Đề thi mẫu môn Sinh học thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng

Đề thi mẫu môn Sinh học thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặpnhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyênnhân dẫn đến kết quảA. đột biến thể lệch bộiB. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thểC. đột biến lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thểD. hoán vị gen.

Câu 2: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được cácthể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợpcác cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệphân li kiểu gen ở đời con làA. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa.B. 8AAAa: 18AAaa: 1AAAA: 8Aaaa: 1aaaa.C. 1AAAA: 8AAAa: 8AAaa: 18Aaaa: 1aaaaD. 1AAAA: 18AAAa: 8AAaa: 8Aaaa: 1aaaa

 

pdf 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi mẫu môn Sinh học thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI MẪU MƠN SINH HỌC 
THI TUYỂN SINH ĐH, CĐ 2009 
(Thời gian làm bài: 90 phút) 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) 
Câu 1: Sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong một hoặc một số cặp 
nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I thường là nguyên 
nhân dẫn đến kết quả 
A. đột biến thể lệch bội 
B. đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể 
C. đột biến lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể 
D. hoán vị gen. 
Câu 2: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các 
thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp 
các cây tứ bội giảm phân đều cho giao tử 2n, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ 
phân li kiểu gen ở đời con là 
A. 1AAAA: 4AAAa: 6AAaa: 4Aaaa: 1aaaa. 
B. 8AAAa: 18AAaa: 1AAAA: 8Aaaa: 1aaaa. 
C. 1AAAA: 8AAAa: 8AAaa: 18Aaaa: 1aaaa 
D. 1AAAA: 18AAAa: 8AAaa: 8Aaaa: 1aaaa 
Câu 3: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình 
opêon Lac, gen điều hòa (gegular:R) có vai trò 
A. tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza để xúc tác quá trình phiên mã. 
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. 
C. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN pôlimeraza. 
D. kiểm soát và vận hành hoạt động của opêron. 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói về gen là không đúng? 
A. Ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc mạch xoắn kép cấu tạo từ bốn 
loại nuclêôtit. 
B. Ở một số chủng virut, gen có cấu trúc mạch đơn. 
C. Ở sinh vật nhân sơ, đa số gen có cấu trúc phân mảnh gồm các đoạn 
không mã hóa (intron) và đoạn mã hóa (exôn) nằm xen kẽ nhau. 
D. Mỗi gen mã hóa cho prôtêin điển hình đều gồm ba vùng trình tự 
nuclêôtit (vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc). 
Câu 5: Trong cấu trúc phân tử của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực, sợi cơ bản 
của nhiễm sắc thể chính là chuỗi nuclêôxôm, một nuclêôxôm gồm: 
A. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 146 cặp nulêôtit. 
B. 8 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 148 cặp nulêôtit. 
C. 10 phân tử prôtêin histôn và một đoạn AND gồm 146 cặp nulêôtit. 
D. 10 phân tử prôtêin histon và một đoạn AND gồm 148 cặp nulêôtit. 
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về quá trình dịch mã? 
A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ 
nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình dịch mã tiếp theo. 
B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin 
được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit. 
C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở 
đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã. 
D. Các chuỗi pôlipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp 
tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt 
tính sinh học. 
Câu 7: Cơ chế nào sau đây hình thành nên thể dị đa bội? 
A. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân của 
tế bào sinh dưỡng 2n. 
B. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng không phân li trong những lần 
nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n. 
C. Thụ tinh giữa các giao tử không giảm nhiễm (2n) của cùng một loài. 
D. Lai xa kết hợp với đa bội hoá. 
Câu 8: Hoá chất gây đột biến 5BU (5 – brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột 
biến gây thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả 
theo sơ đồ: 
A. A–T  X–5BU  G–5BU  G–X 
B. A–T  A–5BU  G–5BU  G–X 
C. A–T  G–5BU  X–5BU  G–X 
D. A–T  U–5BU  G–5BU  G–X 
Câu 9: Ở một loài thực vật, cho cây F1 thân cao lai với cây thân thấp được F2 
phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp: 3 cây thân cao. 
Sơ đồ lai của F1 là 
A. AaBb x aabb B. AaBb x Aabb 
C. AaBb x AaBB D. AaBb x AABb 
Câu 10: Gen đa hiệu là gen 
A. điều khiển sự hoạt động của các gen khác. 
B. tạo ra nhiều loại mARN 
C. có sự tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau. 
D. Tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. 
Câu 11: Đem lai hai cá thể thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản 
được thế hệ F1. Cho F1 lai phân tích, kết quả nào sau đây phù hợp với hiện 
tượng di truyền liên kết có hoán vị gen? 
A. 13 : 3 B. 9 : 3 : 3 : 1 
C. 4 : 4 : 1 : 1 D. 9 : 6 : 1 
Câu 12: Hiện tượng ở lúa mì màu hạt đỏ đậm, nhạt khác nhau tuỳ thuộc vào số 
lượng gen trội có mặt trong kiểu gen, khi số lượng gen trội trong kiểu gen 
càng nhiều thì màu đỏ càng đậm. Hiện tượng này là kết quả của sự 
A. tác động cộng gộp của các gen không alen. 
B. tác động của một gen lên nhiều tính trạng. 
C. tương tác át chế giữa các gen lặn không alen. 
D. tương tác át chế giữa các gen trội không alen. 
Câu 13: Bản đồ di truyền (bản đồ gen) là 
A. Sơ đồ phân bố các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài. 
B. Sơ đồ về vị trí và khoảng cách giữa các gen trên từng nhiễm sắc thể 
trong bộ nhiễm sắc thể của một loài. 
C. số lượng các nhiễm sắc thể trong nhân của một loài. 
D. tình tự sắp xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN của một nhiễm sắc 
thể. 
Câu 14: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì 
A. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ. 
B. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng. 
C. làm xuất hiện những tính trạng mới chưa có ở bố mẹ. 
D. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau. 
Câu 15: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội 
là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A 
–bbC –D– ở đời con là 
A. 3/256 B. 1/16 
C. 81/256 D. 27/256 
Câu 16: Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu 
hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân 
tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì kết quả phân li kiểu 
hình ở đời con sẽ là 
A. 3 quả tròn : 1 quả dài B. 1 quả tròn : 3 quả dài 
C. 1 quả tròn : 1 quả dài D. 100% quả tròn. 
Câu 17: Giả sử một quần thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 
nhất là 0,3AA : 0,3Aa : 0,4aa. Khi quần thể này tự thụ phấn liên tiếp thì ở 
thế hệ thứ 4, tính theo lí thuyết tỉ lệ của các kiểu gen là 
A. 0,5500AA : 0,1500Aa : 0,3000aa. 
B. 0,2515AA : 0,1250Aa : 0,6235aa. 
C. 0,1450AA : 0,3545Aa : 0,5005aa. 
D. 0,43125AA : 0,0375Aa : 0,53125aa 
Câu 18: Giả sử trong điều kiện của định luật Hacđi – Vanbec, quần thể ban đầu có 
tỉ lệ các kiểu gen là 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa, sau một thế hệ ngẫu phối thì 
quần thể 
A. đạt trạng thái cân bằng di truyền. 
B. phân li thành hai dòng thuần. 
C. giữ nguyên tỉ lệ các kiểu gen. 
D. tăng thêm tính đa hình về kiểu hình. 
Câu 19: Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và tần số 
các cá thể có kiểu hình lặn, ta có thể tính được 
A. tần số alen lặn, nhưng không tính được tần số của alen trội cũng như 
các loại kiểu gen trong quần thể. 
B. tần số của alen lặn, alen trội nhưng không tính được tần số của các loại 
kiểu gen trong quần thể. 
C. tần số của alen lặn, alen trội cũng như tần số của các loại kiểu gen 
trong quần thể. 
D. tần số của alen trội, nhưng không tính được tần số của alen lặn cũng 
như các loại kiểu gen trong quần thể. 
Câu 20: Mục đích chính của kĩ thuật di truyền là 
A. tạo ra sinh vật biến đổi gen phục vụ lợi ích cho con người hoặc tạo ra 
các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp. 
B. gây ra các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể từ đó chọn được 
những thể đột biến có lợi cho con người. 
C. tạo ra các biến dị tổ hợp có giá trị, làm xuất hiện các cá thể có nhiều 
gen quý. 
D. tạo ra các cá thể có các gen mới hoặc nhiễm sắc thể mới chưa có trong 
tự nhiên. 
Câu 21: Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có các đầu 
chuẩn hoặc các gen đánh dấu để 
A. nhận biết được tế bào nào đã nhận được ADN tái tổ hợp. 
B. tạo ADN tái tổ hợp được dễ dàng. 
C. đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 
D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. 
Câu 22: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối 
cận huyết nhằm 
A. tăng tỉ lệ dị hợp B. tăng biến dị tổ hợp 
C. giảm tỉ lệ đồng hợp D. tạo dòng thuần 
Câu 23: Ở người, bệnh di truyền phân tử là do 
A. đột biến gen B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
C. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể D. biến dị tổ hợp. 
Câu 24: Người ta thường nói: bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì 
A. nam giới mẫn cảm hơn với loại bệnh này. 
B. bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định. 
C. bệnh do gen đột biến trên nhiễm sắc thể Y quy định. 
D. bệnh chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới. 
Câu 25: Hầu hết các loài đều sử dụng chung mã di truyền. Đây là một trong những 
bằng chứng chứng tỏ 
A. nguồn gốc thống nhất của sinh giới. 
B. mã di truyền có tính thoái hoá 
C. mã di truyền có tính đặc hiệu 
D. thông tin di truyền ở tất cả các loài đều giống nhau. 
Câu 26: Theo học thuyết Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là 
A. đấu tranh sinh tồn. 
B. nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người. 
C. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài. 
D. sự không đồng nhất của điều kiện môi trường. 
Câu 27: Đột biến được coi là một nhân tố tiến hoá cơ bản vì 
A. đột biến có tính phổ biến ở tất cả các loài sinh vật. 
B. đột biến là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. 
C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. 
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen 
trong quần thể. 
Câu 28: Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do 
vậy giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. 
Hiện tượng này được gọi là 
A. giao phối không ngẫu nhiên B. các yếu tố ngẫu nhiên 
C. di – nhập gen D. chọn lọc tự nhiên 
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm thích nghi? 
A. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của c ... t. 
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ 
sinh thái? 
A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một 
phần năng lượng bị thất thoát dần ở mỗi bậc dinh dưỡng. 
B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật 
sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. 
C. Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, 
tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc 
dinh dưỡng cao hơn. 
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo dòng tuần hoàn từ sinh 
vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi lại trở về sinh vật sản xuất. 
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng với tháp sinh thái? 
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
C. Các loại tháp sinh thái đều có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ. 
II. PHẦN RIÊNG 
 Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) 
A.Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) 
Câu 41: Theo F.Jacôp và J.Mônô,trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận 
hành (operator) là 
A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm 
ngăn cản sự phiên mã. 
B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên 
ARN thông tin. 
C. vùng mang thông tin mã hoá cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có 
khả năng ức chế quá trình phiên mã. 
D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào 
quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành nên tính trạng. 
Câu 42: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? 
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. 
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu 
hình. 
C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. 
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể. 
Câu 43: Ở một số loài thực vật, cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng 
thuần chủng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được 
các cây F2 có 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc 
hoa di truyền theo quy luật. 
A. liên kết hoàn toàn B. phân li độc lập 
C. tương tác bổ sung D. hoán vị gen 
Câu 44: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a 
quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy 
định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu 
được F1 phân li theo tỉ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng: 37,5% cây thân 
thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. 
Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép 
lai trên là 
A. Ab/aB x ab/ab B. AaBB x aabb 
C. AaBb x aabb D. AB/ab x ab/ab 
Câu 45: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi 
gen? 
A. Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa. 
B. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao dùng cho ngành chăn 
nuôi tằm. 
C. Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống. 
D. Chuyển gen trừ sâu từ vi khuẩn vào cây bông, tạo ra giống bông kháng 
sâu bệnh. 
Câu 46: Cơ chế hình thành thể đột biến nhiễm sắc thể: XXX (Hội chứng 3X) ở 
người diễn ra do 
A. cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong nguyên phân. 
B. đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể X gây nên. 
C. cặp nhiễm sắc thể XY không phân li trong nguyên phân. 
D. cặp nhiễm sắc thể XX không phân li trong giảm phân. 
Câu 47: Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử. 
A. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích 
nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác. 
B. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích 
nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể ban đầu. 
C. cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác 
định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới cách li địa lí với quần 
thể ban đầu. 
D. dưới tác dụng của môi trường hoặc do những đột biến ngẫu nhiên, tạo 
ra những quần thể mới cách li với quần thể gốc. 
Câu 48: Theo thuyết tiến hoá hiện đại, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò 
A. sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích 
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. 
B. tạo ra các kiểu gen thích nghi mà không đóng vai trò sàng lọc và giữ 
lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi. 
C. vừa giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi vừa 
tạo ra các kiểu gen thích nghi. 
D. tạo ra kiểu gen thích nghi từ đó tạo ra các cá thể có kiểu gen quy định 
kiểu hình thich nghi. 
