Câu II. Khi nghiên cứu tiêu bản nhiễm sắc thể của một loài thực vật có 2n = 20, người ta thấy có 2 tế bào bất bình thường: 1 tế bào chứa 18 nhiễm sắc thể và 1 tế bào chứa 24 nhiễm sắc thể. Cả 2 tế bào trên đều có hàm lượng ADN không đổi so với tế bào bình thường.
1) Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự khác thường trên.
2) Bằng cách nào để có thể kiểm nghiệm những điều giải thích đó?
Đề chính thức Sở Gd&Đt Nghệ an Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia lớp 12 Năm học 2006 - 2007 Bản chính Môn thi: sinh học Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 07/11/2006 (Đề thi này có 2 trang) Câu I. ở một giống ngô, người ta thấy có một hợp tử chứa 8 cặp nhiễm sắc thể bình thường, 2 cặp còn lại chỉ có một chiếc. Hợp tử đó phát triển thành cây ngô không bình thường. 1) Trong di truyền học, cây ngô đó được gọi là gì? Dự đoán đặc điểm hình thái, sinh lý của nó. 2) Những hợp tử mang đột biến trên có thể đã được hình thành như thế nào? 3) Cho biết số lượng nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng ở cây ngô đột biến thể 3 nhiễm kép và thể tam bội. Câu II. Khi nghiên cứu tiêu bản nhiễm sắc thể của một loài thực vật có 2n = 20, người ta thấy có 2 tế bào bất bình thường: 1 tế bào chứa 18 nhiễm sắc thể và 1 tế bào chứa 24 nhiễm sắc thể. Cả 2 tế bào trên đều có hàm lượng ADN không đổi so với tế bào bình thường. 1) Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự khác thường trên. 2) Bằng cách nào để có thể kiểm nghiệm những điều giải thích đó? Câu III. Xét 3 cặp gen dị hợp tử ở một cơ thể động vật bậc cao. Khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với tỷ lệ như sau: 20% ABXD ; 20% ABXd ; 20% abXD ; 20%abXd 5%AbXD ; 5%AbXd ; 5%aBXD ; 5%aBXd Biện luận để xác định kiểu gen của cá thể đó và viết bản đồ gen của nó. Câu IV. Một thí nghiệm ở hoa Liên hình: Trong điều kiện 350C cho lai 2 cây hoa trắng với nhau thu được 50 hạt. Đem gieo các hạt này trong môi trường 200C thì mọc lên 25 cây hoa đỏ, 25 cây hoa trắng. Cho những cây này giao phấn thu được 2000 hạt. Khi đem số hạt đó gieo trong điều kiện 200C thu được 875 cây hoa đỏ, 1125 cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả trên. ( Biết rằng màu hoa do 1 cặp gen quy định, tính trạng hoa đỏ là trội so với hoa trắng) Câu V. Lai hai thứ ngô thuần chủng, một thứ cao 140cm , một thứ cao 100cm. ở F1 thu được đồng loạt cây có chiều cao 120cm. ở F2 có xấp xỉ 6% cây cao 140cm và xấp xỉ 6% cây cao 100cm. Giả thiết gen trội làm tăng chiều cao của cây. 1) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng kích thước của cây ngô. 2) Xác định tỷ lệ từng loại kiểu hình ở F2. 5'....ATG XXT XAA TGG TTT XAA .... 3' (1) (2) (3) (4) (5) (6) Câu VI. Một đoạn trên mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 1) Hãy cho biết trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên đoạn mARN được tổng hợp từ đoạn gen trên. Viết bộ ba đối mã của các tARN tương ứng. 2) Xác định số liên kết phôtphođieste của đoạn gen trên. Câu VII. 1) Một quần thể thỏ giảm sút số lượng. Để cứu vãn tình thế, người ta bổ sung vào quần thể một số cá thể. Theo anh (chị) cách đó được không? Giải thích. 2) Vì sao những quần thể có số lượng cá thể quá ít thì có nguy cơ tuyệt chủng? 3) Khi nghiên cứu về số lượng cá thể của một quần thể, người ta xây dựng được sơ đồ sau: 4 5 4 5 2 1 8 6 7 Mức chuẩn Mức chuẩn Hãy cho biết sơ đồ trên phản ánh nội dung gì và chú thích các số trên sơ đồ đó? Câu VIII. 1) Ký hiệu chuỗi thức ăn dài nhất của quần xã sinh vật ở một hồ nước rộng là A, chuỗi thức ăn dài nhất của quần xã sinh vật ở một đồng cỏ là B. Hãy cho biết chuỗi nào có nhiều mắt xích hơn? Vì sao? 2) Xích thức ăn phế liệu (detritus) là xích thức ăn như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ. 3) Sinh vật phân huỷ (1 trong 3 loại sinh vật trong chuỗi thức ăn) gồm những sinh vật nào? Vai trò chính của nhóm sinh vật này trong hệ sinh thái? 4) Một hệ sinh thái rừng nhiệt đới có các sinh vật chủ yếu: Cây gỗ lớn, vi khuẩn, đại bàng, cây bụi, cỏ, nai, sâu xanh ăn lá, địa y, hổ, thú nhỏ ăn sâu bọ, bọ ngựa, nấm. a. Hãy xếp các sinh vật trên thành từng nhóm theo các bậc dinh dưỡng. b. Xét về quan hệ dinh dưỡng, quần thể sâu xanh ít bị biến động hơn so với bọ ngựa và thú nhỏ ăn sâu bọ. Vì sao? Câu IX. 1) Nêu nguyên nhân gây hiện tượng mạch đập. Chứng minh rằng mạch đập không phải do máu chảy trong mạch gây nên bằng một thí nghiệm đơn giản. 2) ở người sắc tố hô hấp hêmôglôbin và miôglôbin đều có khả năng liên kết và phân li với ôxi. a. Vì sao cơ thể không sử dụng miôglôbin mà phải sử dụng hêmôglôbin vào việc vận chuyển và cung cấp ôxi cho các mô? b. Tại sao cơ vân không sử dụng hêmôglôbin mà sử dụng miôglôbin để dự trữ ôxi? Câu X. 1) Khi lượng đường trong máu giảm thì sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết nhờ thông tin ngược diễn ra như thế nào? 2) Tại sao sau khi tiêm chủng văcxin thương hàn thì người ta không mắc bệnh thương hàn nữa? ----------Hết---------- Họ và tên:....................................................................................... Số báo danh: ....................................................
Tài liệu đính kèm: