Đề thi học kì I môn thi: Ngữ văn 7

Đề thi học kì I môn thi: Ngữ văn 7

Đề ra:

Câu1: (2đ)

Em hãy nêu những nội dung tư tưởng, tình cảm chính được biểu hiện trong các bài thơ sau đây:

 - Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt).

 - Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

 - Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

 - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn thi: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế	ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008 - 2009
Trường THCS & THPT Hồng Vân	Môn thi: Ngữ Văn 7	
	(Thời gian: 90’ Không kể thời gian phát đề)
Đề ra:
Câu1: (2đ)
Em hãy nêu những nội dung tư tưởng, tình cảm chính được biểu hiện trong các bài thơ sau đây: 
 - Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt).
 - Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).
 - Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).
 - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
Câu 2: (2đ)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“...Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có gì nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thi em bỗng tru tréo lên giận dữ”
 (Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài)
 a. Hãy tìm các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.
 b. Xác định câu trần thuật đơn có trong đoạn văn.
Câu 3: (6đ)
Hãy nêu cảm nghĩ về cây tre của quê hương em.
..........................................* ..........................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
NGỮ VĂN 7
Câu 1: (2đ)
 * Những nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện:
 - Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt): Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. (0,5đ)
 - Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan): Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. (0,5đ)
 - Cảnh khuya (Hồ Chí Minh): Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan (0,5đ).
 - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh): Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ (0,5đ).
Câu 2: (2đ)
 a. - Các đại từ: chúng tôi, tôi, nó, em (0,25đ).
 - Quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì (0,25đ).
 - Từ Hán Việt: quan tâm (0,5đ).
 b. Câu trần thuật đơn có trong đoạn văn: câu (1) và câu (2). (1đ)
Câu 3: (6đ)
* Dàn ý chi tiết:
 1.Mở bài: Giới thiệu khái quát về cây tre của quê hương em.
 2.Thân bài: Nêu đặc điểm về cây tre:
- Hình dáng...
- Là biểu tượng của dân tộc Việt Nam: Bền bỉ, kiên cường, chống chịu cho dù nắng mưa bão táp
- Bóng cây tre che chở cho con người khỏi nắng buổi trưa hè...
- Công dụng của tre: Trong cuộc sống hằng ngày, trong chiến đấu...
 3. Kết bài: Nêu tình cảm của mình đối với cây tre. 
 * Biểu điểm:
 - Điểm 5- 6: Bài làm đúng thể loại, chỉ ra được đối tượng biểu cảm. Nội dung phong phú, có cảm xúc, trình bày chặc chẽ, mạch lạc...
- Điếm 3 -4: Lời văn mạch lạc, rõ ràng, logic. Tuy nội dung bài làm thiếu phong phú.
- Điểm 1 -2: Bài làm có ý, tuy nội dung quá ngắn gọn, cách trình bày chưa chính xác và thiếu hấp dẫn. Bài văn còn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề

Tài liệu đính kèm:

  • docde kt.doc