Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Yên Bái lớp 12 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Yên Bái lớp 12 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn

Câu I. (8,0 điểm)

Địa ngục hay thiên đàng ?

Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.

Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào miệng của mình thì họ lại yêu thương dùng muỗng, nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang tiếng ca hát, nói cười vui vẻ.

(Theo internet)

Anh/chị suy nghĩ như thế nào trước những điều anh ký giả trông thấy ?

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 7221Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Yên Bái lớp 12 năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
TỈNH YÊN BÁI
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Ngữ văn
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 02 trang)
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 10/10/2010
Câu I. (8,0 điểm)
Địa ngục hay thiên đàng ?
Một ký giả được phép xuống địa ngục và lên thiên đàng để làm phóng sự về cuộc sống ở đó. Anh xuống địa ngục vào đúng giờ ăn. Thức ăn toàn sơn hào hải vị nhưng cư dân lại ốm o, gầy còm, da bọc xương. Và anh chỉ hiểu ra khi quan sát họ dùng bữa. Muỗng, nĩa, đũa rất dài buộc dính vào đôi tay nên dù cố gắng mấy họ cũng không thể đưa thức ăn vào miệng, mà thức ăn lại đổ ra bàn hay rơi tung toé xuống đất. Tệ hơn nữa là họ tranh giành nhau, và muỗng, nĩa, đũa trở thành vũ khí để họ đâm chém nhau. Khi giờ ăn kết thúc, họ buồn bã, thất vọng rời phòng ăn với dạ dày rỗng không.
Quá sợ hãi, chàng ký giả rời địa ngục để lên thiên đàng. Đến nơi cũng đúng vào giờ ăn. Thức ăn đơn sơ, giản dị nhưng cư dân ai cũng vui tươi, khỏe mạnh. Đôi bàn tay họ cũng được gắn chặt vào muỗng, nĩa, đũa rất dài. Có khác là thay vì đưa thức ăn vào miệng của mình thì họ lại yêu thương dùng muỗng, nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang tiếng ca hát, nói cười vui vẻ.
(Theo internet)
Anh/chị suy nghĩ như thế nào trước những điều anh ký giả trông thấy ?
Câu II. (12,0 điểm)
Chế Lan Viên viết: 
"Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, 
Còn một nửa, cho mùa thu làm lấy.
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá 
Nó không là anh, nhưng nó là mùa".
(Sổ tay thơ)
Còn Mai-a-cốp-xki cho rằng: 
“Làm thơ là cân một phần nghìn mi-li-gam quặng chữ” 
Hai quan niệm về việc làm thơ này liệu có trái ngược nhau không ? Bằng việc phân tích bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
Văn bản: 	VỘI VÀNG
Tặng Vũ Đình Liên
1.
5.
10.
15.
20.
25.
30.
35.
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất ;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật ;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì ;
Này đây lá của cành tơ phơ phất ;
Của yến anh này đây khúc tình si ;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa ;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa :
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ; 
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?
Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm,
 Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn ;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi ;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
 (Theo Ngữ văn 11, Nâng cao, Tập Hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 27-29)
..................Hết.................
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Chữ kí giám thị số 2: ..................................
Chữ kí giám thị số 1: ...................................
Họ và tên thí sinh.........................................
Số báo danh..................................................
PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG
	 Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi học sinh giỏi lớp 12 THPT, giáo viên cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, chủ động linh hoạt trong vận dụng tiêu chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. 
