Đề thi học kỳ I môn : Văn học năm học : 2006 - 2007

Đề thi học kỳ I môn : Văn học năm học : 2006 - 2007

1- Trong tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, hình ảnh nào là biểu tượng của khát vọng ra đi đến với ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật:

 a- Tây Bắc b- Con tàu c- Vầng Trăng

 d- “Vàng ta đau trong lửa”

 2- Đây là nhân vật nào?

 Cô có một sự chuyển biến căn bản trong số phận và trong cách nhìn, trong thái độ đối cuộc sống và đối với mọi người nhờ môi trường tốt đẹp, lành mạnh.

 a- Mị b- Nhân vật người “ vợ nhặt”

 c- Đào d- Chị Dậu

 3- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh là:

 a- Văn nghệ là vũ khí đấu tranh cách mạng.

 b- Văn nghệ lấy quần chúng nhân dân làm đối tượng phục vụ.

 c- Văn nghệ phải có tính chân thật.

 d- Tất cả các phương án trên .

 

doc 9 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn : Văn học năm học : 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT ĐẮC LẮC 
Trường THPT BC Lê Hữu Trác.	
ĐỀ THI HỌC KỲ I
	Môn : VĂN HỌC
	Năm học : 2006-2007
 ( Thời gian : 90 phút )
I- Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) 
	1- Trong tác phẩm Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, hình ảnh nào là biểu tượng của khát vọng ra đi đến với ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật:
	a- Tây Bắc 	b- Con tàu	c- Vầng Trăng	
	d- “Vàng ta đau trong lửa”
	2- Đây là nhân vật nào?
	Cô có một sự chuyển biến căn bản trong số phận và trong cách nhìn, trong thái độ đối cuộc sống và đối với mọi người nhờ môi trường tốt đẹp, lành mạnh.
	a- Mị 	b- Nhân vật người “ vợ nhặt”
	c- Đào	d- Chị Dậu
	3- Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh là:
	a- Văn nghệ là vũ khí đấu tranh cách mạng.
	b- Văn nghệ lấy quần chúng nhân dân làm đối tượng phục vụ.
	c- Văn nghệ phải có tính chân thật.
	d- Tất cả các phương án trên .
	4- “Bộc lộ tư duy sắc sảo; gắn lý luận với thực tiễn; giàu tính luận chiến; vận dụng nhiều phương thức biểu hiện”- Đây là phong cách sáng tác của Bác ở thể loại:
	a- Văn chính luận b- Truyện và ký	c- Thơ ca	d- Kịch
	5- Tác phẩm nào trong các tác phẩm sau đây không thuộc thể loại truyện và ký trong sáng tác của Bác:
	a- Vi hành
	b- Bản án chế độ thực dân Pháp
	c- Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu
	d- Con rùa
	6- Nhận định nào sau đây diễn tả đúng tâm trạng người ra đi trong 2 câu thơ: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại
	 Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy” 
Buồn vì phải ra đi
Quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn
Lý trí và tình cảm chưa hòa quyện với nhau.
Tâm trạng lo lắng, xốn xang.
	7- Những câu thơ nào được lấy từ hình ảnh thực sau: “Tôi luôn thấy các anh mình mẩy đầy bùn, những khi nhảy lên mặt đất các anh hiện ra chói lòa trong ánh nắng”
	a- “Áo bào thay chiếu anh về đất”
	b- “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
	 Khi ta đi đất ñaõ hóa tâm hồn”
	c- “Con bắt đầu xuất kích
	 Trại giaëc bắt đầu run trong sương”
d-“Nước Việt Nam từ trong máu lửa
	 Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
	8 – Tác phẩm nào sau đây đổi tên là “Đôi mắt”:
	a- Nhật ký ở rừng.
	b- Đôi lứa xứng đôi
	c- Tiên sư thằng Tào Tháo
	d- Con chó xấu xí.
	9- Đây là trường hợp trong tác phẩm nào: “Quá 12 giờ đêm, tôi thắp sáng đèn dầu sở ngồi viết. Viết một mạch, có lúc cảm xúc rào lên mạnh, chỉ sợ viết không kịp với cảm xúc ” 
	a- Tâm tư trong tù
	b- Tây Tiến
	c- Các vị La Hán chùa Tây Phương
	d- Bên kia sông Đuống.
	10- Nhân vật nữ nào sau đây sống như một cái xác không hồn, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”:
	a- Chị Dậu 	( Chị Dậu- Ngô Tất Tố)
	b- Nguời “ vợ nhặt” (Vợ nhặt- Kim Lân)
	c- Mị	( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài)
	d- Đào	( Mùa lạc- Nguyễn Khải)
	11- Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài đã thông cảm sâu sắc đối với số phận của người nông dân miền núi, khẳng định bản chất tốt đẹp của họ, bênh vực họ ,v.v. Điều này thể hiện:
	a- Tinh thần nhân đạo
	b- Tinh thần yêu nước
	c- Tình yêu thiên nhiên
	d- Tình yêu cái đẹp.
	12- Đoạn văn sau đây tả nhân vật nữ nào: “Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gày sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”:
	a- Thị Nở 	(Chí Phèo- Nam Cao)
	b- Người “vợ nhặt”	(Vợ nhặt- Kim Lân)
	c- Chị Dậu	( Chị Dậu- Ngô Tất Tố)
	d- Đào	( Mùa lạc- Nguyễn Khải)
	13- Tâm trạng bà cụ Tứ khi thấy Tràng- con bà “nhặt” một người đàn bà về làm vợ, bà: 
	a- Lo lắng
	b- Mừng
	c- Tủi
	d- Tất cả các phương án trên.
	14- Trong những tập thơ sau, tập thơ nào không phải của Tố Hữu:
	a- Từ ấy.
	b- Việt Bắc
	c- Ánh sáng và phù sa
	d- Máu và Hoa
	15- “Đây là một bài thơ có sự kết hợp hài hòa giũa chất thơ, chất nhạc, hội họa và được viết bắng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng ” là nhận định về tác phẩm nào ?
	a- Đất nước ( Nguyễn Đình Thi)	
b- Các vị La Hán chùa Tây Phương( Huy Cận)
	c- Đồng chí ( Chính Hữu)
	d- Tây Tiến (Quang Dũng)
	16- Bài thơ “ Các vị La Hán chùa Tây Phương” thuộc chủ đề:
	a- Thân phận con người trong xã hội cũ
	b- Chủ đề đất nước
	c- Chủ đề chủ nghĩa anh hùng.
	d- Chủ đề con người quần chúng.
	17- Đây là tác phẩm “thể hiện cách nhìn lệch lạc và lối sống vị kỷ của người trí thức đứng bên lề cuộc sống, cuộc kháng chiến và chân thành biểu dương một mẫu người trí thức dấn thân hòa nhập với quần chúng lao động trong cuộc chiến đấu chung của dân tộc”.
	a- Vợ nhặt	 b- Đời thừa c- Đôi mắt	d- Tiếng hát con tàu	
	18- Đây là nhận định về tác phẩm nào: “.đậm đà màu sắc dân tộc, những bức tranh thiên nhiên vùng cao Tây Bắc được miêu tả nên thơ, sinh động. Những cảnh sinh hoạt, phong tục, tập quán của đồng bào miền núi được xây dựng chân thực và gợi cảm”.
	a- Tây Tiến b- Mùa lạc c- Vợ chồng A Phủ d- Việt Bắc	
	19- Cảm hứng của tác phẩm “Mùa lạc” ( Nguyễn Khải) là: 
	a- Cảm hứng về sự hồi sinh của những cuộc đời bất hạnh, những thân phận bế tắc trong quan hệ xã hội mới tốt đẹp
	b- Cảm hứng về sự thương yêu , đùm bọc, tình nhân ái đã giúp con người vượt qua cái chết
	c- Cảm hứng về tinh thần tương thân tương ái của những người cùng cảnh ngộ.
	d- Cảm hứng về vẻ đẹp đất nước
	20- “  chỉ có thơ khi thi sĩ mở rộng lòng đón lấy những vang động của cuộc đời, khi nhà thơ biết hóa thân, hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn” là quan niệm trong tác phẩm:
	a- Đôi mắt	 b- Đời thừa c- Tiếng hát con tàu	 d- Đất nước	21- Tâm trạng được miêu tả theo diễn biến từ ngạc nhiên đến xót thương, lo lắng, vui buồn lẫn lộn là tâm trạng của nhân vật:
	a- Đào ( Mùa lạc)	b- Mị ( Vợ chồng A Phủ)
	c- Thị Nở ( Chí Phèo)	d- Bà cụ Tứ ( Vợ nhặt).
22- Nhân vật Tràng ( Vợ nhặt- Kim Lân) đựơc miêu tả vài nét bề ngoài khá ấn tượng. Những chi tiết sau, chi tiết nào là của nhân vật Tràng:
	a- “ hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh”
	b- “ hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều”
	c- “Mặtsưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu”
	d-“ Vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy”.
23- Trong những nhận xét sau, hãy chọn một nhận xét chính xác và đầy đủ nhất về một phong cách thơ Huy Cận:
	a- Giàu tính triết lý.	b- Giọng thơ sôi nổi, rạo rực
	c- Sự gắn bó cảm xúc, suy tưởng triết lý trong thơ.
	d- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết, giàu tính dân tộc.
24- “ Nhà thơ lấy cảm hứng sáng tạo mới mẻ từ hiện thực và vẻ đẹp con người hăng say xây dựng cuộc sống mới”- là đặc điểm thơ ca giai đoạn nào?
