Đề thi chọn HSG Lớp 11 THPT môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG Lớp 11 THPT môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)

Câu 3 (1 điểm):

 a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích?

 b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không?

 

doc 3 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG Lớp 11 THPT môn Sinh học - Năm học 2009-2010 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009-2010
ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề.
——————————
Câu 1 (1 điểm):
 a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
 b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 2 (1 điểm):
 a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa các cơ chế hút khoáng đó?
 b. Giải thích vì sao cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 3 (1 điểm):
 a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích?
 b. Điểm bão hoà CO2 là gì? Sự bão hoà CO2 xảy ra trong điều kiện tự nhiên không? 
Câu 4 (1 điểm):
 Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới đó?
Câu 5 (1 điểm):
 Hiện tượng xếp lá của cây trinh nữ khi có va chạm và hiện tượng xếp lá " thức, ngủ" của cây có gì giống và khác nhau ?
Câu 6 (1 điểm):
 Mô tả quá trình tiêu hoá ở trùng đế giày? Từ đó rút ra nhận xét gì về tiêu hoá ở động vật đơn bào?
Câu 7 (1 điểm):
 a. Tại sao giun tròn và sán sống kí sinh trong ruột người không có hệ tiêu hoá mà vẫn sống bình thường ?
 b. Động tác nhai lại thức ăn ở động vật nhai lại có tác dụng gì ?
Câu 8 (1 điểm) :
 a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ?
 b. Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích?
Câu 9 (1 điểm) :
 Đặc điểm của quá trình trao đổi khí qua da ở giun đất? Nêu cấu tạo của da giun đất phù hợp với chức năng hô hấp?
Câu 10 (1 điểm):
 Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
---Hết---
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh...................................................................SBD............................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2009-2010
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT không chuyên)
——————————
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
b
*Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành mỏng ,không thấm cutin-> dễ thấm nước.
- Không bào trung tâm lớn-> tạo áp suất thẩm thấu..
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn..
* Số lượng lông hút thay đổi khi: 
Môi trường quá ưu trương, quá axit(chua), thiếu oxi..
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a
b
* Khác nhau:
Cơ chế thụ động
Cơ chế chủ động
- Iôn khoáng từ đất vào rễ theo građien nồng độ.
- Không hoặc ít tiêu tốn ATP.
- Không cần chất mang
- Ngược građien nồng độ.
- Tiêu tốn ATP
- Cần chất mang
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết..
0,5
0,5
3
a
b
*Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng nhau..
* Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu sáng tương đối yếu..
* Điểm bão hoà CO2: nồng độ CO2 để quang hợp đạt mức cao nhất..
* Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO2, vì: hàm lượng CO2 trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO2( 0,06% - 0,4%)
0,25
0,25
0,25
0,25
4
* Những thay đổi về hoạt động và cấu tạo...
- Nhịp thở tăng nhanh hơn............................................................................................
- Tim đập nhanh hơn...................................................................................................
- Tuỷ xương sản xuất thêm hồng cầu đưa vào máu làm tăng khả năng vận chuyển ôxi của máu.........................................................................................................................
- Tăng dung tích trao đổi khí của phổi..........................................................................
0,25
0,25
0,25
0,25
5
* Giống nhau: Đều thực hiện do sự thay đổi trạng thái trương nước của các tế bào thể gối, khi tế bào trương nước lá sẽ mở, khi tế bào không trương nước lá sẽ khép lại.
* Khác nhau:
+ Khép lá của cây trinh nữ: thuộc loại ứng động không sinh trưởng, do va chạm cơ học...
+ Sự xếp lá " thức, ngủ" của cây: thuộc loại ứng động sinh trưởng, bởi sự thay đổi ánh sáng theo chu kì.
0,5
0,25
0,25
6
* Tiêu hoá ở trùng đế giày: 
- G/đ 1: TĂ được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào. Màng tế bào lõm xuống hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
- G/đ 2: Lizôxoom gắn vào không bào tiêu hoá-> tiết E tiêu hoá vào không bào tiêu hoá -> thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
- G/đ 3: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Phần thức ăn không tiêu hoá được trong không bào ra ngoài theo kiểu xuất bào.
* Nhận xét: 
- Ở động vật đơn bào thức ăn được tiêu hoá trong không bào tiêu hoá-> tiêu hoá nội bào( tiêu hoá bên trong tế bào)..
- Tiêu hoá hoá học..
0,5
0,25
0,25
7
a
b
* Chất dinh dưỡng có sẵn trong ruột non dễ dàng chui qua bề mặt cơ thể mỏng cảu sán dây và giun chỉ-> hệ TH của chúng không cần thiết nữa và bị thoái hoá hoàn toàn
 * Vì:
- Nghiền nát TĂ, phá vỡ thành xenlulôz của TB TV-> tạo điều kiện cho TH thức ăn trong dạ dày và ruột non
- Làm tăng tiết nước bọt -> tạo môi trường ẩm và kiềm trong dạ cỏ để VSV: hoạt động thuận lợi
0,5
0,25
0,25
8
a
b
* Vì
- Động vật càng nhỏ tỉ lệ S/V càng lớn, tốc độ chuyển hóa càng cao, tiêu tốn ôxi để giải phóng năng lượng cho duy trì thân nhiệt càng nhiều do đó nhịp hô hấp và nhịp tim càng tăng .
- Động vật càng nhỏ khối lượng tim càng nhỏ, lực co bóp tim yếu nên tim phải co bóp nhanh hơn để kịp thời cung cấp máu cho cơ thể........................................
* Vì:
TH ở phần tá tràng trước khi có ống mật đổ vào là kém nhất do : muối mật làm nhũ tương hoá mỡ-> tăng khả năng TH mỡ của lipaza lên gấp 15 lần...
0,25
0,25
0,5
9
*TĐK ở giun:
- Khí O2 khuyếch tán qua da vào máu-> đến Tb. Khí CO2 khuyếch tán từ bên trong cơ thể qua da ra ngoài do có sự chênh lệnh về phân áp O2 và CO2.
- Quá trình chuyển hoá bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 và sinh ra CO2
-> làm chênh lệnh phân áp O2 và CO2.
* Đặc điểm của da:
- Tỉ lệ giữa S bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể khá lớn là nhờ cơ thể có kích thước nhỏ.
- Da của giun đất luôn ẩm ướt-> chất khí dễ dàng khuyếch tán qua.
- Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
- Khí O2 và CO2 khuyếch tán rất nhanh trong không khí -> giun đất trao đổi khí qua bề mặt cơ thể -> không cần thông khí.
0,25
0,25
0,5
10
*Đặc điểm:....
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu đông mạch 
- Tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
* Giải thích:.
- Tốc độ máu tỉ lệ thuận với diện tích của mạch.
- Trong hệ động mạch tổng tiết diện tăng dần từ đông mạch chủ đến tiểu động mạch-> tốc độ máu giảm dần.
- Trong hệ tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ-> tốc độ máu tăng dần.
- Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch-> máu chảy với vận tốc chậm nhất.
0,5
0,5
---Hết---

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_lop_11_thpt_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2009_2010_s.doc