1). Trong tế bào có những nguyên tố chủ yếu nào?
A. Cacbon, hiđrô, phôtpho, ôxi. B. Cacbon, hiđro, canxi, ôxi.
C. Cacbon, phôtpho, canxi, ôxi. D. Cacbon, hiđrô, nitơ, ôxi.
2). Các cấp tổ chức sống cơ bản của của thế giới sống là:
A. Tế bào, bào quan, cơ thể, hệ cơ quan, quần thể, quần xã.
B. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể.
C. Tế bào,cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.
D. Phân tử, đại phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan.
3). Giới thực vật gồm những nghành sau:
A. Rêu, tảo, hạt trần, hạt kín. B. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín.
C. Nấm, quyết, hạt trần, hạt kín. D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.
4). Màng sinh chất có vai trò:
A. Tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ tế bào.
B. Giúp điều hoà các thành phần bên trong tế bào.
C. Vách ngăn giữa bbên trong và bên ngoài tế bào.
D. Cả a và b đều đúng
5). Glicôprôtêin có chức năng gì?
A. Cho các chất phân cực và tích điện ra vào màng tế bào.
B. Tạo nên sự ổn định cấu trúc màng.
C. Là "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào.
D. Cho các chất tan trong dầu mỡ (không phân cực ) đi qua.
Trường THPT Lê Hồng Phong ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I Đề thi chính thức MÔN : SINH HỌC LỚP 10 (BAN CƠ BẢN) Thời gian : 45 phút. ( Hãy chọn câu đúng nhất:) 1). Trong tế bào có những nguyên tố chủ yếu nào? A. Cacbon, hiđrô, phôtpho, ôxi. B. Cacbon, hiđro, canxi, ôxi. C. Cacbon, phôtpho, canxi, ôxi. D. Cacbon, hiđrô, nitơ, ôxi. 2). Các cấp tổ chức sống cơ bản của của thế giới sống là: A. Tế bào, bào quan, cơ thể, hệ cơ quan, quần thể, quần xã. B. Tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể. C. Tế bào,cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. D. Phân tử, đại phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan. 3). Giới thực vật gồm những nghành sau: A. Rêu, tảo, hạt trần, hạt kín. B. Tảo, quyết, hạt trần, hạt kín. C. Nấm, quyết, hạt trần, hạt kín. D. Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín. 4). Màng sinh chất có vai trò: A. Tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ tế bào. B. Giúp điều hoà các thành phần bên trong tế bào. C. Vách ngăn giữa bbên trong và bên ngoài tế bào. D. Cả a và b đều đúng 5). Glicôprôtêin có chức năng gì? A. Cho các chất phân cực và tích điện ra vào màng tế bào. B. Tạo nên sự ổn định cấu trúc màng. C. Là "dấu chuẩn" đặc trưng cho từng loại tế bào. D. Cho các chất tan trong dầu mỡ (không phân cực ) đi qua. 6). Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của thế giới sống là vì : A. Tế bào là thành phần không thể thiếu được trong cơ thể. B. Tất cả các cơ thể được cấu tạo từ tế bào. C. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cơ thể. D. Tế bào có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của sự sống. 7). ADN khác ARN ở chổ: A. Đều có 4 loại nuclêôtit. B. Đều có ba thành phần . C. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Có cấu tạo bởi hai chuỗi ppôlinuclêôtit. 8). Nồng độ cơ chất ảnh hưởng đến hoạt động của enzim là được thể hiện: A. Nhiều hoặc quá nhiều cơ chất làm enzim hoạt động mạnh hoặc kkìm hãm. B. Ít cơ chất enzim không hoạt động đước. C. Nhiều cơ chất enzim hoạt động mạnh. D. Quá nhiều cơ chất sẽ kìm hãm sự hoạt động của enzim. 9). Thành tế bào có chức năng: A. Là nơi thực hiện sự trao đổi chất của tế bào. B. Điều khiển mọi hoạt động của tế bào. C. Chứa thông tin di truyền. D. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. 10). Tế bào nào trong cơ thể người có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào bạch cầu. D. Tế bào cơ. 11). Trao đổi chất có các quá trình cơ bản là: A. Tổng hợp và phân giải chất hửu cơ. B. Tích lũy và giải phóng năng lượng. C. Lấy vào và thải ra các chất. D. Đồng hóa và dị hóa. 12). Năng lượng trong tế bào tồn tại ở trạng thái nào sau đây? A. Động năng. B. Quang năng. C. Nhiệt năng. D. Điện năng. 13). Loại tế bào nào có nhiều lizôxôm? A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào thần kinh. 14). Nguyên tắc bổ sung là: A. Ađênin của mạch đơn này được bổ sung với timin của mạch đơn kia. B. Là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric trên mạch kép của phân tử ADN. C. Guanin của mạch đơn này được bổ sung với xitôzin của mạch đơn kia. D. Cả a, b và c đều đúng. 15). Nước có vai trò là gì? A. Điều hoà nhiệt độ cơ thể. B. Là môi trường khuếch tán, tham gia các phản ứng. C. Là dung môi hoà tan các chất D. Cả 3 ý trên. 16). Các loài sinh vật mặc dù khác nhau nhưng chúng vẫn có những đặc điểm chung là vì: A. Chúng sống trong những môi trường giống nhau. B. Chúng đều có chung một tổ tiên. C. Chúng đều được cấu tạo từ một tế bào. D. Đều có khả năng sinh sản. 17). Tế bào có các bộ phận cơ bản là: A. Màng sinh chất. B. Tế bào chất. C. Nhân hoặc vùng nhân. D. Cả ba ý trên. 18). Yêú tố nào quy định cấu trúc bậc một của prôtêin? A. Số lượng của các axít amin. B. Số lượng và trình tự sắp xếp các axít amin C. Độ bền của các liên kết peptit. D. Trình tự sắp xếp các axít amin. 19). Các phân tử nào dưới đây được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân? A. ADN, prôtêin, cácbohiđrat. B. ADN, lipit, cacbohiđrat. C. ADN, prôtêin, lipit. D. Prôtêin, lipit, cácbohiđrat. 20). Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở: A. Thực vật, tảo. B. Thực vật , ở một số vi khuẩn. C. Tảo, ở một số vi khuẩn. D. Thực vật , tảo , một số vi khuẩn. 21). Các bào quan có trong chất tế bào của tế bào nhân sơ là: A. Ti thể. B. Thể gôngi. C. Mạng lưới nội chất. D. Ribôxôm. 22). Prôtêin có thể bị biến tính do: A. Sự có mặt của CO2. B. Sự có mặt của O2 C. Nhiệt độ. D. Liên kết phân cực của các phân tử nước. 23). Kiểu vận chuyển khuếch tán qua kênh là: A. Là trường hợp các chất tan khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. B. Là sự vận chuyển các chất ngược chiều nồng độ , cần tiêu tốn năng lượng. C. Là sự thẩm thấu của các phân tử nước qua màng. D. Là trường hợp các chất đước đưa ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng tế bào. 24). Sự đa dạng của prôtêin được quy định bởi: A. Số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin. B. Có liên kết peptit. C. Nhóm amin của các axit amin. D. Nhóm R- axit amin 25). Hãy khoanh tròn chữ cái cho câu sai: A. Nhân con là trung tâm điều hành và giám sát mọi hoạt động của tế bào. B. Trong nhân con diễn ra quá trình phiên mã để tổng hợp các dạng ARN. C. Trong nhân con diễn ra quá trình dịch mã để tổng hợp prôtêin. D. Nhân con chứa NST, là tổ chức chứa vật chất mang thông tin di truyền của cơ thể. 26). Hêmôglôbin có vai trò gì? A. Làm vật liệu cấu tạo. B. Chuyên chở O2 và CO2 C. Bảo vệ cơ thể. D. Co cơ. 27). Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá năng lượng là: A. Sắc lạp và bạch lạp. B. Ti thể và sắc lạp. C. Ti thể và bạch lạp. D. Ti thể và lục lạp. 28). Ti thể có chức năng gì? A. Thực hiện quá trình hô hấp tế bào. B. Thực hiện quá trình quang hợp. C. Tiêu hóa nội bào và phân hủy tế bào già. D. Tổng hợp prôtêin. 29). Chức năng của ADN là: A. Mang thông tin di truyền. B. Truyền đạt thông tin di truyền. C. Phiên mã cho ra các ARN. D. Cả a, b và c đều đúng. 30). Các nguyên tố chủ yếu có vai trò trong tế bào: A. Truyền đạt thông tin di truyền. B. Tham gia vào các hoạt động sống. C. Tham gia tạo nên enzim. D. Cấu tạo nên các chất hữu cơ của tế bào. 31). Loài sinh vật là gì? A. Tập hợp nhiều bộ thân thuộc. B.Tập hợp nhiều chi thân thuộc. C. Tập hợp nhiều cá thể thân thuộc. D. Tập hợp nhiều loài thân thuộc. 32). Bản chất của enzim là: A. Glicôpôtêin B. Prôtêin. C. Lipit. D. Cacbohiđrat. 33). Lưới nội chất trơn có chức năng gì? A. Vận chuyển và tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau. B. Tham gia sự hình thành thoi phân bào. C. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại tế bào. D. Tổng hợp prôtêin. 34). Một đoạn phân tử ADN có1200 nuclêôtit thì có chiều dài bằng bao nhiêu? A. 5100AO B. 4080AO C. 3020AO D. 2040AO 35). Kiểu vận chuyển các chất qua màng tế bào nào sau đây là kiểu vận chuyển chủ động? A. Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. B. Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. C. Khuếch tán từ nơi có nồng cao đến nơi có nồng độ thấp. D. Thực hiện nhờ máy bơm ( prôtêin vận chuyển). 36). Giới nguyên sinh gồm những tập hợp sau: A. Trùng lông, thuỷ tức, tảo nâu, nấm nhày. B. Trùng lông, thuỷ tức, tảo nâu, tảo đỏ. C. Thuỷ tức, tảo nâu, tảo đó, nấm nhày. D. Trùng amip, trùng roi, tảo đỏ, nấm nhày. 37). Một nuclêôtít được cấu tạo : A. Axitphốtphoric. B. Đường. C. Bazơ nitríc. D. Cả a, b và c. 38). ARN có chức năng là: A. Có chức năng xúc tác sinh học. B. Là vật chất mang thông tin di truyền ở một số loại tảo. C. Dịch mã tạo nên các prôtêin đặc thù. D. Cả a,b và c đều đúng. 39). Nghành sinh vật là gì? A. Tập hợp nhiều lớp thân thuộc. B. Tập hợp nhiều chi thân thuộc. C. Tập hợp nhiều họ thân thuộc D. Tập hợp nhiều bộ thân thuộc. 40). Những chất cấu tạo nên thành tế bào nhân sơ là: A. Kitin. B. Peptiđôglican. C. Xenlulôzơ. D. Prôtêin. **************** HẾT ************** ĐÁP ÁN ĐỀ SINH HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN CÂU ĐÁP ÁN CÂU ĐÁP ÁN câu 1 D câu 21 D câu 2 C câu 22 C câu 3 D câu 23 A câu 4 D câu 24 A câu 5 C câu 25 C câu 6 D câu 26 B câu 7 D câu 27 D câu 8 A câu 28 A câu 9 D câu 29 D câu 10 C câu 30 D câu 11 D câu 31 C câu 12 A câu 32 B câu 13 A câu 33 C câu 14 D câu 34 D câu 15 D câu 35 D câu 16 C câu 36 D câu 17 D câu 37 D câu 18 B câu 38 C câu 19 A câu 39 A câu 20 D câu 40 B
Tài liệu đính kèm: