Câu 1 (1 điểm) :
Khi phân tích tế bào của một thai nhi,người ta thấy có 3 nhiễm sắc thể giới tính giống
nhau.Hãy cho biết :
a) Giới tính của thai nhi .
b) Thai nhi mang tật di truyền gì ? Cơ chế phát sinh của thể đột biến trên ?
Câu 2 (2 điểm):
a) Thể song nhị bội là gì ? Cơ chế phát sinh và ý nghĩa của thể song nhị bội ?
b) Dòng thuần là gì ? Phương pháp tạo dòng thuần và ý nghĩa của dòng thuần trong chọn
giống ?
Trường THPT Đề thi chọn học sinh dự thi vào đội tuyển Cẩm thủy I thi quốc gia của tỉnh Năm học 2008 – 2009 đề chính thức Môn thi : Sinh học (Thời gian : 180 phút) Đề thi có 10 câu, gồm 2 trang Câu 1 (1 điểm) : Khi phân tích tế bào của một thai nhi,người ta thấy có 3 nhiễm sắc thể giới tính giống nhau.Hãy cho biết : a) Giới tính của thai nhi . b) Thai nhi mang tật di truyền gì ? Cơ chế phát sinh của thể đột biến trên ? Câu 2 (2 điểm): a) Thể song nhị bội là gì ? Cơ chế phát sinh và ý nghĩa của thể song nhị bội ? b) Dòng thuần là gì ? Phương pháp tạo dòng thuần và ý nghĩa của dòng thuần trong chọn giống ? Câu 3 (2 điểm): a) Cho biết vật chất di truyền của vi khuẩn và vi rút ? b) Phân tích thành phần nuclêôtit của các axit nuclêic tách triết từ 3 chủng vi rút,người ta thu được kết quả sau - Chủng A : A = U = G = X = 25% - Chủng B : A = T = 25% ; G = X = 25% - Chủng C : A = G = 20% ; X = U = 30% Xác định loại axit nuclêic của 3 chủng vi rut trên ? c) Làm thế nào nhận biết được mạch nào của ADN được sử dụng làm khuôn mẫu tổng hợp ARN ? Câu 4 (3 điểm) : a) Ôpêrôn là gì ? Nêu vai trò của các yếu tố trong một ôpêrôn ở vi khuẩn ? b) Hãy giải thích sự hoạt động của một ôpêrôn lac ? c) So sánh quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn ? Câu 5 (2 điểm) : a) Cho cá thể có kiểu gen AaBbCcDd ,không cần viết sơ đồ lai hãy xác định tỉ lệ giao tử AbCd. b) Cho hai cá thể có cùng kiểu gen AaBbCcDd lai với nhau ,quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường . Hãy xác định tỉ lệ hợp tử có kiểu gen AaBbCcdd từ phép lai trên ? c) Cơ thể có kiểu gen AAaa cho các loại giao tử nào ? Những loại nào có khả năng tham gia thụ tinh ? Phương pháp tạo ra cơ thể có kiểu gen đó ? Câu 6 (2 điểm) : a) Khi đưa các sinh vật đã bị đột biến gen vào môi trường có thể gây ra những hậu quả gì ? b) Đột biến giao tử có thể chuyển thành thể đột biến trong những trường hợp nào ? c) Hai gen (A và B) đều có 2000 nuclêôtit nhưng khác nhau về thành phần nuclêôtit,gen A chứa 42% (A+T) , gen B chứa 66% (A+T).Tính số lượng nuclêôtit của mỗi gen ? (gen A hay gen B) có nhiệt độ nóng chảy cao hơn ? Vì sao ? Câu 7 (2 điểm) : Lai hai cây hoa màu trắng thuần chủng với nhau, thu được F1 100% cây có hoa màu trắng .Cho F1 lai với hai cây khác nhau cùng có hoa màu trắng,thu được đời con phân li như sau : - phép lai với cây thứ nhất : 701 cây hoa trắng : 102 cây hoa vàng - phép lai với cây thứ hai : 262 cây hoa trắng : 61 cây hoa vàng biện luận và viết sơ đồ lai cho các phép lai ? Câu 8 (2 điểm) : Các axít amin cho sau đây được mã hóa từ các bộ ba trên mARN AGG : (Lizin) ; XAX : (histidin) ; GAG : (a.glutamic) ; XXX : (prodin) Một đoạn trong chuỗi peptit có trình tự các aa là : lizin – a.glutamic – a.glutamic – prodin. Khi tổng hợp prôtêin do nguyên nhân nào đó đã cho kết quả chuỗi peptit có trình tự aa sau lizin – a.glutamic – a.glutamic – histidin gọi gen B là gen mã hóa đoạn peptit bình thường,còn b là gen đột biến tương ứng a) Hãy giải thích cơ chế phát sinh đột biến trên ? b) Hãy tính số nuclêôtit từng loại trong hợp tử mang kiểu gen Bb ? c) Hợp tử mang kiểu gen bb nguyên phân liên tiếp 3 lần đã lấy ở môi trường tế bào bao nhiêu nuclêôtit từng loại để tạo ra các đoạn gen nói trên ? Câu 9 (2.5 điểm) : a) Vì sao lá cây có màu xanh lục ? Nếu chiếu tia sáng đơn sắc có màu đỏ vào lá cây thì lá cây có màu gì ? b) Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi dư lượng NH3 đầu độc ? c) Một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm như sau : úp cây trong một chuông thủy tinh kín .Sau một đêm ,cây này đã xuất hiện các giọt nước ứ ra từ mép lá .Hiện tượng trên được gọi là gì ? Hãy giải thích nguyên nhân . Câu 10 ( 1.5 điểm) : Ba hợp tử của cùng một loài lúc chưa tự nhân đôi có số lượng NST đơn trong mỗi tế bào bằng 24 . Các hợp tử đó thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con Số tế bào con do hợp tử thứ nhất tạo ra bằng 25% số tế bào con do hợp tử thứ hai sinh ra . Tổng số NST đơn trong các tế bào được hình thành từ hợp tử thứ ba là 384 . Trong quá trình nguyên phân của 3 hợp tử đó đã tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 624 1. Xác định số tế bào con do mỗi hợp tử sinh ra . 2. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử . ..Hết.. đáp án và thang điểm Đề thi chọn học sinh dự thi vào đội tuyển thi quốc gia Năm học : 2008 – 2009 Gồm 5 trang Câu Nội dung Điểm 1 1 a. Thai nhi có giới tính là nữ b. - Thai nhi mắc hội chứng siêu nữ hay hội chứng 3X : XXX - Cơ chế hình thành hội chứng trên : gồm 2 trường hợp + Trong quá trình phát sinh giao tử cặp NST giới tính của mẹ không phân li : P : (Bố) XY x XX (Mẹ) GP : X ; Y XX ; O F1 : XXX (hội chứng 3X) .. + Trong lần giảm phân II NST giới tính X của bố không phân li : P : (Bố) XY x XX (Mẹ) GP : O ; XX ; Y X F1 : XXX (hội chứng 3X) .. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 2 a. - Thể song nhị bội là hiện tượng bộ NST của cả 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào . - Cơ chế phát sinh thể song nhị bội : + Trong điều kiện nhân tạo : Lai xa kèm đa bội hoá Loài A x Loài B AA BB A B AB (con lai bất thụ) CÔNSIXIN AABB (song nhị bội hữu thụ) + Trong tự nhiên : Loài A x Loài B AA BB A B AB (con lai bất thụ) AB AB AABB (con lai hữu thụ) . - ý nghĩa của thể song nhị bội : Có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá hình thành loài mới và chọn giống b.- Dòng thuần là dòng đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình, các thế hệ con cháu không phân li. (khái niệm dòng thuần chỉ áp dụng đối với 1 hoặc 1 số tính trạng nào đó ) - Phương pháp tạo dòng thuần : + Cây trồng : Tiến hành tự thụ phấn qua nhiều thế hệ Đa bội hoá cá thể lưỡng bội bằng côsixin với nồng độ thích hợp Gây đột biến gen cá thể dị hợp . + Vật nuôi : Giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ .. - ý nghĩa của dòng thuần trong chọn giống : Tiến hành lai khác dòng tạo ưu thế lai,hoặc lai phân tích để kiểm tra tính chất thuần chủng của giống 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 3 2 a. - Vật chất di truyền của vi khuẩn là ADN trần mạch kép dạng vòng không liên kết với prôtêin - Vật chất di truyền của vi rút : + Một số vi rút vật chất di truyền là ADN mạch kép dạng vòng .. + Một số khác là ADN một mạch đơn họăc ARN b. - Chủng A : A + U + G + X = 100% à Axit nuclêic là ARN . - Chủng B : A + T + G + X = 100% à Axit nuclêic là ADN . - Chủng C : A + U + G + X = 100% à Axit nuclêic là ARN . c. Để nhận biết được mạch nào của ADN được sử dụng làm khuân mẫu tổng hợp ARN chúng ta phải sử dung Enzim ARN pôlimêraza (khi có Enzim này mạch mã gốc sẽ mở ra) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 4 3 a. - Các gen có liên quan về chức năng thường phân bố thành một cụm,có chung một cơ chế điều hoà được gọi là ôpêrôn - Vai trò của các yếu tố trong 1 ôpêrôn ở vi khuẩn : + Nhóm gen cấu trúc liên quan với nhau về chức năng nằm kề nhau,qui định tổng hợp các enzim tham gia phân giải đường lactôzơ . + Vùng vận hành : Nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã + Vùng khởi động : Nơi ARN pôlimêraza bám vào và khởi động phiên mã .. b. Cơ chế hoạt động của 1 ôpêrôn lac : - Khi không có đường lactôzơ gen điều hoà tổng hợp 1 loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành làm ngăn cản hoạt động của enzim phiên mã .Vì vậy ức chế hoạt động tổng hợp mARN của các gen cấu trúc .. - Khi môi trường có đường lactôzơ ,đường này kết hợp với prôtêin ức chế và làm vô hiệu hoá prôtêin này .Kết quả vùng vận hành từ trạng thái ức chế chuyển sang trạng thái hoạt động và quá trình phiên mã xảy ra.. c. Sự giống và khác nhau giữa quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn : * Sự giống nhau : - Điều dựa trên khuôn mẫu của ADN mẹ và quá trình lắp ráp theo NTBS - Cần nguyên liệu là các nuclêôtit và kết quả tạo ra các phân tử ADN con giống ADN mẹ theo nguyên tắc bán bảo tồn . - Cần Enzim tháo xoắn ,Enzim tách 2 mạch đơn,Enzim lắp ráp,Enzim tổng hợp mồi và quá trình tổng hợp tiêu tốn nhiều năng lượng . - Quá trình tổng hợp theo 2 hướng ngược nhau nhưng luôn theo chiều 3’-5’,trong đó có một mạch tổng hợp những đoạn ngắn ôkazaki * Sự khác nhau : ADN của sinh vật nhân sơ ADN của sinh vật nhân chuẩn - Toàn bộ ADN chỉ có 1 đơn vị tái bản - Sự tổng hợp xảy ra trên 2 phễu tái bản - Số lượng Enzim tham gia ít - Trên ADN có nhiều đơn vị tái bản - Sự tổng hợp xảy ra trên nhiều đơn vị tái bản,đơn vị nào có nhiều cặp GX được tổng hợp trước,nhiều AT tổng hợp sau .. - Nhiều loại Enzim tham gia ... 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 5 2 a. Cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd cho giao tử AbCd chiếm tỉ lệ (1/2)4 = 1/16 .. b. AaBbCcDd x AaBbCcDd à Cho hợp tử có kiểu gen AaBbCcdd chiếm tỉ lệ 1/2 x 1/2 x 1/2 x 1/4 = 1/32 c. - Cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa có thể cho các giao tử như : A ; a ; AA ; Aa ; aa ; AAa ; Aaa ; AAaa . - Những loại giao tử có khả năng thụ tinh là : AA ; Aa ; aa - Phương pháp tạo thể tứ bội trên : + Tứ bội hoá cơ thể lưỡng bôi có kiểu gen Aa à AAaa . + Cơ thể lưỡng của bố và mẹ đều có kiểu gen Aa khi phát sinh giao tử nhưng không giảm nhiễm ,sự kết hợp của 2 giao tử Aa hình thành thể tứ bội P : Aa Aa GP : Aa Aa F1 : AAaa 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 6 2 a. Khi đưa các sinh vật đã bị đột biến vào môi trường có thể xảy ra 2 khả năng : - Sinh vật không thích nghi được với môi trường sống sẽ bị tiêu diệt - Sinh vật thích nghi với môi trường mới sẽ sinh trưởng phát triển mạnh,tăng nhanh số lượng cá thể trong quần thể . b. Đột biến giao tử có thể chuyển thành thể đột biến trong những trường hợp sau : - Đột biến là gen trội : VD : aa x aa à Aa . - Đột biến là gen lặn : + Trên cơ thể đơn bội : A à a + Trên cơ thể dị hợp : Aa x Aa à aa . + Trên NST giới tính : Trên NST X không có gen tương ứng trên Y hoặc trên NST Y không có gen tương ứng trên X c. Tổng số nuclêôtit của mỗi gen là N = 2000 - Gen A : Có số từng loại là : A = T = 21% . 2000 = 420 (nu) G = X = 29% . 2000 = 580 (nu) - Gen B : Số nu tong loại : A = T = 33% . 2000 = 660 (nu) G = X = 17%.2000 = 340 (nu) Gen A có H = 2A + 3G = 2580 liên kết hiđrô,gen B có H = 2A +3G = 2340 liên kết hiđrô à Gen A bền hơn nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 7 2 Trong phép lai thứ 2 thu được tỉ lệ 260 cây hoa trắng : 61 cây hoa vàng ú tỉ lệ 13 : 3 thế hệ con có 16 tổ hợp => F1 dị hợp về 2 cặp gen AaBb và bài toán tuân theo qui luật tương tác gen dạng át chế Gen A át chế gen B và b nên có kiểu hình màu trắng, còn kiểu gen aabb không bị át chế cũng cho kiểu hình màu trắng => kiểu gen bố mẹ là : P : AABB x aabb.. Qui định : (A-B-) màu trắng (aaB-) : màu vàng (A-bb) (aabb) .. Ta có sơ đồ lai : PT/C : (hoa trắng) AABB x aabb (hoa trắng) GP : AB ab F1 : AaBb (100% hoa trắng) * Trong phép lai 1 : Đã tạo 8 tổ hợp => cây hoa trắng đem lai với cây F1 phải cho ra 2 loại giao tử và có kiểu gen là Aabb .. Vậy sơ đồ lai của trường hợp này : P : (hoa trắng) AaBb x Aabb (hoa trắng) G : AB ; Ab ;aB ; ab Ab ; ab F : Kiểu gen : 3(A-B-) : 3(A-bb) : 1(aabb) : 1(aaBb) Kiểu hình : 7 hoa trắng : 1 hoa vàng... * Trong phép lai 2 : Đã tạo 16 tổ hợp => cây hoa trắng đem lai với cây F1 phải cho ra 4 loại giao tử và có kiểu gen là AaBb Vậy sơ đồ lai của trường hợp này : P : (hoa trắng) AaBb x AaBb (hoa trắng) G : AB ; Ab ;aB ; ab AB; Ab; aB ; ab F : Kiểu gen : 9(A-B-) : 3(A-bb) : 1(aabb) : 3(aaB-) Kiểu hình : 13 hoa trắng : 3 hoa vàng 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 8 2 * Trình tự các nuclêôtit trong gen B là : Chuỗi pep tit : Lizin - a.glutamic - a.glutamic - prôdin mARN : AGG - GAG - GAG - XXX Mạch khuân : TXX - XTX - XTX - GGG Mạch bổ sung: AGG - GAG - GAG - XXX Gen B . * Trình tự các nuclêôtit trong gen b là : Chuỗi pep tit : Lizin - a.glutamic - a.glutamic - histidin mARN : AGG - GAG - GAG - XAX Mạch khuân : TXX - XTX - XTX - GTG Gen b Mạch bổ sung: AGG - GAG - GAG - XAX a. Đột biến trên thuộc dạng thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp T-A Cơ chế phát sinh : Kì đầu của nguyên phân khi ADN thực hiện nhân đôi có hiện tượng lắp ghép nhằm nuclêôtit vào vị trí tương ứng ở cặp số 11 và kết quả thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp T - A : G - X à G - T à T - A . (hoặc khi thực hiện phiên mã có sự lắp ghép nhầm nuclê ở vị trí 11 là X thành A) b. Gen B có : A = T = 3 ; G = X = 9 Gen b có : A = T = 4 ; G = X = 8 ............................................................. Số nuclêôtit từng loại trong hợp tử có kiểu gen Bb A = T = 7 ; G = X = 17 ......................................................................... c. - Kiểu gen bb có số nuclêôtit từng loại là A = T = 8 ; G = X = 16 .......................................................................... - Khi gen này thực hiện nhân đôi liên tiếp 3 lần thì môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit từng loại là A’ = T’ = 8(23 - 1) = 56 (nuclêôtit) G’ = X’ = 17(23 - 1) = 119 (nu) ............................................................. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 9 2.5 a. - Trong dải bức xạ mặt trời có một vùng ánh sáng chúng ta nhìn thấy đó là ánh sáng trắng . Khi ánh sáng trắng chiếu qua lá ,cây hấp thụ vùng đỏ và vùng xanh tím,để lại hoàn toàn vùng lục ,vì vậy khi nhìn vào lá cây chúng ta thấy lá cây có màu xanh lục . - Khi chiếu ánh sáng đỏ đơn sắc vào lá cây thì lá cây có màu xanh lục (điều kiện chiếu sáng ban ngày),hoặc màu đen (điều kiện chiếu sáng ban đêm) b. Tế bào thực vật không bị đầu độc bởi NH3 vì cơ thể đã thực hiện : - Quá trình đồng hoá nitơ trong cây : Khử NH3 thành các axit amin hoặc các axit amin được tạo thành có thể kết hợp với NH3 để tạo thành các amit .. + Axit piruvic + NH3 + 2H+ à Alanin + H2O + Axit xêtôglutamic + NH3 + 2H+ à Glutamin + H2O . + Axit fumaric + NH3 à Aspactic. + Axit ôxalô axêtic + NH3 à Aspactic + H2O .. + Axit amin đicacbõilic + NH3 à Amit - Một phần NH3 được thoát hơi cùng với nước qua lá và một phần tạo nên muối khoáng cho cây c. Hiện tượng xuất hiện các giọt nước ứ ra từ mép lá trong thí nghiệm trên là hiện tượng ứ giọt .Vì không khí trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà ,nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành các giọt ở mép lá. .. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 10 1.5 a. Số tế bào con do mỗi hợp tử sinh ra - Hợp tử thứ nhất sinh ra 2 tế bào - Hợp tử thứ hai sinh ra 8 tế bào .. - Hợp tử thứ ba sinh ra 16 tế bào .. b. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử - Hợp tử thứ nhất 1 lần . - Hợp tử thứ hai 3 lần . - Hợp tử thứ ba 4 lần. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: