Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những lớp nghĩa khác nhau trong truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy cho biết giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân).
SỞû GD & ĐT Tp. HCM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tổ NGỮ VĂN ******** ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2006 - 2007 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy nêu những lớp nghĩa khác nhau trong truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn. Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy cho biết giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân). Câu 3 (6 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau đây trong đoạn trích “Đất Nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm): Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó ----------Hết---------- ĐÁP ÁN Câu 1: Truyện ngắn “Thuốc” (Lỗ Tấn) có 3 lớp nghĩa: Vạch trần sự u mê, lạc hậu của những người tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người sẽ chữa khỏi bệnh lao (0,5 điểm) Đề cập đến một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa: phải tìm một thứ thuốc khác, chứ không thể dùng thứ thuốc cũ (thứ thuốc mà bố mẹ bé Thuyên đã trị bệnh cho nó) (0,5 điểm) Khẳng định: để cứu Trung Quốc, phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (như Hạ Du thời đó) (1 điểm) Câu 2: Giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân): Ca ngợi ông lái đò thành thạo, tài hoa trong nghề nghiệp (0,5 điểm) Ca ngợi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình ( 0,5 điểm) Thể hiện lòng yêu nước, yêu con người và yêu cuộc sống mới (1 điểm) Câu 3: Làm văn Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách phân tích tác phẩm trữ tình Biết làm bài nghị luận văn học Yêu cầu về kiến thức: Hiểu được tư tưởng cốt lõi của bài thơ là “Đất Nước của Nhân dân” Nắm vững chủ đề đoạn thơ cần phân tích: Đất Nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất và cũng bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi chúng ta Phân tích chi tiết: Đất Nước tồn tại trong lời kể của mẹ qua những câu chuyện cổ tích Đất Nước hình thành và trưởng thành trong tình cảm gia đình, trong quá trình đánh giặc ngoại xâm(miếng trầu, cây tre) Đất Nước phát triển trong đời sống văn hóa, lao động hàng ngày (tóc mẹ, gừng cay muối mặn, cái kèo cái cột, hạt gạo) Đánh giá nghệ thuật: Từ ngữ giản dị, gợi tả Thể thơ tự do như lời tâm sự Vận dụng sáng tạo văn học dân gian (truyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao) Từ Đất Nước luôn được viết hoa một cách trân trọng Các thang điểm: Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, cảm nhận sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ Điểm 3-4: Đáp ứng khoảng hai phần ba số ý trên, tỏ ra hiểu bài, biết cách phân tích thơ, có sai sót nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nội dung bài làm Điểm 1-2: Hiểu sai lệch về nội dung, kỹ năng phân tích yếu Điểm 00: Bỏ giấy trắng . /.
Tài liệu đính kèm: