Nội dung đề :
I- Phân chung( từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1) Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở đời con là:
A) 2/36.
B) 8/36.
C) 4/36.
D) 1/36.
Câu 2) Lai xa là hình thức lai
A) khác dòng.
B) khác giống.
C) khác loài.
D) khác thứ.
Sở Giáo dục-đào tạo Trà Vinh. ĐỀ THI HỌC KÌ I Trường THPT Duyên Hải. Môn Sinh12 Tổ Hóa – Sinh Thời gian 60 phút. Nội dung đề : I- Phân chung( từ câu 1 đến câu 32) Câu 1) Cho phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n). Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở đời con là: A) 2/36. B) 8/36. C) 4/36. D) 1/36. Câu 2) Lai xa là hình thức lai A) khác dòng. B) khác giống. C) khác loài. D) khác thứ. Câu 3) Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lý do chính là A) E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi. B) E.coli có cấu trúc đơn giản. C) E.coli có nhiều trong tự nhiên. D) trong tế bào E.coli có nhiều plasmit. Câu 4) Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là A) cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh. B) sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. C) sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. D) sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng. Câu 5) Tần số đột biến gen phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A) Loại tác nhân, liều lượng của tác nhân và độ bền vững của gen. B) Có sự du nhập đột biến từ quần thể khác sang. C) Độ phân tán của gen đột biến trong quần thể đó. D) Vai trò của gen đột biến trong quần thể đó. Câu 6) Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen? A) Tần số hoán vị gen được sử dụng để thiết lập bản đồ gen. B) Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. C) Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen. D) Hoán vị gen làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp. Câu 7) Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến? A) Sâu rau có màu xanh như lá rau. B) Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường. C) Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám. D) Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài. Câu 8) Thể dị bội là: A) cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó. B) biến đổi số lượng NST ở một vài cặp. C) giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST. D) một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào. Câu 9) Cho sơ đồ mô tả 1 dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFGH --------> ADCBEFGH (Các chữ cái biểu thị các gen trên NST). Đó là dạng đột biến: A) đảo đoạn. B) chuyển đoạn. C) lặp đoạn. D) mất đoạn. Câu 10) Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp? A) Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen. B) Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. C) Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản. D) Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. Câu 11) Vai trò của plasmit trong kỹ thuật cấy gen là A) enzim cắt nối. B) tế bào nhận. C) thể truyền. D) tế bào cho. Câu 12) Một gen quy định tổng hợp prôtêin có trình tự các axit amin như sau: Met - Gly - Glu - Thr - Lys - Val - Val - Pro -... Gen đó bị đột biến đã quy định tổng hợp prôtêin có trình tự các axit amin như sau: Met - Arg - Glu - Thr - Lys - Val - Val - Pro -... Đây là dạng nào của đột biến gen? A) Thêm cặp nuclêôtit hoặc thay thế cặp nuclêôtit. B) Đảo vị trí cặp nuclêôtit hoặc thay thế cặp nuclêôtit. C) Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. D) Mất cặp nuclêôtit hoặc thay thế cặp nuclêôtit. Câu 13) Hiện tượng ưu thế lai là A) con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao. B) con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có các đặc điểm tốt hơn. C) con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ. D) con lai F1 mang các gen đồng hợp tử lặn nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ. Câu 14) Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, giả sử ở một số tế bào có 1 cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly thì sẽ tạo ra các loại giao tử mang bộ NST là: A) (n-1), n và 2n. B) (n+1) và (n-1). C) (n+1+1) và (n-1-1). D) (n+1), (n-1) và n. Câu 15) Enzim được sử dụng để nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền, để tạo ADN tái tổ hợp là: A) pôlimeraza. B) lipaza. C) helicaza. D) ligaza. Câu 16) Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do A) cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc. B) côsinxin kích thích sự nhân đôi nhưng không phân ly của NST. C) cônsinxin ngăn cản khả năng tách đôi của các NST kép ở kỳ sau. D) cônsixin ngăn cản không cho thành lập màng tế bào. Câu 17) Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra: A) hội chứng Đao (Down). B) hội chứng Tơcnơ. C) bệnh ung thư máu. D) bệnh hồng cầu hình liềm. Câu 18) Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là A) p2AA : 2pqAa : q2aa. B) pAA : (p+q)Aa : qaa. C) p2AA : pqAa : q2aa. D) pAA : pqAa : qaa. Câu 19) . Một cơ thể có kiểu gen AabbCCDd phân li độc lập sẽ tạo ra số loại giao tử là: A) 8 B) 6 C) 2 D) 4 Câu 20) Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A) các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. B) các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C) các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. D) bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. Câu 21) Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp? A) aaBb B) AABb C) Aa BB D) AA bb Câu 22) Cacpêsenkô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ và cải bắp như thế nào? A) Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ. B) Lai cải bắp với cải củ được F1. Đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ. C) Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ. D) Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ. Câu 23) Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì A) các kiểu đồng hợp tử trội ngày càng chiếm ưu thế. B) tỷ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm dần, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần, gen lặn có hại được biểu hiện. C) các gen đột biến lặn có hại phát sinh ngày càng nhiều. D) tỷ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm dần. Câu 24) . Nhận định nào dưới đây không đúng? A) Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cá thể. B) Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản. C) Đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng. D) Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc làm giảm sức sống. Câu 25) Định nghĩa nào sau đây là đúng? A) Đột biến là những biến đổi về một hoặc một vài tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật. B) Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. C) Đột biến là những thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST. D) Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử(ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). Câu 26) Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do: A) hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ loài khác hoặc hợp tử tạo thành nhưng bị chết. B) chiều dài ống phấn loài này không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia. C) sự khác biệt về chu kỳ sinh sản và cơ quan sinh sản của hai loài khác nhau. D) bộ NST của 2 loài khác nhau gây trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử. Câu 27) . Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu trúc protein nhiều nhất? A) Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. B) Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc. C) Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. D) Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc. Câu 28) Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật A) chuyển một đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận. B) chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit. C) chuyển một gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E.coli. D) chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. Câu 29) Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A) làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. B) các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. C) các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. D) làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. Câu 30) Cho các đoạn nhiễm sắc thể sau: 1. ABCGFEDHI 2. ABCGFIHDE 3. ABHIFGCDE Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn trên ( Lấy đoạn 1 làm gốc) A) 1 à 3 à 2. B) 1 à 2 à 3. C) 2 à 1 à 3. D) 2 à 3 à 1. Câu 31) Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con đầu lòng bị bệnh máu khó đông là A) 12,5%. B) 50%. C) 100%. D) 25%. Câu 32) Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích? I. Aa x aa. II. Aa x Aa. III. AA x aa. IV. AA x Aa. V. aa x aa. Câu trả lời đúng là: A) II, III B) I, III C) I, V D) I,III, V II-Phần riêng: Theo chương trình chuẩn: ( từ câu 33 đế câu 40) Câu 33) Vai trò chủ yếu của các cơ chế cách li là: A) Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể của quần thể mới với quần thể gốc. B) Củng cố sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. C) Ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.x D) Thúc đẩy quá trình phân li tính trạng. Câu 34) Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng> A) Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình B) Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao. C) Lai hai dòng thuần chủng khác nhau về khu vực địa lí lsẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao D) Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao Câu 34) Ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm có tổ chức cao vì: A) Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu hình. B) Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là thích nghi ngày càng hợp lí. C) Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là tổ chức ngày càng cao. D) Hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú về kiểu gen. Câu 36) Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là A) quá trình giao phối. B) quá trình chọn lọc tự nhiên. C) quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. D) quá trình đột biến. Câu 37) Theo quan điểm của hiện đại đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là: A) Cá thể và quần thể. B) Quần thể C) Hệ sinh thái. D) Cá thể. Câu 38) Thể song nhị bội là cơ thể có các tế bào mang bộ nhiễm sắc thể: A) 2n. B) (n1 + n2). C) (2n1 + 2n2). D) 4n. Câu 39) Vai trò của quá trình giao phối: A) Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. B) Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa. C) Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. D) Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. Câu 40) Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ thành phần kiểu gen: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1 Tần số tương đối của alen A (pA) và alen a (qa ) là: A) pA= 0, 7; qa = 0,3 B) pA= 0,3; qa = 0,7 C) pA= 0,6; qa = 0,4 D) pA= qa = 0,5 Theo chương trình nâng cao: ( từ câu 41 đến câu 48 ) Câu 41) Ở người, thể dị bội có ba NST 21 sẽ gây ra A) hội chứng Đao. B) bệnh ung thư máu. C) hôị chứng mèo kêu. D) hội chứng Claiphentơ. Câu 42) Kết quả nào sau đây không phải của đột biến thay thế 1 cặp nuclêotit? A) Đột biến dịch khung. B) Đột biến đồng nghĩa. C) Đột biến vô nghĩa. D) Đột biến nhầm nghĩa. Câu 43) Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. B) Chân chuột chũi và chân dế dũi C) Cánh sâu bọ và cánh dơi. D) Mang cá và mang tôm Câu 44) Trong mối quan hệ giữa giống- kỹ thuật canh tác- năng suất cây trồng: A) giới hạn của năng suất phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. B) năng suất chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác mà ít phụ thuộc vào chất lượng giống. C) năng suất phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống, ít phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác. D) năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật canh tác. Câu 45) Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, giả sử tỉ lệ kiểu gen dị hợp (Aa) ở thế hệ xuất phát là 100%. Tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ I3 là: A) 87,5%. B) 25%. C) 56,25%. D) 43,75%. Câu 46) Ở lúa, A thân cao trội so với a thân thấp, B hạt dài trội so với b hạt tròn.Cho lúa F1 thân cao, hạt dài dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm 400 cây với 4 loại kiểu hình khác trong đó có 64 cây thân thấp, hạt gạo tròn. Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau. Tần số hoán vị gen là: A) 40%. B) 20%. C) 10%. D) 16%. Câu 47) Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen? I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit. II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào. III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit. Tổ hợp trả lời đúng là: A) II, I, III, IV. B) II,I, IV, III. C) I, II, III, IV. D) I, III, IV, II. Câu 48) Ở người nhóm máu do 3 gen alen IA , IB , i quy định: - Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IA IA , IAi. - Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB , IBi. - Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii . - Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu? A) IAi x IBi. B) IA IB x IA IB. C) IBi x IA IB. D) IAi x IA IB. ĐÁP ÁN 1A 2C 3A 4B 5A 6C 7A 8A 9A 10A 11C 12B 13A 14B 15D 16A 17C 18A 19D 20B 21D 22B 23B 24C 25D 26D 27B 28A 29D 30B 31B 32B 33C 34B 35B 36B 37A 38C 39D 40D 41A 42A 43A 44D 45D 46B 47B 48A
Tài liệu đính kèm: