Câu 1 (2 điểm):
Nêu những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp.
Câu 2 (3 điểm):
“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” (Xi-xê-rông, nhà triết học La Mã cổ đại).
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 3 (5 điểm):
Anh, chị hãy phân tích tình huống truyện để làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt.
ĐỀ THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG NĂM 2009 MÔN : VĂN (180 phút) Biên soạn và hướng dẫn: Thầy Hoàng Phong Tuấn -------------------------------------------------- ĐỀ SỐ 4 Mục tiêu: Giúp học sinh ôn thi đại học Mô tả: Đề thi theo cấu trúc mới nhất của Bộ GDĐT năm 2009 Đối tượng... Học sinh lớp 12 và LTĐH Sơ lược nội dung: Phân tích giá trị nhân đạo "Vợ Nhặt", NLXH về "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động". -------------------------------------------------- Câu 1 (2 điểm): Nêu những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp. Câu 2 (3 điểm): “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” (Xi-xê-rông, nhà triết học La Mã cổ đại). Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. Câu 3 (5 điểm): Anh, chị hãy phân tích tình huống truyện để làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt. ---------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1965. Sinh ra và lớn lên ở vùng thảo nguyên sông Đông, ông tham gia cách mạng từ sớm, làm nhiều nghề và tự học. Trong thời gia chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, ông làm phóng viên chiến trường cho báo Sự thật. Những tác phẩm tiêu biểu: tập “Truyện sông Đông”, bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”, truyện ngắn “Số phận con người”. Câu 2: - Giải thích ý nghĩa câu nói: đức hạnh là đạo đức, nhân cách; hành động là việc làm cụ thể; đức hạnh và hành động gắn bó chặt chẽ. Đức hạnh là nền tảng, hành động là biểu hiện ra bên ngoài. - Phân tích, chứng minh: Con người phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhưng phải thể hiện đạo đức, nhân cách bằng những hành động cụ thể, có ý nghĩa. Cho những ví dụ cho thấy đức hạnh thể hiện qua hành động. - Bình luận ý nghĩa giáo dục: mỗi người phải rèn luyện và thể hiện đức hạnh bằng hành động cụ thể: trong gia đình, ngoài xã hội, với bản thân, với người khác. Không hành động cũng là một loại hành động: từ chối làm những gì xấu xa. Câu 3: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tình huống. Thân bài: - Khái niệm tình huống: là sự kiện, sự việc xảy ra thể hiện tính cách, phẩm chất của nhân vật. Tình huống là yếu tố quan trọng của truyện ngắn, - Mô tả tình huống truyện Vợ nhặt: hoàn cảnh đói kém, hành động của Tràng, thái độ của các nhân vật. - Bình luận về ý nghĩa của tình huống: cho thấy số phận, hoàn cảnh của người vợ nhặt, phẩm chất của Tràng, tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ. - Bình luận về giá trị nhân đạo của tác phẩm. - Nghệ thuật đặc sắc của tình huống: sự tương phản giữa hoàn cảnh và sự lựa chọn của nhân vật; tương phản giữa ngoại hình và hành động Kết bài: Đánh giá, khẳng định tư tưởng nhân đạo, nhân văn của Kim Lân.
Tài liệu đính kèm: