Câu 3 (2,5 điẻm) : Bệnh máu khó đông do 1 gen lặn trên NST giới tính X qui định. Trong một gia đình bố mẹ bình thường, sinh con trai đầu và con gái thứ 2 đều bình thường. con trai thứ 3 vừa bị máu khó đông vừa bị chứng bệnh claifentơ.
a-Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên.
b-Gải thích cơ chế hình thành người con trai thứ 3 vừa bị máu khó đông vừa bị mắc hội chứng claifentơ.
( không có đột biến gen, không có đột biến cấu trúc NST)
Sở giáo dục và đào tạo Kì thi chọn học sinh giỏi thanh hoá Lớp 12thpt năm học 2008-2009 Trường thpt cẩm thuỷ 3 Môn thi: Sinh Học Lớp: 12 THPT Số báo danh Ngày thi14/12/2008 Thời gian: 180 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3 điểm): Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 4 NST (Kí hiệu I , II, III, IV) . Khi khảo sát một quần thể của loài này , người ta phát hiện 2 thể đột biến (a,b) . Phân tích tế bào học 2 thể đột biến đó , thu được két quả sau: Thẻ đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II III IV a 3 3 3 3 b 1 2 2 2 1-X ác định tên gọi của các thể đột biến trên . cho biết thể đột biến a khác thể lưỡng bội ở những đặc điểm nào ? 2-Nêu cơ chế hình thành thể đột biến b. Câu2 (3 điểm): Em hãy cho biết vật chất di truyền của vi khuẩn và vi rút. Phân tích thành phần của nuclêôtit của các axitnuclêic tách chiết từ 3 chủng vi rút,người ta thu được kết quả như sau: -Chủng A: A= U = G = X =25% -Chủng B: A = T = 15%, G =X = 35%. - Chủng C : A = G = 35% , U= X= 15%. Xác định loại axitnuclêic cuả 3 chủng virut trên. Câu 3 (2,5 điẻm) : Bệnh máu khó đông do 1 gen lặn trên NST giới tính X qui định. Trong một gia đình bố mẹ bình thường, sinh con trai đầu và con gái thứ 2 đều bình thường. con trai thứ 3 vừa bị máu khó đông vừa bị chứng bệnh claifentơ. a-Xác định kiểu gen của từng người trong gia đình trên. b-Gải thích cơ chế hình thành người con trai thứ 3 vừa bị máu khó đông vừa bị mắc hội chứng claifentơ. ( không có đột biến gen, không có đột biến cấu trúc NST) Câu 4 (4 đểm) : 2 gen A và B đều có 2000 nuclêôtit, nhưng khác nhau về thành phần nu. gen chứa 42%(A+T) , gen B chứa 66%(A+T). Tính số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen.Gen nào có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn ? vì sao? gen Avà B liên kết trên cùng một NST và cách nhau 12 cM(xentimoocgan). Cho các cá thể có kiẻu gen lai phân tích, giả sử thu được 1200 cá thể thì có bao nhiêu cá thể mang gen hoán vị. .Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng. Câu5(4 điểm) : Lai 2 cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu trắng . cho F1 lai với 2 cây khác nhau cùng có hoa màu trắng, thu được ở đời con lai như sau: -phép lai với cây thứ 1: 701 cây hoa trắng :102 cây hoa màu vàng. -phép lai với cây thứ 2 : 262 cây hoa màu trắng : 61 cây hoa màu vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho các phép lai. Câu6 (3,5 điểm) : một tế bào sinh dục(TBSD) sơ khai đực và một TBSD sơ khai cái của một loài nguyên phânvới số lần bằng nhau. Các tế bào mới tạo thành đều giảm phân cho 320 giao tử . Số nhiễm sác thể (NST) trong các tinh trùng nhiều hơn số NST trong các trứng là 1344 NST. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25% . a, Tính số tinh trùng và số trứng tạo thành . b,Tính số lần nguyên phân của mỗi TBSD sơ khai ban đầu. c Tính số hợp tử và bộ NST lưỡng bội của loài . đáp án đề thi hsg nội dung điểm câu1 Câu2 Câu3 câu4 Câu5 Câu6 Xác định tên gọi của thể đột biến trên ,phân biệt thể đột biến a với thể lưỡng bội: -thể đột biến a có 3n nhiễm sắc thể --> thể tam bội . - thể đột biến b có 2n-1 nhiễm sắc thể --> thể một . -điểm khác biệt giữa thể đột biến a với thể lưỡng bội là: Đặc điểm phân biệt thể lưỡng bội thể đột biến a -số lượng NSTtrong tế bào sinh dưỡng -hàm lượng ADN 2n bình thường 3n tăng gấp 3 lần -quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và sản phẩm của gen -kích thước tế bàovà cơ quan sinh dưỡng bình thường bình thường tăng lớn hơn sinh trưởng và phát triển bình thường nhanh khả năng sinh giao tử bình thường , quả có hạt , sinh sản hữu tính bình thường. không bình thường, quả không hạt, mất khả năng sinh sản hữu tính. * cơ chế hình thành thể đột biến b: -trong giảm phân cặp NST số 1nhân đôi nhưng không phân li, tạo thành 2 loại giao tử (n+1) và (n-1) -khi thụ tinh giao tử (n-1) kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử 2n-1, phát triển thành thể một . -sơ đồ lai. *Phân biệt vật chất di truyền vi rút và vi khuẩn -Vi khuẩn : vật chất di truyền gồm 1 phân tử ADN dạng vòng . -Vi rút : vật chất di truyền có thể là ADN hoặc ARN . * - Chủng A: trông thầnh phần có nu loại U --> ARN -Chủng B : trong thành phần có A , T, G, X, ---> ADN. - ChủngC : thành phần có U ----> ARN. quy ước gen: A: Quy định tính trạng máu đông bình thường. a: quy định tính trạng máu khó đông -mẹ bình thường , sinh con bị bệnh máu khó đông, nên có kiểu gen:XAXa bố và con trai thứ nhất bình thường nên có kiểu gen XAY -Con gái bình thường có kiểu gen: XAXA Hoặc XAXa. -Con trai thứ 3 vừa bị máu khó đông vừa bị hội chứng claiphentơ có kiểu gen XaXaY. * Cơ chế: -ngươi con trai bị mắc hội chứng claiphentơ có kiểu gen XaXaY. phải nhận giao tử Y từ bố và giao tử XaXa từ mẹ -để người mẹ có kiểu gen XAXa sinh giao tử XaXa thì trong quá trình giảm phân II ,nhiễm sắc thể Xa ở trạng thái kép không phân li . -Khi thụ tinh giao tử XaXa kết hợp với giao tử Y hình thành hợp tử XaXaY, phát triển thành hợp tử vừa bị hội chứng claiphentơ vừa bị bệnh máu khó đông. a- -xét gen A có : %A =%T= 42% : 2 =21% ---> A= T = 21 x 2000 / 100 = 420 .(nu ) G = X = (2000 / 2) – 420 = 580 (nu). --> liên kết hiđrô của gen A : 2A+ 3 G = 2. 420 + 3 . 580 = 2580 - XéT gen B có : %A = %T= 66%:2 =33% ----> A= T = (33. 2000 )/ 100 = 660 (nu ) G = X = (2000 / 2 ) – 660 = 340 (NU ) liên kết hiđrô của gen B : 2A +3 G = 2. 660 + 3 .340 =2340 Gen B Có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn gen A vì gen B có liên kết hiđrô ít hơn gen A b- 600 cá thể mang gen hoán vị *phép lai với cây thứ 2 : trắng : vàng = 13 : 3 ---> F2 Có 16 Tổ hợp giao tử = 4 x4 --> F1 dị hợp về 2 cặp gen -->tính trạng màu sắc hoa do tương tác át chế .-quy ước gen : F1 : AaBb A-B- : Trắng A-bb : trắng aabb : trắng aaB- : vàng (A át chế B không át chế b; a không át chế B ,b) sơ đồ lai: của phép lai F1 Với cây thứ 2 ........ *-->PTC AABB(Trắng ) x aabb ( trắng) ........ *phép lai với cây thứ nhất : trắng : vàng = 7 : 1= 8 tổ hợp = 4x 2 ---> cây thứ nhất hoa trắng lai với F1 phải sinh 2 loại giao tử ---> phải có kiểu gen : Aabb - sơ đồ lai :........... gọi a là số tinh trùng , b là số trứng ( a,b nguyên dương ) tacó a+b =320 a=4b ( số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực = số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái nên số trứng = số tinh trùng ) b=64, a= 256. b, số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục = 2x =64 ---> x=6 ( lần) c, số hợp tử =64. 6.25%= 4 hợp tử 256.n- 64.n = 1344 --> 2n = 14 0, 5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0.25 0,5 0,25 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 1.0 0.5 0.25 0.25 1.0 1.0 0.5 0.5 1.0 1.0 0.5 1.0
Tài liệu đính kèm: