Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Câu 3: (2 điểm)

Cho một cá thể F1 dị hợp 3 cặp gen; kiểu hình là thân cao, quả tròn, hoa đỏ lai phân tích với cá thể tương ứng là thân thấp, quả dài, hoa vàng. F2 thu được tỷ lệ:

- Cao, tròn, đỏ: 278 - Thấp, dài, vàng: 282

 - Cao, dài, đỏ: 165 - Thấp, tròn, vàng: 155

 - Cao, dài, vàng: 62 - Thấp, tròn, đỏ: 58

Xác định nhóm gen liên kết và trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.

 

doc 5 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2007-2008 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ubnd tỉnh thừa thiên huế 	kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh 
 sở giáo dục và đào tạo	 lớp 12 THPT năm học 2007-2008
	 ---------------	 ----------------------
đề chính thức :	 Môn: sinh học 
 Thời gian làm bài: 180 phút.
Câu 1: (2 điểm)
Sự phân ly không bình thường của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người trong giảm phân (dùng sơ đồ giải thích cho từng trường hợp).
Câu 2: (1.5 điểm)
Giả sử trong tế bào sinh dưỡng của người có khoảng 6,4 . 109 cặp nuclêôtit. Nếu chiều dài trung bình của các nhiễm sắc thể của người ở kỳ giữa của nguyên phân là 6 micrômét thì tỷ lệ giữa chiều dài của phân tử ADN khi chưa đóng xoắn với chiều dài ở kỳ giữa là bao nhiêu ?
Câu 3: (2 điểm)
Cho một cá thể F1 dị hợp 3 cặp gen; kiểu hình là thân cao, quả tròn, hoa đỏ lai phân tích với cá thể tương ứng là thân thấp, quả dài, hoa vàng. F2 thu được tỷ lệ:	
- Cao, tròn, đỏ: 278	- Thấp, dài, vàng: 282
	- Cao, dài, đỏ: 165	- Thấp, tròn, vàng: 155
	- Cao, dài, vàng: 62	- Thấp, tròn, đỏ: 58
Xác định nhóm gen liên kết và trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 4: (4 điểm)
Lai phân tích là gì ? ý nghĩa của lai phân tích. Nếu không dùng lai phân tích thì có thể xác định được tần số hoán vị không ? Cho ví dụ và giải thích. 
Câu 5: (1 điểm)
Hoán vị gen là gì ? Phân biệt hoán vị gen và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 6: (3.5 điểm)
Quan hệ giữa các gen không alen với nhau trong các quy luật di truyền ? Trình bày kết quả phân ly của các gen không alen khi giảm phân bình thường.
Câu 7: (1.5 điểm)
Trình bày mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở cây xanh.
Câu 8: (1.5 điểm)
Hệ số hô hấp (RQ) là gì ? Từ nguyên liệu hô hấp là glucô (C6H12O6), Glixêrin (C3H8O3), Axit stêaric (C18H36O2), Axit oxalic (C2H2O4). Hãy tính hệ số hô hấp (RQ) từ các chất đó.
Câu 9: (3 điểm)
Cho gà trống chân ngắn, lông vàng giao phối với gà mái chân ngắn, lông đốm; ở F1 thu được:
Gà trống: 57 chân ngắn, lông đốm : 29 chân dài, lông đốm.
Gà mái: 61 chân ngắn, lông vàng : 28 chân dài, lông vàng.
Giải thích kết quả của phép lai trên và lập sơ đồ lai từ P đến F1. Cho biết một gen quy định một tính trạng. 
---------------Hết---------------
sở giáo dục và đào tạo 	 kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh 
 thừa thiên huế 	 	 khối 12 THPT - năm học 2007-2008
	 ---------------	 ----------------------
 hướng dẫn chấm và biểu điểm
đề chính thức :	 Môn: sinh học 
Câu 1: (2 điểm)
Dùng sơ đồ để minh họa sự không phân ly của NST ở kỳ sau của GP I và GP II.
 Cặp XX:
2/8	- Không phân ly ở kỳ sau GP I: cho 2 loại trứng XX và O.
3/8	- Không phân ly ở kỳ sau GP II: cho 3 loại trứng X, XX và O.
 Cặp XY:
2/8	- Không phân ly ở kỳ sau GP I: cho 2 loại tinh trùng XY và O.
Không phân ly ở kỳ sau GP II: 
3/8	- NST kép XX không phân ly: cho 3 loại tinh trùng XX, O và Y.
3/8	- NST kép YY không phân ly: cho 3 loại tinh trùng X, YY và O.
3/8	- NST kép XX, YY đều không phân ly: cho 3 loại tinh trùng XX, YY và O.
( HS không vẽ sơ đồ, chỉ nêu kết quả đúng: mỗi ý cho 1/8 đ ).
Câu 2: (1.5 điểm)
4/8	- Chiều dài các phân tử ADN khi chưa đóng xoắn là:
3,4 x 6,4 . 109 = 2,2 . 1010 A0 = 2,2 m = 220 cm
4/8	- Chiều dài của ADN ở mỗi NST là: ( TB sinh dưỡng người chứa 23 cặp NST ): 220 : 46 = 4,8 cm
4/8	- Tỷ lệ chiều dài ADN khi tháo xoắn so với chiều dài ADN ở kỳ giữa phân bào là: 4, 8 : 6.10-4 = 8.103 = 8000
	Khi tháo xoắn ADN dài gấp 8000 lần khi đóng xoắn ở kỳ giữa.
Câu 3: (2 điểm)
2/8	- F1 dị hợp tử 3 cặp lai phân tích cho 6 kiểu hình với tỷ lệ khác phân ly độc lập, khác liên kết hoàn toàn chứng tỏ đã xảy ra hoán vị gen.
2/8	- Dựa vào kiểu hình F1 quy ước gen:
	A: thân cao; a: thân thấp. B: tròn; b: dài. D: hoa đỏ; d: hoa trắng.
2/8	- 278 cao tròn đỏ (A-B-D-) có giao tử 	ABD
282 thấp dài vàng (aabbdd) có giao tử 	abd
165 cao dài đỏ (A-bbD-) có giao tử 	AbD
155 thấp tròn vàng (aaB-dd) có giao tử 	aBd
62 cao dài vàng (A-bbdd) có giao tử 	Abd
58 thấp tròn đỏ (aaB-D-) có giao tử 	aBD
2/8	- Hai giao tử liên kết có tỷ lệ cao ABD=abd = 278+282/1000:2 = 28%
2/8	- Hoán vị giữa B và D: AbD = aBd = 165 + 155/1000 : 2 = 16%
2/8	- Hoán vị giữa A và D : Abd = aBD = 62 + 58/1000 : 2 = 6%
2/8	- Vậy vị trí sắp xếp là A đến D đến B, nhóm gen liên kết là ADB
 A D B
2/8	- 
12cM	32 Cm
Câu 4: (4 điểm)
4/8	- Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gen với cơ thể đồng hợp về alen lặn để kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trội.
2/8	- Nếu F1 đồng loạt giống nhau thì cơ thể trội là đồng hợp.
2/8	- Ví dụ: P: Hạt vàng X Hạt xanh F1: Aa ( 100% vàng )
	 AA	 aa
2/8	- Nếu F1 phân tính thì cơ thể trội là dị hợp.
2/8	- Ví dụ: P: Hạt vàng X Hạt xanh F1: 1Aa ; 1aa ( 50% vàng: 50% xanh ) Aa aa
4/8	- Trường hợp có tương tác gen, lai phân tích cũng là phép lai giữa cơ thể mang các gen trội với cơ thể đồng hợp lặn để xác định kiểu gen của cơ thể trội./ Nếu F1 đồng tính thì cơ thể trội là đồng hợp. Nếu F1 phân tính thì cơ thể trội là dị hợp. 
2/8	- P : Ngô cao X Ngô thấp F1 : 100% Ngô cao
	AABB	aabb	 AaBb
2/8	-P : Ngô cao X Ngô thấp F1 : 1 cao : 3 thấp
	AaBb	aabb	(1A-B-) : (1 A-bb, 1 aaB-, 1 aabb)
4/8	- Không dùng lai phân tích vẫn có thể xác định được tần số hoán vị gen / trong trường hợp các cơ thể dị hợp về 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn lai với nhau nhưng cho tỷ lệ kiểu hình khác phân ly độc lập và liên kết hoàn toàn.
2/8	- Ví dụ: P: R. đực Xám dài X R. cái Xám dài F2: 20,5% đen cụt
	 BV/bv	 BV/bv	 bv/bv
2/8	- Nhận thấy tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn khác với tỷ lệ 6,25% của PLĐL và 25% của LKHT chứng tỏ đã xảy ra hoán vị gen ở R.cái.
4/8	- Tần số hoán vị 	x = 1 - x/2 . 1/2 = 20,5%
	 	x = 18%
Câu 5: (1 điểm)
2/8	- Hoán vị gen là hiện tượng đổi chỗ cho nhau giữa các gen tương ứng trên cặp NST đồng dạng xảy ra trong quá trình tiếp hợp ở kỳ đầu của GP I.
2/8	- Hoán vị gen là 1 hiện tượng bình thường, làm tăng số loại giao tử, tăng biến dị tổ hợp dẫn đến tính đa dạng của sinh vật.
2/8	- Chuyển đoạn NST là hiện tượng đột biến cấu trúc NST; chuyển đoạn có thể xảy ra trên 1 hoặc 2 NST không đồng dạng.
2/8	- Chuyển đoạn NST thường gây hậu quả có hại cho sinh vật, chuyển đoạn nhỏ không gây hại được ứng dụng trong chọn giống.
Câu 6: (3.5 điểm)
Quan hệ giữa các gen không alen với nhau trong các quy luật di truyền:
2/8	- Các gen không alen nằm trên các NST khác cặp phân ly không phụ thuộc nhau.
2/8	- Trường hợp mỗi gen không alen quy định 1 loại tính trạng thì các tính trạng PLĐL với nhau.
2/8	- Trường hợp các gen không alen tác động qua lại quy định 1 tính trạng, chúng di truyền theo quy luật tương tác gen.
2/8	- Tương tác bổ trợ: 2 gen không alen bổ sung tác dụng cho nhau làm xuất hiện tính trạng mới.
2/8	- Tương tác át chế: 1 gen át chế tác dụng của 1 hoặc nhiều gen khác nhau không alen với nó.
2/8	- Tác động cộng gộp (tích lũy): mỗi gen không alen góp 1 phần như nhau lên sự phát triển tính trạng
2/8	- Các gen không alen nằm trên cùng 1 NST tạo thành nhóm gen liên kết.
2/8	- Liên kết hoàn toàn: Các gen luôn đi kèm nhau quy định 1 nhóm tính trạng luôn di truyền cùng nhau.
2/8	- Liên kết không hoàn toàn: trao đổi đoạn gây nên hoán vị gen hình thành các tổ hợp chéo các gen dẫn đến hình thành các nhóm liên kết mới.
Kết quả phân ly của các gen không alen khi giảm phân bình thường:
2/8	- Trường hợp các gen không alen nằm trên các NST khác cặp, khi GP sẽ PLĐL tạo ra nhiều loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau.
2/8	- Ví dụ: AaBb qua (GP, PLĐL) sẽ cho 4 loại giao tử AB=Ab=aB=ab.
2/8	- Trường hợp các gen không alen nằm trên cùng 1 NST. Khi GP nếu liên kết hoàn toàn các gen sẽ cùng nhau đi vào 1 giao tử.
	- Ví dụ: AB/ab qua GP, LKHT sẽ cho 2 loại giao tử AB và ab.
2/8	- Nếu xảy ra hoán vị gen, các gen không alen trên NST đó phân ly nhau đi vào các giao tử khác nhau. Do đó hình thành nhiều loại giao tử hơn, tỷ lệ tùy thuộc tần số hoán vị gen.
2/8	- Ví dụ: AB/ab qua GP, LKHT sẽ cho 2 loại giao tử AB và ab.
	- Ví dụ: AB/ab qua GP, có hoán vị sẽ cho 4 loại giao tử không bằng nhau: AB = ab (gt liên kết); Ab = aB (gt hoán vị).
Câu 7: (1.5 điểm)
Quang hợp và hô hấp là 2 mặt đối lập của 1 quá trình thống nhất ở cây xanh:
Quang hợp
Hô hấp
1/8 - Là quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ.
1/8 - Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đã được tổng hợp.
2/8 - Lấy năng lượng từ ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ./ Năng lượng này được tích lũy trong các hợp chất đã được tổng hợp. 
2/8 - Giải phóng năng lượng tích lũy trong các hợp chất đã được tổng hợp / cung cấp cho hoạt động sống và tổng hợp các chất mới.
1/8 - Cần nguyên liệu CO2 và H2O
1/8 - Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O
1/8 - Xảy ra ở các lục lạp của cây xanh khi có AS và các nguyên liệu.
1/8 - Xảy ra liên tục ở các ti thể của tế bào.
1/8 - Là 1 quá trình khử (lấy hidrô, loại ôxi, thu điện tử)
1/8 - Là 1 quá trình ôxi hóa (lấy ôxi, loại hidrô, mất điện tử)
Câu 8: (1.5 điểm)
4/8	- Hệ số hô hấp (RQ) là tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp.
2/8	- C6H12O6 + 6O2 	= 6CO2 +6H2O RQ = 6/6 = 1
2/8	- 2C3H8O3 + 7 O2 = 6CO2 + 8H2O RQ = 6/7 = 0,86
2/8	- C18H36O2 + 26O2 = 18CO2 + 18 H2O RQ = 18/26 = 0,69
2/8	- 2C2H2O4 + O2 = 4CO2 + 2 H2O RQ = 4/1 = 4
Câu 9: (3 điểm) 
	Xét từng tính trạng:
4/8	- Về lông: Đốm / Vàng = 1/1 là kết quả của phép lai phân tích nhưng sự phân tính ở gà trống và gà mái là khác nhau: Không có gà mái đốm và gà trống vàng đồng thời có sự di truyền chéo suy ra cặp gen quy định màu lông liên kết với giới tính.
4/8	- Tính trạng lông vàng chỉ phổ biến ở gà mái (XY) suy ra vàng là lặn so với đốm và gen nằm trên X không có trên Y.
2/8	- Quy ước gen: 	Gà trống: XAX: đốm; XaXa: vàng
	Gà mái: XAY: đốm; XaY: vàng
2/8	- P: Trống Vàng X Mái Đốm
	XaXa	XAY
	Gt:	 Xa	XA , Y
	F1:	1 XAXa : 1 XaY ( 50% trống đốm : 50% mái vàng )
4/8	- Về chân: Ngắn / Dài = 2/1. Không liên quan giới tính nên gen/NST thường
	F1 có sự phân tính, suy ra P dị hợp. Theo ĐL phân tính thì F1 phải có tỷ lệ 3 : 1; như vậy đã có 1 tổ hợp gen gây chết không xuất hiện ở kiểu hình. Chân ngắn là trội hoàn toàn so với chân dài và đồng hợp về gen trội đã gây chết.
	Quy ước gen: BB ; gây chết; Bb : chân ngắn; bb : chân dài.
	P: Chân ngắn X Chân ngắn
	Bb	 Bb
	F1: 1 BB : 2 Bb : 1 bb ( 1 chết : 2 ngắn : 1 dài )
4/8	- Xét đồng thời cả 2 tính trạng:
	Các gen nằm trên 2 loại NST giới tính và NST thường chứng tỏ chúng PLĐL với nhau trong quá trình di truyền.
	P : Trống ngắn vàng X Mái ngắn đốm
	XaXaBb 	XAYBb
	GP: XaB , Xab	XAB, Xab, YB, Yb
	F1: khung Pennet và cho kiểu gen, kiểu hình đúng.
4/8	- Nếu cho rằng chân ngắn là tính trạng trung gian thì tổ hợp gen gây chết là đồng hợp lặn và kiểu gen BB là chân dài, kết quả tương tự.
---------- Hết ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2.doc