Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 cấp huyện môn Sinh học - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Trùng Khánh (Có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 cấp huyện môn Sinh học - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Trùng Khánh (Có đáp án)

Câu 6 (2,5 điểm)

a) Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào ?

b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 cấp huyện môn Sinh học - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Trùng Khánh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở gd & đt cao bằng
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp huyện 
Trường THPT Trùng Khánh
năm học 2010 – 2011
Môn: Sinh học
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
đề bài
Câu 1 (1,75 điểm) 
a. Tại sao lại cần phải ăn protein từ các nguồn thực phẩm khác nhau?
b. Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.
Câu 2 (1,25 điểm): 
Trình bày đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
Câu 3 (2 điểm) : 
Trình bày vai trò của quá trình quang hợp. Vì sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?
Câu 4 (1,5 điểm): 
Kể tên các bộ phận cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn tạp. Tiêu hóa diễn ra ở bộ phận nào là quan trọng nhất, vì sao?
 Câu 5(3 điểm):
Trình bày đặc điểm của mã di truyền. Tại sao nói mã di truyền là mã bộ ba ? 
Câu 6 (2,5 điểm) 
a) Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào ?
b) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.
Câu 7 (1 điểm): 
Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
Câu 8 (1,5 điểm): Một gen có chiều dài 5100 A0, có Ađênin chiếm 30% số nucleotit của gen. Khi gen nhân đôi liên tiếp một số lần môi trường nội bào đã cung cấp 45 000 nucleotit.
a) Hãy tính số lượng từng loại nucleotit của gen.
b) Tính số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen.
Câu 9 (3điểm): Khi lai thuận và nghịch 2 giống chuột Cobay thuần chủng lông đen, dài và lông trắng, ngắn với nhau đều được F1 toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F1 giao phối với nhau sinh ra chuột F2 gồm 27 con lông đen, ngắn; 10 con lông đen, dài; 8 con lông trắng, ngắn; 4 con lông trắng, dài.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Để sinh ra chuột F3 có tỉ lệ 1 con lông đen, ngắn: 1con lông đen, dài: 1 con lông trắng, ngắn: 1con lông trắng, dài thì cặp lai chuột F2 phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Câu 10 (2,5 điểm): Một loài sinh vật, gen A trội hoàn toàn so với a, gen B trội không hoàn toàn so với b, gen D trội hoàn toàn so với d, gen E trội không hoàn toàn so với e, gen G trội hoàn toàn so với g, gen H trội không hoàn toàn so với h. Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau.
Hãy xác định các kết quả của phép lai sau đây:
 P : ♀ AaBbDdEeGgHh x ♂ AABbDdeeGgHh
-Số loại giao tử bình thường ở bố, mẹ. - Tỉ lệ phân li kiểu hình F1
- Số tổ hợp ở F1. - Tỉ lệ kiểu hình mang toàn tính trạng trội ở F1
- Số loại kiểu gen ở F1. -Tỉ lệ kiểu hình mang toàn tính trạng lặn ở F1
- Tỉ lệ phân li kiểu gen F1 . - Tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở F1
- Số loại kiểu hình F1. - Tỉ lệ kiểu hình giống bố ở F1.
..Hết..
Hướng dẫn chấm bài thi chọn học sinh giỏi lớp 12
thpt cấp huyện năm học 2010 – 2011
Môn: Sinh học
Câu 1
1,75điểm
a. - Có khoảng 20 loại axit amin khác nhau gồm các axit amin thay thế và axit amin không thay thế. 
- Khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chúng ta có nhiều cơ hội nhận được các axit amin không thay thế khác nhau rất cần cho cơ thể.
Do đó ta cần phải ăn protein từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau mới đủ cung cấp các loại axit amin cần thiết cho cơ thể.
b. Sự khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực:
Điểm so sánh
Tế bào nhân sơ
Tế bào nhân thực
Kích thước
Nhỏ
Lớn
Nhân
Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có vùng nhân, vùng nhân không có màng bao bọc
Đã có nhân hoàn chỉnh, đã có màng nhân bao bọc lấy chất nhân.
Tế bào chất
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
- Không có các bào quan có màng bao bọc
- Trong tế bào chất có hệ thống nội màng, chia tế bào chất thành các xoang.
- Có nhiều bào quan có màng bao bọc.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu 2
1,25điểm
– Đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khẩn: quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
 + Pha tiềm phát (pha lag): đây là thời gian tính từ khi vi khuẩn được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. + Pha luỹ thừa (pha log): trong pha này, vi khuẩn bắt đầu phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa và đạt đến cực đại 
+ Pha cân bằng : trong pha này tốc độ sinh trưởng cũng như trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần. Số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian .
+ Pha suy vong: pha này thể hiện ở số lượng tế bào chết cao hơn số lượng tế bào mới được tạo thành do chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
2 điểm
a. Vai trò của quang hợp:
 Quang hợp là một quá trình mà tất cả sự sống trên trái đất này đều phụ thuộc vào nó và chứng minh điều khẳng định này bằng ba vai trò của quá trình quang hợp sau đây:
-    Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất. Ngoài quá trình quang hợp ở cây xanh và ở một số vi sinh vật quang hợp, nói chung không có một sinh vật nào có thể tự tạo được chất hữu cơ (trừ một số rất ít vi sinh vật hoá tự dưỡng). 
-    Hầu hết các dạng năng lượng sử dụng cho các quá trình sống của các sinh vật trên trái đất (năng lượng hoá học tự do – ATP ) đều được biến đổi từ năng lượng ánh sáng mặt trời (năng lượng lượng tử) do quá trình quang hợp.
-    Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển.
b. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng v#:
Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng. Phân tích thành phần hoá học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng ta sẽ có các số liệu sau: C: 45%, O: 42-45%, H: 6,5% chất khô. Tổng ba nguyên tố này chiếm 90-95% khối lượng chất khô. Phần còn lại: 5-10% là các nguyên tố khoáng. 
Nh# v#y là 90-95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp. Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Quang hợp quyết định 90-95% năng suất cây trồng.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
Câu 4
1,5 điểm
- Các bộ phận cấu tạo cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thịt và ăn tạp:
+ Cơ quan tiêu hóa: Miệng → Hầu → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già → Hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị (tuyến dạ dày), tuyến mật, tuyến tụy, tuyến ruột.
- Tiêu hóa diễn ra ở ruột non là quan trọng nhất.
 Vì ở miệng và dạ dày, biến đổi cơ học là chủ yếu, biến đổi về hóa học mới chỉ có cacbohidrat và protein được biến đổi và cũng chỉ được biến đổi bước đầu. Phải tới ruột mới có đủ các loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn về mặt hóa học.
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 5
3 điểm
a. Đặc điểm của mã di truyền:
- Mã di truyền là mã bộ ba. 
- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định liên tục theo từng bộ ba nucleotit không gối lên nhau.
- Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- Mã di truyền có tính phổ biến.
- Mã di truyền có tính thoái hóa.
- Có 64 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba không mã hóa axit amin. Ba bộ ba này là UAA, UAG, UGA. Mã mở đầu là AUG.
b. Mã di truyền là mã bộ ba vì:
Trong ADN chỉ có 4 loại nucleotit (A, T, G, X) nhưng trong protein lại có khoảng 20 loại axit amin.
- Nếu 1 nu xác định 1 loại aa thì có 41 = 4 tổ hợp, chưa đủ để mã hóa cho 20 loại aa.
- Nếu 2 nu xác định 1 loại aa thì có 42 = 16 tổ hợp, vẫn chưa đủ để mã hóa cho 20 loại aa.
- Nếu 3 nu xác định 1 loại aa thì có 43 = 64 tổ hợp, thừa đủ để mã hóa cho 20 loại aa. Do vậy, mã di truyền là mã bộ ba.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
1,5
Câu 6
2,5 điểm
a. NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì:
NST có các chức năng khác nhau như: 
- Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền:
+ NST là cấu trúc mang gen.
+ Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với protein histon; nhân đôi.
+ Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì qua: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn NST.
- Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con trong phân bào.
b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST giới tính và NST thường.
NST thường
NST giới tính
Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
Tồn tại ở cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng hoàn toàn (XY).
Số cặp NST > 1
Số cặp NST = 1
Chỉ chứa các gen quy định tính trạng thường.
Ngoài các gen quy định giới tính còn có các gen quy định tính trạng liên kết với giới tính.
1,0
0,25
0,25
1,0
Câu 7
1 điểm
Tần số hoán vị gen không vượt quá 50% vì:
- Các gen trong nhóm liên kết có khuynh hướng liên kết là chủ yếu.
- Sự trao đổi chéo thường diến ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST tương đồng.
- Không phải mọi tế bào sinh dục khi giảm phân đều diễn ra trao đổi chéo để tạo ra tái tổ hợp gen.
Câu 8
1,5 điểm
N= (5100: 3,4) x 2 = 3000 (nu)
a. Số lượng từng loại nucleotit của gen:
 A = T = 30% x 3000 = 900 (nu).
 G = X = (3000: 2) – 900 = 600 (nu).
b. 45 000 = 3000 (2k – 1)
 2k = 16 = 24 → k = 4. Vậy gen nhân đôi 4 lần.
Số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen:
 A= T = 900 (24 – 1) = 13500 (nu).
 G = X= 600 (24 – 1) = 9000 (nu).
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu 9
3 điểm
a. Quy luật di truyền cho từng tính trạng: quy luật phân li và quy ước: 
 Gen A- lông đen; a- lông trắng
 Gen B – lông ngắn; b- lông dài.
Quy luật di truyền chi phố 2 tính trạng: quy luật di truyền phân li độc lập.
P: lông đen, dài x lông trắng, ngắn
 AAbb aaBB
Viết SĐL: P → F2.
b. AaBb x aabb
 Aabb x aaBb
 (Viết sơ dồ lai)
0,5
1,0
0,5
 0,5
0,5
Câu10
2,5 điểm
- Số loại giao tử ở mẹ = 2.2.2.2.2.2= 64
- Số loại giao tử ở bố = 1.2.2.1.2.2 = 16
- Số tổ hợp ở F1: 2.4.4.2.4.4 = 1024
- Số loại kiểu gen ở F1: 2.3.3.2.3.3 = 324
- Tỉ lệ phân li kiểu gen F1:
( 1:1)(1:2:1)(1:2:1)(1:1)(1:2:1) (1:2:1)
- Số loại kiểu hình F1: 1.3.2.2.2.3 = 72
- Tỉ lệ phân li kiểu hình F1= (1:2:1)(3:1)(1:1)(3:1)(1:2:1)
- Tỉ lệ kiểu hình mang toàn tính trạng trội ở F1= 
 1(A-).(BB). (D-). 0(EE) . (G-). (HH) =0
-Tỉ lệ kiểu hình mang toàn tính trạng lặn ở F1= 0
- Tỉ lệ kiểu hình giống mẹ ở F1( có kiểu hình : A-BbD-EeG-Hh)=
 1(A-). (Bb).(D-).(Ee).(Gg).(Hh)= 
- Tỉ lệ kiểu hình giống bố ở F1(có kiểu hình : A-BbD-eeG-Hh)=
 1(A-). (Bb).(D-).(ee).(Gg).(Hh)= 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_huyen_mon_sinh_hoc_nam.doc