Đề thi học kì II – Năm học 2009 - 2010 đề lẻ

Đề thi học kì II – Năm học 2009 - 2010 đề lẻ

Câu 1(2điểm): Qua xây dựng hình tượng sóng trong bài thơ: “ Sóng” tác giả Xuân Quỳnh muốn diễn tả điều gì?

Câu 2: Anh \ chị hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu nói sau : “ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”

Câu 3 : Trong không khí cả nước đang vào trận chiến ác liệt , 1965 , nhà văn Nguyễn Trung Thành lại đưa người đọc đến với Tây Nguyên vào những ngày bi thương còn bị giặc khủng bố, kìm kẹp qua hình ảnh một ngôi làng nhỏ bé, hẻo lánh – làng XôMan. Qua những hiểu biết về tác phẩm : “ Rừng xà nu” và nhân vật trung tâm , Tnú, hãy phân tích những vẻ đẹp của nhân vật Tnú.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1323Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II – Năm học 2009 - 2010 đề lẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG THPT ÑAØ LOAN	 ÑEÀ THI HOÏC KÌ II – Naêm hoïc 2009 -2010 
Toå Vaên – Söû – Coâng daân. 	 Ñeà leû – Thôøi gian 150 phuùt	
Câu 1(2điểm): Qua xây dựng hình tượng sóng trong bài thơ: “ Sóng” tác giả Xuân Quỳnh muốn diễn tả điều gì? 
Câu 2: Anh \ chị hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ ) trình bày suy nghĩ của bản thân về câu nói sau : “ Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” 
Câu 3 : Trong không khí cả nước đang vào trận chiến ác liệt , 1965 , nhà văn Nguyễn Trung Thành lại đưa người đọc đến với Tây Nguyên vào những ngày bi thương còn bị giặc khủng bố, kìm kẹp qua hình ảnh một ngôi làng nhỏ bé, hẻo lánh – làng XôMan. Qua những hiểu biết về tác phẩm : “ Rừng xà nu” và nhân vật trung tâm , Tnú, hãy phân tích những vẻ đẹp của nhân vật Tnú. 
ĐÁP ÁN 
Câu 1: 
- Qua miêu tả hình tượng con sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em , bài thơ diễn tả :
+ Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy( 0.75đ)
+ Người phụ nữ muốn vượt qua thử thách của thời gian, sự hữu hạn cuả đời người( 0.75đ)
+ Tình yêu là tình cảm cao đẹp và hạnh phúc lớn lao của con người ( 0.5đ)
* Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu đầy đủ các ý nêu trên, diễn đạt rõ ràng mới được điểm tối đa.
Câu 2: 
a/ Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp 
b\ Yêu cầu về kiến thức: 
 Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được những ý chính sau:
Nêu được vấn đề nghị luận ( 0.25đ)
Bày tỏ quan điểm của mình về quan niệm trên: 
 + Con người luôn phải đối mặt với những ham muốn tầm thường, những khát khao thỏa mãn thú tính trong con người và để chiến thắng nó cần phải có một sự nỗ lực lớn lao và khát khao vươn tới hòan thiện nhân cách (1điểm). 
 + Không có bản lĩnh, không có khát khao vươn tới cái đẹp con người rất dễ buông xuôi, phụ thuộc hoàn cảnh. Cuộc sống trở lên vô nghĩa(1điểm)
 + Bài học nhận thức và hành động: không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để có hiểu biết sâu sắc về giá trị cuộc sống, để có nghị lực đấu tranh chống lại khát vọng , ham muốn tầm thường. Hiện tại gạt bỏ mọi ham muốn để vươn tới phía trước (0.5đ).
Câu 3: 
a.Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích một khía cạnh về mặt nội dung của tác phẩm tựu sự; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
b.Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: 
- Nêu vấn đề cần nghị luận (0.5đ)
- Khung cảnh làng Xôman trong những ngaỳ đau thương.(0.5đ)
- Những phẩm chất tiếu biểu của Tnú và cũng là của cộng đồng(3.5đ)
+ Gan góc, dũng cảm.
+ Trung thành với cách mạng.
+ Yêu thương, căm thù sâu sắc. 
+ Kiên cường ( trước nỗi đau thể xác và tinh thần) 
Đánh giá : Cách xây dựng nhân vật chân thực , sinh động, tạo không khí sử thi, ngôn ngữ đậm màu sắc Tây Nguyên, Tnú hình ảnh đại diện cho cộng đồng trong thời kì đau thương (0.5đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI TNTHPT- V_n.doc