	a- Trước Cách mạng tháng 8
	b- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
	c- Giai đoạn đầu xây dựng hòa bình, CNXH ( 1955-1965)
	d- Giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1965-1975).
25- “Tập trung miêu tả hình ảnh nhân dân trong kháng chiến , thể hiện chân thực và cảm động những tình cảm cao đẹp của con người, từ tình cảm quân dân đến tình đồng chí, đồng đội, từ tình cảm kính yêu lãnh tụ đến tình yêu quê hương đất nước” là đặc điểm thơ ca giai đoạn nào:
	a- Trước Cách mạng tháng 8
	b- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
	c- Giai đoạn đầu xây dựng hòa bình, CNXH ( 1955-1965)
	d- Giai đoạn chống Mĩ cứu nước (1965-1975).
26- Những tác phẩm nào trong tác phẩm sau viết về hiện thực cách mạng trước Cách mạng tháng Tám:
	a- Vỡ bờ	b- Đất nước đứng lên
	c- Chiếc lược ngà	d- Cao điểm cuối cùng.
	27 - Đây là tác phẩm nào ?
	“ Nỗi cô đơn vì bị ngăn cách với cuộc sống bên ngoài, bị giam hãm trong bốn bức tường xà lim chật hẹp tối tăm”.
	a- “ Nhật ký trong tù”	b- Tâm tư trong tù	c- Tiếng hát con tàu	d- Vội vàng
	28- Đây là tác phẩm nào ?
	Thể hiện “khát vọng tự do và sự tự chủ về tinh thần; một trí tuệ lớn , một tư tưởng lớn, một trái tim lớn và ý chí kiên định, nghị lực lớn lao, bền bỉ”.
	a- Nhật ký trong tù b- Vi hành. c- Tâm tư trong tù
	d- Bên kia sông Đuống
	29 - Đây là nhận định về tác phẩm nào ?
	“ Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước , yêu đồng bào, đồng chí thiết tha và nghị lực của một con người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.’
	a- Giải đi sớm( Tảo giải)	b- Chiều tối ( Mộ)	
	c- Cảnh chiều hôm( Vãn cảnh)
	d-Mới ra tù, tập leo núi.(Tân xuất ngục,học đăng sơn)
	30- Bài thơ “Tây tiến” được sáng tác năm nào?
	a- 1946	b- 1947	c- 1948	d- 1949
II-Phần tự luận: (7 điểm)
	Anh( chị) hãy phân tích sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị thể hiện trong cảnh ngộ từ khi cô bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài).
	ĐÁP ÁN
Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu10
b
c
d
a
b
c
d
c
d
c
Câu11
Câu12
Câu13
Câu14
Câu15
Câu16
Câu17
Câu18
Câu19
Câu20
a
b
d
c
d
a
c
c
a
c
Câu21
Câu22
Câu23
Câu24
Câu25
Câu26
Câu27
Câu28
Câu29
Câu30
d
b
c
c
b
a
b
a
d
c
Phần tự luận: (7 điểm)
	1, Yêu cầu về kỹ năng:
	- Biết cách phân tích nhân vật.
	-Biết làm bài văn nghị luận văn học.
	- Kết cấu bố cục chặt chẽ, rõ ràng.
	-Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt.
	- Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, sạch sẽ.
	2, Yêu cầu về kiến thức: Đảm bảo các ý sau:
	 a, Phần mở bài: (1 điểm)
	 - Giới thiệu khái quát về Tô Hoài, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
	 - Giới thiệu nhân vật Mị,
	 b, Phần thân bài:(5 điểm)
	 b1, Nêu được số phận khổ đau của nhân vật Mị:( 0,5 điểm)
	-Trước khi làm con dâu gạt nợ: Đẹp, yêu đời, khát khao sống, chăm chỉ, hiếu thảo.v.v.
	- Khi làm con dâu gạt nợ:	 Mị làm việc quần quật, bị đánh đập, bị tói đứng; bị đầu độc,áp chế về tinh thần.v.v. .
	- Cuộc sống khổ đau ở nhà thống lí Pá Tra đã biến Mị từ một cô gái yêu đời thành một con người vô cảm, mất hẳn ý niệm về thời gian, sống như một cái xác không hồn, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.
	 b2, Trong nhân vật Mị có hai mặt mâu thuẫn: (0,5 điểm)
	- Một mặt, do bị áp bức quá nặng nề, nên Mị sống âm thầm, cô độcnhư một cái xác không hồn.
	- Mặt khác, trong sâu thẳm con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt của một con người khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc. Sức sống ấy gặp ngoại cảnh thích hợp sẽ bùng lên cháy bỏng.
	 b3, Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị được thể hiện qua những chi tiết: (3 điểm)
	- Ý định tự tử : Đó là một thái độ phản kháng lại số phận của mình.
	- Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài: Tiếng sáo gọi bạn tình, không khí và vẻ đẹp của mùa xuân đã tác động đến Mị, đánh thức sức sống trong Mị. Lúc này Mị hành động như một kẻ tự do: Mị uống rượu, xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng, quấn lại tóc, với lấy váy hoaMị quên thực tại, sống với quá khứ, Mị ý thức được mình vẫn còn trẻ, Mị suy nghĩ về mối quan hệ giữa mình với A SửMị lại muốn chết,v.v. Qua đó, ta thấy đuợc sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị đã bùng lên mạnh mẽ, làm tiền đề cho những hành động phản kháng sau này.
	- Hành động cởi trói cho A Phủ:
Những đêm đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên, vô cảm.
Đến một đêm, Mị thấy “ Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”của A Phủ, Mị bắt đầu thương cảm. Mị thương người, thương mình.Và lòng thương người đã vượt lòng thương mình, Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ.
Giây phút “Mị đứng lặng trong bóng tối”, Mị đã quyết định chạy trốn theo A Phủ - cởi sợi dây trói vô hình cho cuộc đời mình- đây là giây phút ý nghĩa nhất trong cuộc đời cuả nhân vật, giây phút mà sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy một cách hoàn toàn.
b 4, Bình luận, đánh giá: (1 điểm)
 	- Hành động cởi trói cho A Phủ là một hành động bột phát. Nhưng đó là kết quả tất yếu, phù hợp với con người dám sống, dám hy si sinh như Mị. Và khi sức sống tiềm tàng trong con người Mị trỗi dậy đến đỉnh điểm, Mị không thể không tự giải thoát mình.
	 	- Trong nhân vật Mị đã có một sự giằng co giữa sự chấp nhận cuộc sống trâu ngựa và khao khát được sống như một con người. Khuất phục và phản kháng là hai mặt đối lập trong con người Mị. Và cuối cùng tinh thần phản kháng , khát vọng sống hạnh phúc, tự do đã chiến thắng.Nhân vật Mị là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ nghèo khổ dưới ách thống trị của bọn quan lại phong kiến ở miền núi phía bắc.
	-Nghệ thuật xây đựng nhân vật và miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc : Tiêu biểu như cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài: Vào đầu tác phẩm Tô Hoài viết: “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lícô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi cô ấy là vợ A Sử con trai thống lí Pá Tra”.Cách giới thiệu này cho người đọc một cảm nhận đầu tiên về nhân vật Mị, số phận của nhân vật chắc có gì éo le Hay khi miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân: Tác giả đã cho nhân vật sống giữa hai trạng thái: mê và tỉnh. Lúc mê, nhân vật được trở về với quá khứ, sống với niềm vui sướng của quá khứ. Lúc tỉnh,nhân vật đối diện với thực tại: bị trói đứng, thân thể đau nhức. Sự đan xen giữa hai trạng thái ấy đã làm nổi bật sự đau khổ trong số phận của nhân vật. Và càng làm tăng thêm sức mạnh phản kháng của nhân vật,v.v.
	 c, Phần kết bài:( 1 điểm)
	 - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật qua sức sống tiềm tàng.
	 - Khẳng định giá trị tác phẩm về nội dung và nghệ thuật.
 3, Các thang điểm:
	-Điểm 7: Đáp ứng những yêu cầu trên, bài viết có cảm xúc, có cảm nhận sâu sắc, dẫn chứng phong phú, chính xác.
	- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu trên, dẫn chứng chính xác, diễn đạt tương đối tốt, có thể mắc một số sai sót.
	- Điểm 3-4: Hiểu được yêu cầu cơ bản của đề. Phân tích còn vài lúng túng, thiếu một số ý, diễn đạt tạm được, có một số sai sót.
	- Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, chưa nắm chắc được tác phẩm. Phân tích sơ sài, diễn đạt kém, chữ viết cẩu thả, nhiều lỗi.
	- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc viết những vấn đề không liên quan đến yêu cầu của đề.
	Hết. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_BCLHT.doc