Đề thi cuối năm môn: Văn lớp 12

Đề thi cuối năm môn: Văn lớp 12

I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (5 điểm)

 Câu1: (2 điểm)

 Viết một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc

 Câu2: (3 điểm)

 Hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối năm môn: Văn lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-Đt Nam Định
Trường THPT Đại An
Đề thi cuối năm (2008-2009)
Môn: Văn Lớp 12 (Thời gian: 150 phút)
----------***-----------
I. Phần chung cho tất cả thí sinh: (5 điểm)
	Câu1: (2 điểm)
	 Viết một bài văn ngắn (không quá một trang giấy thi) giới thiệu về nhà văn Lỗ Tấn và truyện ngắn Thuốc 
	Câu2: (3 điểm)
	Hãy viết một bài nghị luận ngắn (khoảng 400 từ) trình bày ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".
II. Phần riêng (5 điểm)
 (Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu giành riêng cho chương trình đó).
Câu 3a: (5 điểm) Theo chương trình chuẩn.
	Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ trung.
Câu 3b: (5 điểm) Theo chương trình nâng cao.
	Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân?
....Hết....
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Hướng dẫn chấm văn 12 thi cuối năm (2008-2009)
Câu1: (2 điểm)
a. Yêu cầu: HS cần giới thiệu được:
- Tác giả. HS trình bày có thể khác nhau song phải nêu được những ý cơ bản về: Họ tên, bút danh, năm sinh năm mất, quốc tịch, qúa trình học tập công tác, lý do đổi nghề, mục đích của ông khi chuyển sang viết văn, những tác phẩm chính...(1,0 điểm)
- Tác phẩm Thuốc: Nêu được hoàn cảnh sáng tác, nội dung, chủ đề tác phẩm (1,0 điểm)
Câu2: (3 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng :
- Đây là dạng đề mở, chấp nhận nhiều cách làm khác nhau. Song cách trả lời phải hướng vào mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
- HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về cách làm bài văn nghị luận xã hội, biết kết hợp các thao tác lập luận.
- Hành văn trôi chảy, mạch lạc, bố cục hoàn chỉnh.
- Bài viết chủ yếu sử dụng các tư liệu trong cuộc sống và có thể sử dụng tư liệu trong các tác phẩm văn học.
b. Yêu cầu về nội dung: HS trình bày suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau miễn là thuyết phục, và đảm bảo được những ý cơ bản:
- Học để biết: tiếp thu lĩnh hội kiến thức, kiến thức không tự nhiên có mà phải học, học từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, luôn luôn phải học để nâng cao trình độ hiểu biết...
- Học để làm: Học phải kết hợp với "hành", biến những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống không để cho lý thuyết "chỉ là mầu xám"...
- Học để chung sống: Biết thích nghi với hoàn cảnh sống, vượt qua khó khăn, đoàn kết hoà thuận với xung quanh, ổn định để cùng phát triển...
- Học để tự khẳng định: Khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng, trong tập thể, học sẽ khiến con người tự tin hơn, vững vàng hơn...
- Liên hệ đến bản thân còn là HS...
c. Cách cho điểm :
- Điểm 3: Bài làm hoàn thiện, xuất sắc, đẩm bảo được cơ bản những ý trên, lập luận thuyết phục, hành văn trong sáng, mạch lạc, không hoặc ít mắc lỗi (từ 2 đến 3 lỗi) về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1,5 – 2,5 : Bài làm khá, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện.
- Điểm 0,5 – 1,0 : Bài làm chưa rõ ý, chưa biết phân tích lí giải vấn đề, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn thiện.
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
Câu 3a: (5.0 điểm).
a. Yêu cầu: HS cần nắm được:
 - Đoạn trích nằm trong phần thể hiện nõi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc trong cuộc sống cách mạng, có bố cục khá hoàn chỉnh, mang tính độc lập tương đối, biểu hiện chủ đề và phong cách thơ Tố Hữu khá rõ.
 - Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc qua nỗi nhớ của người về xuôi thể hiện theo từng mùa, mùa nào cũng tươi đẹp, rực rỡ, không hề có cảm giác buồn chán, ghê sợ về núi rừng.
 - Con người Việt Bắc cần cù chịu thương chịu khó, biết làm chủ cuộc sống, làm chủ núi rừng, hoà hợp với thiên nhiên và đặc biệt rất thuỷ chung ân tình ân nghĩa với cách mạng.
 - Qua đó, nhà thơ thể hiện những tình cảm cách mạng của con người kháng chiến.
 - Nội dung trên được thể hiện qua đoạn thơ đậm đà tính dân tộc, có thể nhận ra ở cấu tứ, cách dùng đại từ “mình” – “ta”, các sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát
	Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, rõ ràng, biết cách khai thác nghệ thuật làm sáng tỏ nội dung.
b. Cách cho điểm:
- Từ 4,0 đến 5,0 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yâu cầu trên; văn viết lưu loát, tuy còn vài sai sót nhỏ.
- Từ 3,0 đến dưới 4,0 điểm: Tỏ ra hiểu đề, biết cách phân tích nhưng mới đạt nửa yêu cầu; văn viết rõ ý.
- Từ 1,0 đến dưới 3,0 điểm: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, phân tích còn sơ sài, văn viết lủng củng, sai sót nhiều.
- Dưới 1,0 điểm: Cẩu thả, viết linh tinh hoặc diễn đạt xuôi ý thơ một cách thô thiển, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt
Câu 3b: (5.0 điểm).
-Yêu cầu: Trên cơ sở nắm chắc nội dung, chủ đề tác phẩm, bám sát các chi tiết, sự việc, hình ảnh trong thiên tuỳ bút của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ hình tượng Người lái đò sông Đà. HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau song về cơ bản đảm bảo các ý sau:
+ Vài nét về tác giả và xuất xứ bài tuỳ bút
+ Ông lái đò, một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước, NT tập trung thể hiện qua đoạn vượt thác sông Đà: Thoạt nhìn ta thấy đây là một cuộc chiến không cân sức. Sông Đà với đủ quân đông, tướng dữ với nhiều thế trận khác nhau sẵn sàng đè bẹp con thuyền, một bên là người lái đò trong tay chỉ có thứ vũ khí duy nhất là mái chèo nhỏ bé, mỏng manh nhưng ông lái đò lại có kinh nghiệm, sự hiểu biết sâu sắc về đối thủ nên ông vẫn là một người chiến thắng, một người tự do.
+ Nguyễn Tuân cho ta thấy cái làm nên chiến thắng của ông lái đò chính là lòng dũng cảm, ngoan cường, kinh nghiệm sông nước và cũng từ đó NT cho ta thấy con người anh hùng đâu chỉ xuất hiện nơi chiến trường mà nó tồn tại ngay trong cuộc sống đời thường, ở ngay trong những con người lao động bình thường. Phẩm chất, bản lĩnh của ông lái đò chính là chất vàng mười mà Nguyễn Tuân muốn ngợi ca.
+ Nghệ thuật đặc sắc: Đặt nhân vật trong tình huống thử thách quyết liệt để tô đậm phẩm chất của ông lái đò. Vận dụng kiến thức từ nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính giàu chất tạo hình.
- Trong qúa trình phân tích, HS phải biết lựa chọn những chi tiết đặc sắc, phải đưa được những dẫn chứng để làm rõ luận điển của bài viết.
- Từ 4,0 đến 5,0 điểm: Đáp ứng khá đầy đủ các yâu cầu trên; văn viết lưu loát, tuy còn vài sai sót nhỏ.
- Từ 3,0 đến dưới 4,0 điểm: Tỏ ra hiểu đề, biết cách chọn và phân tích nhưng mới đạt nửa yêu cầu; văn viết rõ ý.
- Từ 1,0 đến dưới 3,0 điểm: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, phân tích còn sơ sài, văn viết lủng củng, sai sót nhiều.
- Dưới 1,0 điểm: Cẩu thả, viết linh tinh hoặc kể lể một cách thô thiển, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt
Lưu ý chung: 
+ Trên đây là những gợi ý có tính chất định hướng, giám khảo cân nhắc cho điểm sát với trình độ HS.
+ Điểm toàn bài sau khi đã làm tròn lẻ 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Thi cuoi nam 12 (08-09).doc