Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)

Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)

Bài 1. Hiện tượng nào sau đây có thể xuất hiện từ kết quả gen phân li độc lập và tổ hợp tự do?

 A. Hạn chế số loại giao tử tạo ra.

B. Có nhiều gen biến dị tổ hợp ở con lai.

 C. Con lai ít có sự sai khác so với bố mẹ.

D. Kiểu gen được di truyền ổn định qua thế hệ.

 

doc 3 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 361Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi dành cho học sinh thi khối B môn Sinh học - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Së Gi¸o dôc & §µo t¹o Thanh Ho¸
Tr­êng THPT N«ng Cèng 2
§Ò thi dµnh cho häc sinh thi khèi B
§Ò sè 01
Ch­¬ng tr×nh Sinh häc 12
Chän ph­¬ng ¸n ®óng nhÊt trong c¸c bµi sau ®©y
Bài 1. Hiện tượng nào sau đây có thể xuất hiện từ kết quả gen phân li độc lập và tổ hợp tự do?
	A. Hạn chế số loại giao tử tạo ra.	B. Có nhiều gen biến dị tổ hợp ở con lai.
	C. Con lai ít có sự sai khác so với bố mẹ.	D. Kiểu gen được di truyền ổn định qua thế hệ.
Bài 2. Xét 2 cặp alen A, a và B, b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường đồng dạng khác nhau. Hãy cho biết Có thể có bao nhiêu kiểu gen dị hợp tử trong số cá kiểu gen nói trên? 
	A. 1.	B. 5.	C. 4. 	D.0.
Bài 3. Tỉ lệ kiểu hình nào sau đây của F2 chắc chắn được tạo ra từ cặp P thuần chủng về hai cặp gen tương phản? 
56,25% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 6,25 hoa trắng.
50% hoa hồng : 25% hoa đỏ : 25% hoa trắng.
75% hoa đỏ : 25% hoa trắng.
50% hoa đỏ : 37,5% hoa hồng : 12,5% hoa trắng.
Bài 4. Phát biểu nào sau đây đúng với kiểu gen Aa? 
	A. Thể dị hợp 2 cặp gen.	B. Thể đồng hợp.
	C. Thể dị hợp 1 cặp gen.	D. Thể thuần chủng.
Bài 5. Trường hợp trong tế bào của cơ thể sinh vật có 2 cặp NST, mỗi cặp tăng lên một chiếc gọi là
	A. thể tam nhiễm.	B. thể tam nhiễm kép.
	C. thể tứ nhiễm.	D. thể một nhiễm kép.
Bài 6. Đại Trung sinh cách đây 220 triệu năm, trong đó kỷ Tam điệp cách đây khoảng: 
	A. 220 triệu năm.	B. 150 triệu năm.	C. 175 triệu năm .	D. 120 triệu năm .
Bài 7. Ở đại Cổ sinh, nhóm lưỡng cư đầu cứng đã trở thành những bò sát đầu tiên, thích nghi hẳn với đời sống cạn là do chúng có đặc điểm
Đẻ trứng có vảy cứng, da có vảy sừng chịu được khí hậu khô.
Chiếm lĩnh hoàn toàn không trung.
C. Phổi và tim hoàn chỉnh hơn.	D. A và C.
Bài 8. Sự khác biệt trong bộ nhiễm sắc thể ở cơ thể lai xa đã dẫn đến kết quả 
	A. Khó giao phối với các cá thể khác.	B. Cơ thể lai xa bị bất thụ.
	C. Cơ thể lai xa thường có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường.
	D. Tất cả đều đúng.
Bài 9. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc kỉ thứ 3 của đại Tân sinh? 
	A. Cây hạt kín phát triển rất mạnh.	B. Bò sát khổng lổ bị tuyệt chủng.
	C. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì các dạng vượn người đã phân bố rộng.
	D. Có những thời kì băng hà rât mạnh xen lẫn với những thời kì khí hậu ấm áp.
Bài 10. Yếu tố để so sánh giữa các quần thể cùng loài là
	A. Mật độ và tỉ lệ nhóm tuổi của quần thể.	B. Khả năng sinh sản, tỉ lệ tử vong.
	C. Đặc điểm phân bố và khả năng thích ứng với môi trường.
	D. Tất cả các yếu tố trên.
Bài 11. Yếu tố cần và đủ để quy định tính đặc trưng của ADN là: 
	A. Số lượng nuclêôtit.	B. Thành phần các loại nuclêôtit.
	C. Trình tự phân bố các nuclêôtit.	D. Cả A và B.
Bài 12. Người hiện đại Crômanhôn có chiều cao: 
	A. 170 cm.	B. 120-140 cm.	C. 155-166 cm.	D. 180 cm.
Bài 13. Đặc điểm của kỉ phấn trắng: 
Cách đây 120 triệu năm, biển thu hẹp, khí hậu khô, các lớp mây mù trước đây tan đi.
Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh do thích nghi với khí hậu khô và ánh sáng gắt.
Cách đây 120 triệu năm, biển chiếm ưu thế, khí hậu thay đổi liên tục dẫn đến sự diệt vong hàng
 loạt của các loài động, thực vật.
Cả A và B.
Bài 14. Đặc điểm nào dưới đây của thuyết tiến hoá lớn là không đúng 
Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Làm hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Diễn ra trên một quy mô rộng lớn, qua thời gian địa chất rất dài.
Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ tuy nhiên vẫn có những nét riêng của nó.
Bài 15. Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt lục, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau: Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phối với cây mọc từ hạt lục, trơn cho hạt vàng, trơn và lục trơn với tỉ lệ 1:1, kiểu gen của 2 cây bố mẹ sẽ là: 
	A. Aabb x aabb.	B. AAbb x aaBB.	C. Aabb x aaBb.	D. Aabb x aaBB.
Bài 16. Sự đổi mới prôtêin là nhờ: 
	A. Điều kiện môi trường luôn thay đổi.	
	B. Các hợp chất hữu cơ mà cơ thể hấp thụ được qua thức ăn.
	C. Sự đổi mới dựa trên khuôn mẫu ADN qua cơ chế sao mã và dịch mã
	D. Tự prôtêin có khả năng tự đổi mới.
Bài 17. Theo Đacuyn chiều hướng tiến hoá của sinh giới là: 
	A. Ngày càng đa dạng, phong phú.	B. Thích nghi ngày càng hợp lí.
	C. Tổ chức ngày càng cao.	D. A, B, C.
Bài 18. Nhận định nào sau đây ĐÚNG với đột biến gen? 
	 A. Tác nhân lí hóa không tác động được lên tế bào sinh dục sơ khai.
	B. Đột biến gen lặn sẽ được biểu hiện ra ở kiểu hình của hợp tử. 
	C. Đột biến gen trội sẽ được biểu hiện ra ở kiểu hình của hợp tử.
	D. Cả 3 câu trên đều sai. 
Bài 19. Trong chọn lọc hàng loạt của các cây dược chọn sẽ được(R: gieo trồng riêng rẽ thành các dòng khác nhau; C: trộn lẫn để trồng vụ sau; T: cho tự thụ một cách chặt chẽ). Qua so sánh năng suất trung bình của(S: vụ sau so vơí giống ban đầu; D: giữa các dòng và so sánh với giống ban đầu) sẽ đánh giá được hiệu quả chọn lọc. . .
	A. R, D.	B. R; G.	C. C; S	.	D. T; D.
Bài 20. Gen D: quả dài, trội hoàn toàn so với gen d: quả ngắn. Gen N: hạt nâu, trội hoàn toàn so với gen n: hạt trắng . Hai cặp gen nói trên nằm cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Số kiểu gen dị hợp về hai cặp gen là: 
	A. 2 kiểu. 	B. 4 kiểu. 	C. 5 kiểu.	D. 8 kiểu 
Bài 21. Theo Kimura, sự tiến hoá sinh giới diễn ra bằng con đường củng cố ngẫu nhiên: 
A. Các biến dị có lợi.	B. Các đặc điểm thích nghi.
C. Các đột biến trung tính.	D. Đột biến và biến dị tổ hợp.
Bài 22. Giá trị của bản đồ di truyền trong thực tiễn 
	A. Cho phép dự đoán tính chất di truyền của các tính trạng mà các gen của chúng đã được xác lập trên bản đồ.	
	B. giảm thời gian chọn đôi giao phối trong công tác chọn giống, rút ngắn thời gian tạo giống 
C. Giúp tính tần số hoán vị giữa các gen không alen trên cùng cặp NST tương đồng. 
D. A và B đúng.
Bài 23. Bệnh mù màu đỏ lục di truyền theo qui luật
A. Di truyền tương tác gen. 	
B. Di truyền liên kết với giới tính, di truyền thẳng (gen trên NST Y).
C. Di truyền qua tế bào chất. 
D. Di truyền liên kết với giới tính, di truyền chéo (gen trên NST X). 
Bài 24. Theo Đacuyn chọn lọc tự nhiên (CLTN) trên một quy mô rộng lớn, lâu dài và quá trình phân li tính trạng sẽ dẫn tới: 
	A. Hình thành nhiều giống vật nuôi và cây trồnh mới trong mỗi loài. 
B. Sự hình thành nhiều loài mới từ một loài ban đầu thông qua nhiều dạng trung gian.
C. Vật nuôi và cây trồng thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người.
D. Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật .
Bài 25. Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối dẫn đến hậu quả nào sau đây? 
	A. Tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng 
B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình 
C. Làm tăng biến dị tổ hợp trong quần thể 
D. Tăng khả năng tiến hoá của quẩn thể 
Bài 26. Một tính trạng của môi trường được hình thành do: 
	A. Hoàn toàn do kiểu gen qui định. 	B. Hoàn toàn do ngoại cảnh qui định. 
C. Do tương tác giữa kiểu gen và môi trường. 	D. Cả ba khả năng trên đều có thể xảy ra. 
Bài 27. Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì: 
	A. Dễ chuẩn bị và xử lí mẫu.	B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát.
C. Dễ phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc.
D. Có nhiều tế bào đang ở thời kì phân chia.
Bài 28
I. Số đôi xương sườn 
II. Phương thức vận chuyển cơ thể 
III. Hình dạng cột sồng 
IV. Thời gian của chu kỳ kinh nguyệt 
V. Kích thước và khối lượng của não 
VI. Số lượng răng, đặc điểm của răng nanh và xương hàm. 
Những đặc điểm thể hiện sự giống nhau giữa người với vượn người là: 
A. I và IV.	B. II và III.	C. I và V.	D. II và V.
Bài 29. Phân tử prôtêin lớn nhất có chiều dài khoảng 
	A. 0,1 micrômet .	B. 1 micrômet.	C. 10 micrômet.	D. 0,001 micrômet.
Bài 30. Tế bào 2n mang kiểu gen Aa không hình thành thoi vô sắc trong nguyên phân dẫn đến tạo ra kiểu gen nào sau đây ở tế bào con? 
	A. AAAA.	B. aaaa.	C. AAaa.	D. Aaa.
Bài 31. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, bao gồm năm bước: 1. Sự phát sinh đột biến 2. Sự phát tán của đột biến qua giao phối 3. Sự chọn lọc các đột biến có lợi 4. Sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi và quần thề gốc 5. Hình thành loài mới Trình tự nào dưới đây của các bước nói trên là đúng: 
	A. 1; 2; 3; 4; 5.	B. 1; 3; 2; 4; 5.	C. 4; 1; 3; 2; 5.	D. 4; 1; 2; 3; 5.
Bài 32. Cơ sở di truyền học của quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là: 
	A. Tế bào của cơ thể lai khác loài chứa bộ nhiễm sắc thể(NST) của 2 loài bố mẹ nên cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ 
	B. Sự tứ bội hoá ở cơ thể lai xa sẽ làm cho tế bào sinh dục của nó giảm phân bình thường giúp cơ thể lai xa có khả năng sinh sản hữu tính. 
	C. Cơ thể lai xa thực hiện việc duy trì và phát triển nòi giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng 
D. Đa bội hoá làm tăng số lượng và hoạt động của vật liệudi truyền ở cơ thể lai dẫn đến những thay đổi lớn về kiểu gen và kiểu hình. 
Bài 33. Sự khác biệt giữa người Nêandectan và Crômanhôn thể hiện ở : 
	A. Chiều cao và thể tích hộp sọ.	B. Hình dạng hộp sọ.
C. Dáng đi.	D. A và B đều đúng. 
Bài 34. Mỗi axit amin trong phân tử prôtêin được mã lệnh hoá trên gen dưới dạng 
	A. Mã bộ 1.	B. Mã bộ 2.	C. Mã bộ 4.	D. Mã bộ 3.
Bài 35. Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là: 
	A. Ở cơ thể F1 dị hợp, các gen lặn có hại đã bị các gen trội bình thường át chế. 
B. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường tác động cộng gộp của các gen trội.
C. Cơ thể dị hợp của các alen luôn luôn tốt hơn thể đồng hợp. 
D. Tất cả đều đúng. 
Bài 36. Để xác định cơ thể có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp: 
A. Lai xa. 	B. Tự thụ phấn hoặc lai gần.	
C. Lai phân tích.	D. Lai thuận nghịch.
Bài 37. Trong NST các phân tử histon liên kết với ADN bằng: 
	A. Mối liên kết đồng hoá trị.	B. Mối liên kết hiđrô.
C. Mối liên kết tĩnh điện.	D. Mối liên kết phôtphođieste.
Bài 38. Theo Đacuyn, nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: 
A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. 
B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính. 
C. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài. 
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. 
Bài 39. Trong sản xuất, kiểu gen quy định: 
	A. Sự biến đổi trên kiểu hình của một giống vật nuôi hoặc cây trồng.
B. Các tính trạng không chịu sự chi phối của kỹ thuật sản xuất. 
C. Năng xuất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng. 
D. Giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng 
Bài 40. Trong các dạng vượn người, dạng có quan hệ gần gũi với người nhất là: 
A. Vượn.	B. Tinh tinh.	B. Khỉ Gôrila.	C. Đười ươi. 
	--------------- HÕt --------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_danh_cho_hoc_sinh_thi_khoi_b_mon_sinh_hoc_de_so_1_tru.doc