Bản hướng dẫn chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng, khác với đáp án, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản hoặc trình bày có lí lẽ và căn cứ thì vẫn cho đủ điểm với từng phần như hướng dẫn qui định.
	Việc chi tiết hoá thang điểm (nếu có) so với thang điểm trong hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất thực hiện trong hội đồng chấm thi. 
Những bài viết có cảm xúc và sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức cần được khuyến khích. Cần trừ điểm đối với những lỗi về kiến thức, diễn đạt và chính tả.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (8 điểm)
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: 
- Giải thích khái niệm: theo một số tôn giáo, địa ngục và thiên đàng là nơi ở của con người sau khi chết.
+ Địa ngục : nơi trừng phạt những kẻ xấu, ác.
+ Thiên đường : nơi những người tốt.
- Nội dung câu chuyện: cảnh ăn uống của cư dân ở địa ngục và thiên đàng. 
+ Ở cả địa ngục và thiên đàng: công cụ để ăn uống đều bị gắn vào tay.
+ Địa ngục: món ăn ngon nhưng cư dân không ăn được, tranh giành, đâm chém nhau -> đói, gầy guộc.
+ Thiên đàng : món ăn giản dị- > những cư dân đều ăn no, vui vẻ khỏe mạnh.
- Suy nghĩ từ nội dung câu chuyện:
+ Sự ích kỉ và lòng nhân ái.
Cư dân địa ngục: chỉ nghĩ tới bản thân -> đầu óc mù mịt -> hung hãn-> tự trừng phạt mình.
Cư dân thiên đàng: quan tâm, chia sẻ cho nhau -> sáng suốt tìm được cách thức để thực hiện hiệu quả -> hạnh phúc.
+ Địa ngục hay thiên đàng đều do chính con người tạo ra. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu biết quan tâm chia sẻ lẫn nhau con người sẽ hạnh phúc, còn nếu chỉ biết đến bản thân, con người sẽ gặp nhiều bất hạnh.
- Bài học, liên hệ bản thân.
c. Thang điểm
- Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú chính xác, văn viết hấp dẫn, có cảm xúc.
- Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tốt.
- Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Nắm chắc yêu cầu của đề, dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tương đối tốt.
- Điểm 2-3: Nắm chắc yêu cầu của đề, có dẫn chứng, phân tích, bình luận chưa được sâu sắc, còn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Đáp ứng chưa tốt các yêu cầu trên, văn chưa viết trôi chảy, diễn đạt vụng, còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0- 1: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết lạc đề, bỏ giấy trắng.
Câu 2 (12 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh có kỹ năng giải thích, so sánh, bình luận các vấn đề lý luận văn học và thể hiện việc nắm bắt, lý giải vấn đề qua việc phân tích một tác phẩm. Học sinh vừa cần phải nắm vững từng kĩ năng, vừa cần biết phối hợp các kĩ năng ấy thành một chỉnh thể chung, một bài làm thống nhất.
- Bố cục rõ ràng chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
b1. Giải thích:
* Quan niệm của Chế Lan Viên:
- Thơ bắt nguồn từ hiện thực:
+ Chất thơ vốn có trong hiện thực: không có mùa thu đẹp đẽ của cuộc đời, không thể có mùa thu của thi ca. Theo đó, hiện thực tự bản thân nó đã là “một nửa” của thơ (“một nửa” và “mùa thu” phải hiểu linh hoạt theo cả nghĩa đen và nghĩa chuyển lâm thời).
+ Thơ phải bắt nguồn từ cuộc đời, phải hướng tới cuộc đời.
- Vai trò của người nghệ sĩ: “một nửa” bài thơ còn lại vẫn phụ thuộc vào người nghệ sĩ.
+ Người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời, phải làm giàu chất hiện thực cho thơ, 
+ Bài thơ vẫn được làm bằng tâm hồn, cá tính sáng tạo và tài năng của nhà thơ.
* Quan niệm của Mai-a-cốp-xki: 
- Quá trình lao động sáng tạo thực sự của người nghệ sĩ: để có được một bài thơ với những câu từ hấp dẫn, người nghệ sĩ phải lựa chọn những từ ngữ tinh túy nhất trong vốn ngôn ngữ chung của cộng đồng. 
- Hệ quả: ngôn ngữ thơ nói riêng và ngôn từ nghệ thuật nói chung vừa chính xác, tinh tế, hàm xúc, đa nghĩa vừa giàu sức tạo hình và biểu cảm.
b2. Bình luận:
- Hai quan niệm trên không hề mâu thuẫn: đều hướng tới lao động nghệ thuật và khẳng định tài năng độc đáo của người nghệ sĩ.
+ Chế Lan Viên đề cao sự tác động của của hiện thực và mối quan hệ giữa nhà thơ, thơ ca với cuộc đời. Vẻ đẹp của bài thơ bắt nguồn từ cuộc sống và khả năng quan sát nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ.
+ Mai-a-cốp-xki đề cao lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vẻ đẹp và giá trị của bài thơ đến từ những ngôn từ tinh luyện của tác giả.
- Kết quả của hai quá trình này sẽ đem đến cho độc giả những vần thơ, những tác phẩm nghệ thuật đích thực.
b3. Chứng minh:
- Sức hấp dẫn của “Vội vàng” chính là hiện thực cuộc sống - một “thiên đường trên mặt đất”.
+ Một mùa xuân mà ở đó vạn vật đang ở độ tươi non nhất, đẹp đẽ nhất... và vạn vật như có đôi, như đang hò hẹn cùng nhau.
+ Một mùa xuân khiến con người không thể cầm lòng: muốn tắt nắng buộc gió để lưu giữ lại vẻ tinh khôi; muốn ôm, muốn riết, muốn say, muốn thâu, muốn cắn...; một mùa xuân đến khiến con người vui sướng, thỏa thuê trong hạnh phúc nhưng cũng chính mùa xuân ấy khiến con người cô đơn buồn tủi khi nghĩ đến phải chia xa.
- Sức hấp dẫn của “Vội vàng” chính bởi một hồn thơ tinh tế và một tài thơ đầy sáng tạo:
+ Sáng tạo trong hình ảnh mùa xuân: hai bức tranh mùa xuân trái ngược nhau của hai tâm trạng: một bức tranh của mùa xuân tươi non nhất, đẹp đẽ nhất giống như một “thiên đường” được nhìn qua cặp mắt “tươi non”, “biếc rờn” trong một tâm trạng hào hứng, phấn chấn, sung sướng đến tột cùng ; một bức tranh của mùa xuân héo úa, phai tàn trong sự tưởng tượng của một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước sự chuyển mình của thời gian với tâm trạng buồn bã, cô đơn và tiếc nuối.
+ Sáng tạo trong âm điệu, giọng điệu linh hoạt: bài thơ lúc thì dạt dào, tươi tắn, trẻ trung với những từ ngữ, hình ảnh trùng điệp thiết tha, liên tiếp trào lên như từng đợt sóng; lúc thì da diết, buồn bã và nuối tiếc.
+ Sáng tạo trong ngôn ngữ: bài thơ gồm một loạt những hình ảnh, những ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật mới lạ độc đáo: “Tắt nắng”, “buộc gió” cho “màu đừng nhạt”, cho “hương đừng bay”; biện pháp điệp từ, điệp ngữ kết hợp với liệt kê khiến cho vạn vật như tràn đầy hiện hữu xung quanh: của ong bướm này đây tuần tháng mật, này đây hoa của đồng nội,... ; Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “tháng giêng ngon”, “hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”...
+ Bài thơ đã mang rõ dấu vết của riêng người nghệ sĩ. Phần của nhà thơ đó là cái tôi: tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, sự khát khao giao cảm với cuộc đời, mùa xuân và tuổi trẻ. 
- Cái tài không tách rời cái tâm, trái lại bắt nguồn từ chính cái tâm của người nghệ sĩ với sự sống, với cuộc đời. 
c. Thang điểm:
Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và nội dung nêu trên. Có hiểu biết sâu rộng, nắm vững kiến thức lí luận văn học, có tính sáng tạo trong tư duy. Bố cục rõ ràng, lập luận và kết cấu chặt chẽ, văn viết giàu sức biểu cảm; khả năng cảm thụ và phân tích dẫn chứng tốt, gắn chặt với luận đề.
Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên. Luận giải vấn đề chính xác, có một số phát hiện tốt. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; khả năng cảm thụ và diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
Điểm 7-8: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên. Bố cục cân đối, rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá tốt. Mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả.
Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên nhưng còn sơ lược. Dẫn chứng thiếu chọn lọc. Bố cục, kết cấu tạm được, mắc một vài lỗi chính tả và dùng từ.
Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu trên. Kết cấu, bố cục tương đối rõ. Còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dung từ, ngữ pháp
Điểm 1-2: Bài làm sơ lược, ý nghèo nàn, có phần lệch đề. Bố cục, kết cấu chưa rõ, mắc nhiều lỗi.
Điểm 0: Chưa đáp ứng được yêu cầu, sai lạc hoàn toàn, hoặc không viết được gì.
..................Hết.................

Tài liệu đính kèm:

  • docDe va Dap an HSG lop 12.doc