Đề thi chọn học sinh giỏi trường - Lần 2 môn Văn 12

Đề thi chọn học sinh giỏi trường - Lần 2 môn Văn 12

Câu 1:( 6 điểm)

Người phương Đông có câu: “ Giữa đường cái đừng trồng cây gai góc, kẻo sau này làm rách áo con cháu”. Ý kiến của anh chị về vấn đề này?

Câu 2:(6 điểm)

Cuối chương “Hạnh phúc của một tang gia”( Số đỏ) ,Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một chi tiết độc đáo : Ông phán mọc sừng vừa khóc vừa dúi vào tay Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc gấp tư. Phân tích giá trị chi tiết đó,từ đó nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tácgiả.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1897Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi trường - Lần 2 môn Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG - Lần 2 
 Nămhọc 2009- 2010
 Môn Văn 12
Câu 1:( 6 điểm)
Người phương Đông có câu: “ Giữa đường cái đừng trồng cây gai góc, kẻo sau này làm rách áo con cháu”. Ý kiến của anh chị về vấn đề này?
Câu 2:(6 điểm)
Cuối chương “Hạnh phúc của một tang gia”( Số đỏ) ,Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một chi tiết độc đáo : Ông phán mọc sừng vừa khóc vừa dúi vào tay Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc gấp tư. Phân tích giá trị chi tiết đó,từ đó nhận xét về nghệ thuật viết truyện của tácgiả..
Câu 3 :( 8 điểm) 
Sóng Hồng nói : “Thơ là thơ, nhưng đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Đáp án
Câu 1: Trình bày các ý cơ bản như sau:
Giải thích:1 điểm
 Đường cái: Đường chung của mọi người.Trồng cây giữa đường cái sẽ làm ảnh hưởng tới việc đi lại của nhiều người.Trồng cây gai góc giữa đường cái lại càng làm hại nhiều người, trong đó có con cháu mình.Nghĩa hàm ẩn: không làm điều ác,điều xấu , tránh gây hậu hoạ cho con cháu về sau.
Phân tích:2 điểm
+ Bất kì việc làm xấu nào cũng đểlại những hậu quả ,không cho mình thì cũng cho người khác.
+ Truyền thống đạo lí của người phương Đông: Sống tu nhân tích đức ,để lại phúc đức cho con cháu đời sau. Những quan niệm khác gần giống với câu nói trên : Ác giả ác báo, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, gieo nhân nào gặt quả ấy
Bình luận: 3 điểm
+ Đây là một câu châm ngôn sâu sắc của người phương Đông, thể hiện lối sống có trách nhiệm với bản thân và với thế hệ sau.
+ Bài học cho con người trong cuộc sống: Khi làm bất kì việc gì cũng phải xem xét , suy nghĩ cẩn thận, tránh để lại hậu quả cho người khác. Không làm những điều xấu, điều ác , sống tốt , sống thiện để đời sau hưởng phúc đức và noi gương.
+ Vấn đề không dừng lại ở phạm vi gia đình dòng họ mà con có thể liên hệ tới phạm vi lớn hơn, phạm vi quốc gia, dân tộc. Mỗi quyết định đúng hay sai của thế hệ trước đều ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau nên đòi hỏi trong bất kì việc làm, quyết định nào cũng đúng đắn , xuất phát từ lợi ích cộng đồng, lợi ích của thế hệ mai sau.
Câu 2:Học sinh cần chú ý tập trung phân tích chi tiết, giảm bớt việc phân tích đoạn trích.
Tình huống dẫn đến chi tiết: Đám tang cụ cố tổ, cảnh hạ huyệt như một tấn bi hài kịch.
Hình ảnh ông Phán mọc sừng: Khóc “hứt, hứt, hứt”, “oặt người đi” làm cho mọi người lầm tưởng về một ông cháu rể quý hoá. 
Tác giả đã bất ngờ chuyển điểm nhìn xuống dưới tay ông phán: Ông phán đang đưa cho Xuân tóc đỏ tờ giấy bạc gấp tư để trả công cho Xuân về vụ làm ăn vừa rồi( Xuân giới thiệu với mọi người rằng ông phán là người chồng mọc sừng).
Nhận xét: 
 + Đây là một chi tiết nghệ thuật độc đáo, mang tính trào phúng cao. Tác giả đã làm cho người đọc bất ngờ trước hành động của ông phán : Tưởng như trong đám tang cụ tổ , những gịot nước mắt của ông phán là những giọt nước mắt hiếm hoi của tình người nhưng hoá ra cũngchỉ là giả dối. Chi tiết này một lần nữa đã vạch trần bản chất lố lăng, giả dối của tầng lớp thượng lưu trong xã hội thực dân nửa phong kiến xưa.
 + Từ chi tiết này, tác giả thể hiện tài năng viết truỵên của mình: 
Nghệ thuật trào phúng bậc thầy thông qua việc xây dựng những chi tiết độc đáo, bất ngờ, có ý nghĩa tố cáo sâu sắc : Độc đáo trong tiếng khóc của ông phán( hứt, hứt, hứt..), độc đáo trong sự đối lập giữa hành động khóc và đưa tiền cho Xuân.(Có thể kể thêm vài chi tiết như thế trong Số đỏ)
Lối viết văn hiện đại, sử dụng ngòi bút của một ông vua phóng sự: Đưa ống kính từ trên đầu xuống dưói tay để chộp được khoảnh khắc đáng giá.
Mỗi câu , mỗi chữ, mỗi chi tiết đều thể hiện sự căm ghét tột độ đối với xã hội giả dối, chó đểu đương thời.
( Phân tích : 4 điểm, nhận xét 2 điểm)
Câu 3:
Phần lí luận:3 điểm
Thơ là thơ: thơ là thế giới nội tâm của con người, là cảm xúc của người nghệ sĩ khi sáng tác
Thơ là hoạ: Giá trị tạo hình của ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của hình ảnh, vẽ ra trong người đọc những búc tranh sống động về cuộc sống. (thi trung hữu hoạ)
Thơ là nhạc: Tính nhạc trong thơ .Nhạc trong thơ được tạo ra từ nhịp điệu, thanh điệu, nghệ thuật phối vần, phối âm( thi trung hữu nhạc)
Thơ là chạm khắc theo một cách riêng: khả năng sáng tạo riêng của các nhà thơ, tạo nên phong cách riêng của từng người.
 Như vậy, ý kiến của Sóng Hồng bàn về những đặc trưng của thể loại thơ: Tính biểu cảm, tính tạo hình,tính nhạc, tính độc đáo riêng biệt ( của thơ và của các sáng tác nghệ thuật nói chung)
 Học sinh có thể liên hệ tới ý kiến khác bàn về đặc trưng thơ ca.( VD: Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi)
 Bình luận: 
Đây là một ý kiến đúng đắn và có giá trị. Nó nói lên những yêu cầu khắt khe đối với việc sáng tác thơ .
Để sáng tác được những sáng tác thơ hay ,nhà thơ không chỉ cần cảm xúc mãnh liệt, chân thành mà còn cần có tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, thanh điệu,nhịp điệu thật độc đáo sao cho tạo được phong cách riêng của mình.
Chứng minh: 5 điểm
Học sinh có thể làm theo nhiều cách:
Chọn một hoặc nhiều tác phẩm thơ và chứng minh lồng trong phần lí luận.( Vừa lí luận vừa dùng dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ)
Chọn một hoặc nhiều tác phẩm để chứng minh riêng sau khi đã trình bày xong phần lí luận.
 ( Khuyến khích học sinh chọn cách thứ 1)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hsg truong.doc