Đề thi diễn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ văn 12

Đề thi diễn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ văn 12

I. Phần chung: (5 điểm)

 Câu 1: (2 điểm)

Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.

 Câu 2: (3 điểm)

 Em ơi Đất Nước là máu xương của mình

 Phải biết gắn bó và san sẻ

 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

 Làm nên Đất Nước muôn đời.

(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm,

Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)

 Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi diễn tập tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI DIỄN TẬP TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
MÔN: NGỮ VĂN
THỜI GIAN:150 PHÚT (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần chung: (5 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu.
 Câu 2: (3 điểm)
 Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất Nước – Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, 
Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008)
 Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
II. Phần riêng: (5 điểm)
 Câu 3a: Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân nghèo khổ này.
 Câu 3b: Theo chương trình Nâng cao (5 điểm)
 Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật bà Hiền trong truyện Một người Hà Nội của Nguyễn Khải.
ĐÁP ÁN
I. Phần chung: (5 điểm)
 Câu 1: (2 điểm)
 a) Yêu cầu về kiến thức:
 Cần nêu bật được các ý:
 - Về nội dung, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị:
 + Thơ Tố Hữu tập trung biểu hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn, nói cách khác là hướng tới cái ta chung.
 + Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
 + Giọng thơ mang đậm chất tâm tình, ngọt ngào.
 - Về nghệ thuật biểu hiện, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà:
 + Thể thơ đa dạng; đặc biệt thành công ở thể thơ truyền thống.
 + Ngôn ngữ thơ: thường dùng cách nói dân gian, phát huy tính nhạc trong thơ.
 b) Cách cho điểm:
 - Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1: Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 2: (3 điểm)
 a) Yêu cầu về kỹ năng:
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý sau:
 - Đất nước kết tinh, hoá thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở.
 - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lý giải khác nhau nhưng cần phải logíc, thuyết phục.
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 3: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 2: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
II. Phần riêng: (5 điểm)
 Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn: (5 điểm)
 a) Yêu cầu về kỹ năng:
 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi, diễn đạt lưu loát, kết cấu bài viết chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thiên truyện, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
 - Những biểu hiện tâm trạng của bà cụ Tứ khi thấy con trai mình có vợ: vừa mừng, vừa lo, mà sự lo lắng thì nhiều hơn cả vì bà cụ đã trải đời, đã biết thế nào là cái đói, cái nghèo.
 - Cùng với cái mừng, cái lo cũng là cái tủi với tâm trạng vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
 - Sự cảm thgông, tấm lòng thương xót của bà cụ dành cho người con dâu mới trong cảnh tủi cực.
 - Tâm trạng bà mẹ: phức tạp, đầy mâu thuẫn,...
 - Nghệ thuật thể hiện tâm trạng: chân thực, tinh tế.
 - Tấm lòng nhân hậu, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai ở người mẹ,...
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
 Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao: (5 điểm)
 a) Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc-hiểu để phân tích nhân vật văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức:
 Cần nêu được một số nội dung cơ bản sau:
 - Bà Hiền là một người phụ nữ Hà thành truyền thống được khẳng định trước hết ở bản lĩnh của một con người luôn dám là mình, luôn quyết định được những công việc hệ trọng của bản thân (lấy chồng, sinh con,...)
 - Là hiện thân của nét văn hoá truyền thống của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến (thể hiện phong thái, cách sống, ứng xử trong cuộc sống hằng ngày)
 - Nhận xét khái quát về nhân vật.
 - Bằng bút pháp hiện thực, tác giả xây dựng nhân vật sống động, phù hợp với thực tế.
 c) Cách cho điểm:
 - Điểm 5: Đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 3: Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt còn yếu.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_CT2.doc