C. UAA, UAG, UGA.	D. XUG, AXG, GUA.
Câu 3. Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin là:
	A. ADN	B. mARN	C. tARN	D. rARN
Câu 4. Điều hoà hoạt động gen chính là:
	A. Điều hoà lượng rARN của gen được tạo ra.	B. Điều hoà lượng tARN của gen được tạo ra.
	C. Điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra.	D. Điều hoà lượng mARN của gen được tạo.
Câu 5. Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là:
	A. Có lợi cho cá thể.	B. Có hại cho cá thể.
	C. Không có lợi và không có hại cho cá thể.	D. Có ưu thế so với bố mẹ.
Câu 6. Dạng tế bào với bộ NST nào không thuộc thể lệch bội:
	A. 2n + 1	B. 2n – 1	C. 2n + 2	D. n + 2
Câu 7. Đột biến là
	A. hiện tượng tái tổ hợp di truyền.	
	B. phiên mã sang mã di truyền.
	C. những biến đổi có khả năng di truyền trong thông tin di truyền.
	D. biến đổi thường, nhưng không phải luôn có lợi cho sự phát triển cơ thể mang nó.
Câu 8. Cấu trúc của ôperôn bao gồm những thành phần nào?
Gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy. 
Gen điều hoà, vùng khởi động, vùng chỉ huy. 
Gen điều hoà, vùng chỉ huy, nhóm gen cấu trúc.
Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy.
Câu 9. Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản ở thế hệ F2 MenĐen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là:
	A. 9:3:3:1	B. 3:3:3:3	C. 1:1:1:1	D. 3:3:1:1
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của các gen ngoài nhân?
	A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai.	B. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ.
	C. Bố di truyền tính trạng cho con trai.	D. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam, ít biểu hiện ở nữ.
Câu 11. Trong thí nghiệm của MenĐen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?
1 vàng trơn: 1 vàng nhăn: 1xanh trơn: 1xanh nhăn.
1 vàng trơn: 1 xanh nhăn.
4 vàng trơn: 4 xanh nhăn:1 vàng nhăn: 1 xanh trơn.
3 vàng trơn: 1xanh nhăn.
Câu 12. Ở người, một tính trạng luôn được truyền từ bố cho con trai. Gen quy định tính trạng đó nằm ở:
	A. NST thường	B. NST X	C. NST Y	D. Trong ti thể
Câu 13. Theo quy luật phân li độc lập, một cá thể có kiểu gen AaBbCCDd có thể tạo bao nhiêu loại giao tử:
	A. 3	B. 4	C. 6	D. 8
Câu 14. Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì:
Tạo ra một dãy các tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.
Làm xuất hiện tính trạng chưa có bố mẹ.
Sự khác biệt về kiểu hình giữa kiểu gen càng nhỏ.
Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa kiểu gen càng nhỏ.
Câu 15. Gen đa hiệu là gen:
	A. Chịu tác động của nhiều gen.	B. Sản phẩm của nó ảnh hưởng tới nhiều tính trạng.
	C. Điều khiển hoạt động của nhiều gen khác.	D. Tạo ra nhiều loại sản phẩm.
Câu 16. Theo quy luật phân ly độc lập của MenĐen với các gen là trội hoàn toàn. N ếu P thuần chủng khác nhau 
bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con khi bố mẹ dị hợp là:
	A. (3:1)n	B. 9:3:3:1	C. (1:2:1)n	D. (1:1)n
Câu 17. Ý nghĩa thực tiển của di truyền giới tính là gì?
Điều khiển giới tính của cá thể.
Điều khiển tỉ lệ đực, cái và giới tính trong quá trình phát triển cá thể.
Phát hiện được các yếu tố của môi trường trong cơ thể ảnh hưởng tới giới tính.
Phát hiện được các yếu tố của môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính.
Câu 18.Trong một quần thể có tỉ lệ phân bố các kiểu gen là: 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa tần số tương đối của các alen ở thế hệ tiếp theo là:
	A. A = 0,7; a = 0,3 	B. A = 0,5; a = 0,5	C. A = 0,8; a = 0,2	D. A = 0,6;a = 0,4
Câu 19. Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng để tạo ưu thế lai?
	A. Lai cải tiến	B.Lai khác dòng kép	C. Lai kinh tế	D. Lai khác dòng đơn
Câu 20. Trong quần thể, có 2 alen A và a, trong đó kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 4%. Tần số tương đối của alen A và của alen a là:
 	A.A = 0,8; a = 0,2	B. A = 0,96; a = 0,04	C. A = 0,84; a = 0,06	D. A = 0,9; a = 0,1
Câu 21. Các đoạn ADN được cắt ra từ hai phân t ử ADN( cho và nhận) được nối lại nhờ enzim
	A. ADN - pôlimeraza	B. ADN – ligaza	C. ADN – retrictaza	D. ADN – pôlimeraza
Câu 22. Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là:
	A. tạo ra các giống cây ăn quả không hạt.	B. nhân bản vô tính.
	C. tạo ra ưu thế lai.	D. sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.
Câu 23. Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện
	A. máu khó đông	B. mù màu	C. mất trí	D. tiểu đường
Câu 24. Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?
	A. Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
	B. Tư vấn di truyền y học.
	C. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
	D. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
Câu 25. Những đặc điểm giống nhau giữa vượn người và người chứng tỏ
	A. Vượn người và người tiến hoá đồng quy.
	B. Vượn người và người có quan hệ thân thuộc gần gũi.
	C. Vượn người và người tiến hoá phân li chịu sự chi phối của CLTN.
	D.Người có nguồn gốc từ vượn người hiện nay.
Câu 26. Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân t ử?
sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài.
sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài.
sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.
Câu 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới 
đây?
	A. Khả năng sinh sản cao hay thấp.	B. Thời gian thế hệ ngắn hay dài.
	C. Hình thức sinh sản vô tính hay hữu tính.	D. Nguồn dinh dưỡng nhiều hay ít.
Câu 28. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được thấy ở
	A. thực vật.	B. động vật kí sinh.
	C. động vật ít di động xa.	D. động vật di động xa.
Câu 29. Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng th ứ tự
	A. họà chià bộà lớpà ngànhà giới.	B. chià họà bộàlớpà ngànhà giới.
	C. chi àbộà họà lớpà ngànhàgiới.	D. chià họàlớpà bộà ngànhà giới.
Câu 30. Trong các chiều hướng tiến hoá, hướng nào là cơ bản nhất?
	A. Ngày càng đa dạng, phong phú.	B. Sự đồng qui tính trạng.
	C. Thích nghi ngày càng hợp lí.	D. Tổ chức ngày càng cao.
Câu 31. Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở những con đường hình thành loài nào?
	A. Con đường địa lí, lai xa và đa bội hoá.	B. Con đường sinh thái, lai xa và đa bội hoá.
	C. Con đường địa lí và cách li tập tính.	D. Con đường địa lí và sinh thái.
Câu 32. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là
	A. biến dị tổ hợp.	B. biến dị đột biến.
	C. đột biến gen tự nhiên.	D. thường biến.
Câu 33. Giới hạn sinh thái là gì?
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.
Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.
Câu 34. Mật độ cá thể trong quần thể không có ảnh hưởng tới đặc trưng nào dưới đây?
	A. khả năng sinh sản.	B. Tỉ lệ tử vong.
	C. Tỉ lệ sống sót.	D. Tỉ lệ giới tính.
Câu 35. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
	A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
	B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
	C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
	D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Câu 36. Vì sao sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì?
Do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.
Do sự sinh sản có tính chu kì.
Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì.
Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì.
Câu 37. Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?
	A. Quan hệ cộng sinh	B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
	C. Quan hệ hội sinh.	D. Quan hệ hợp tác.
Câu 38. Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Khởi đầu từ môi trường trống trơn.
Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự,thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
Câu 39. Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?
Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.
Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
Sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ.
Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất phân giải.
Câu 40. Tháp hay các tháp hoàn thiện nhất là
	A. tháp năng lượng.	B. tháp năng lượng và tháp số lượng.
	C. tháp năng lượng và tháp sinh khối.	D. tháp sinh khối và tháp số lượng.
	H ẾT
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ. án
A
C
B
C
B
D
C
D
A
B
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ. án
A
C
D
C
B
A
B
D
A
B
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đ. án
B
D
C
D
B
C
D
A
B
C
Câu
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đ. án
B
B
A
D
A
A
B
C
D
A

Tài liệu đính kèm:

  • doc5.doc