Câu 49: Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không 
tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ 
hoặc đối kháng là hiện tượng 
A. khống chế sinh học. B. ức chế cảm nhiễm 
C. hiệu quả nhóm D. tăng trưởng của quần thể. 
Câu 50: Chu trình cacbon trong sinh quyển là quá trình 
A. phân giải mùn bã hữu cơ trong đất 
B. tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. 
C. tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái. 
D. tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. 
B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) 
Câu 51: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các 
axit amin trong chuỗi polypeptit (trong trường hợp gen không có đoạn 
intrôn)? 
A. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu). 
B. Mất ba cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc. 
C. Thay thế một cặp nuclêôtit. 
D. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu. 
Câu 52: Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là 
không đúng? 
A. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. 
B. Các đột biến trội gây chết có thể được truyền cho thế hệ sau qua các 
các thể có kiểu gen dị hợp tử. 
C. Chỉ có các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới 
được di truyền cho các thế hệ sau. 
D. Đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật 
có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại. 
Câu 53: Khi lai hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn không có tua cuốn và hạt nhăn có 
tua cuốn với nhau đều được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Sau đó cho F1 
giao phấn với nhau, cho rằng hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên 
cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và liên kết hoàn toàn 
với nhau thì ở F2 ó tỉ lệ phân li kiểu hình là 
A. 1 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. 
B. 1 hạt trơn, không có tua cuốn : 2 hạt trơn, có tua cuốn : 1 hạt nhăn, có 
tua cuốn. 
C. 9 hạt trơn, có tua cuốn : 3 hạt nhăn, không có tua cuốn : 3 hạt trơn, có 
tua cuốn : 1 hạt nhăn, không có tua cuốn. 
D. 3 hạt trơn, có tua cuốn :1 hạt nhăn, không có tua cuốn. 
Câu 54: Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai 
nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1? 
A. Aabb x aaBb B. AaBb x aaBb 
C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb 
Câu 55: Khâu nào sau đây không có trong kĩ thuật cấy truyền phôi? 
A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển 
thành một phôi riêng biệt. 
B. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân ra thành nhiều phần nhỏ rồi 
lại chuyển vào hợp tử. 
C. Phối hợp hay nhiều phôi thành một thể khảm. 
D. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi khi mới phát triển 
theo hướng có lợi cho con người. 
Câu 56: Ở người, tính trạng tóc quăn do gen trội A, tóc thẳng do alen lặn a nằm 
trên nhiễm sắc thể thường quy định; còn bệnh mù màu đỏ – lục do gen lặn 
m chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên. Bố và mẹ tóc quăn, mắt 
bình thường, sinh một con trai tóc thẳng, mù màu đỏ – lục. Kiểu gen của 
người mẹ là 
A. AaXMXM B. AAXMXm 
C. AaXMXm D. AAXMXM 
Câu 57: Vai trò chính của đột biến đối với quá trình tiến hoá của sinh vật là 
A. tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá, làm cho mỗi 
loại tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú. 
B. làm thay đổi cấu trúc di truyền ở quần thể, trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm 
dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ. 
C. hình thành nên vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho 
quá trình tiến hoá. 
D. tạo ra nhiều alen đột biến, làm thay đổi tính trạng của sinh vật theo 
hướng thích nghi với môi trường sống. 
Câu 58: Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên 
A. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. 
B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. 
C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. 
D. là nhân tố làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. 
Câu 59: Các loài sinh vật sống trong rừng Cúc Phương được gọi là 
A. quần xã sinh vật B. nhóm sinh vật dị dưỡng 
C. các quần thể thực vật D. nhóm sinh vật phân giải 
Câu 60: Trong một hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau 
đây giữa các loài sinh vật? 
A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật. 
B. Quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật. 
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. 
D. Quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật. 
ĐÁP ÁN 
Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA Câu ĐA 
1 C 16 B 31 C 46 D 
2 B 17 D 32 B 47 B 
3 B 18 A 33 A 48 A 
4 C 19 C 34 B 49 A 
5 A 20 A 35 B 50 D 
6 A 21 A 36 A 51 A 
7 D 22 D 37 C 52 B 
8 B 23 A 38 B 53 B 
9 B 24 B 39 D 54 A 
10 C 25 A 40 D 55 B 
11 C 26 A 41 A 56 C 
12 A 27 C 42 A 57 A 
13 B 28 C 43 C 58 D 
14 A 29 D 44 A 59 A 
15 D 30 A 45 B 60 A 
Nguồn: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT). 
Hướng dẫn: Trung tâm Luyện thi Vĩnh Viễn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde on sinh DH.pdf