Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

X, Y là 2 chất khí vô cơ không màu. Nung nóng hai khí này trong bình kín ở nhiệt độ cao và áp suất cao, sau đó làm lạnh được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào nước được dung dịch B. Cho B tan trong dung dịch kiềm hoặc dung dịch axit lại giải phóng ra hai khí X, Y. Cho biết X, Y là các khí gì? Công thức và tên gọi A, B? Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm trong X, Y. Viết các phương trình phản ứng.

 

doc 2 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG quốc gia môn Hóa học (Đề 1) - Năm học 2006-2007 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản chính
 Đề chính thức
Sở Gd&Đt Nghệ an
Kỳ thi chọn đội tuyển dự thi hsg quốc gia lớp 12 
Năm học 2006 - 2007
Môn thi: hóa học
Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 06/11/2006
(Đề thi này có 2 trang)
Câu I. 
 1, Tính số oxi hóa riêng lẻ của các nguyên tử trong:
K2S2O3 ; K3[Cu(CN)4]; K3[Cr(OH)6]; Na2Cr2O11 .
 2, Một hợp chất hóa học có tên là Beryl thành phần gồm có 31,3 %Si; 53,6% O , còn lại là của 2 nguyên tố X, Y. Xác định công thức của Beryl dưới dạng công thức oxit kép và dạng silicat kép. Biết cấu hình electron nguyên tử của X, Y có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử sau: 
 X: 	n=3 	l=1	m=-1 	 s= 
 Y: n = 2 	l = 0	m=0	s= 
Câu II. 
1, X, Y là 2 chất khí vô cơ không màu. Nung nóng hai khí này trong bình kín ở nhiệt độ cao và áp suất cao, sau đó làm lạnh được chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào nước được dung dịch B. Cho B tan trong dung dịch kiềm hoặc dung dịch axit lại giải phóng ra hai khí X, Y. Cho biết X, Y là các khí gì? Công thức và tên gọi A, B? Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm trong X, Y. Viết các phương trình phản ứng. 
2, Xác định các chất ứng với các chữ cái A, B, C, D, X, Y, Z, T, U và hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: 
+Mg , t0/este
(3)
---đ
+Z(kh)
 (5)
---đ
+B(kh)
(1)
---đ
Làm lạnh 
(2)
+X(kh)
(4)
A(kh)	 C(kh) 	 D(kh) 	 
 -----đ
+U(kh)
 (6)
	Y(kh) 	 T(kh) 	 A (kh)	
 Biết các chất khí có thành phần nguyên tố N, O, S, H và chúng là những hợp chất vô cơ.
Câu III.
1, Giải thích tại sao bạc kim loại không tác dụng được với dung dịch HCl mà tác dụng được với dung dịch HI để giải phóng H2 . Biết E0 = +0,8V; Tích số tan của AgCl và AgI lần lượt là TAgCl = 10-9,75 và TAgI = 10-16 ; nồng độ của HCl , HI đều bằng 1M.
-đ 
ơ- 
2, ở 8200C hằng số cân bằng của hai phản ứng: 
-đ 
ơ- 
	CaCO3(r) CaO(r) + CO2 (kh) 	là k1 = 0,2
và 	C(r) + CO2 (kh) 2CO(kh) 	là k2 =2,0
 Người ta cho 1mol CaCO3 và 1 mol C vào bình chân không 22,4 lít, được giữ ở 8200C . Hãy tính thành phần của hệ ở trạng thái cân bằng? ở nhiệt độ 8200C sự phân hủy của CaCO3 sẽ hoàn toàn khi thể tích bình bằng bao nhiêu?
Câu IV 
1, Hòa tan a gam kim loại M bằng một lượng vừa đủ 200gam dung dịch HCl thu được dung dịch muối có nồng độ 11,96% và 4,48 lít H2 (đktc) 
 a, Tính a và xác định M
 b, M tạo ra được hợp chất M' trong đó M có mức oxi hóa +4. M' có khả năng oxihóa Br- , Cl- thành các đơn chất . Để M' chỉ oxi hóa Br- trong dung dịch chứa Cl- và Br- có cùng nồng độ 1M thì nên dùng môi trường là H2SO4 đặc hay loãng ? Giải thích ? 
Cho biết: 	M+4 + 2e đ M2+ E0 = +1,23V
	Br2 + 2e	 đ 2Br- E0 = +1,07V
	Cl2 + 2e	 đ 2Cl- E0 = +1,36V	
2, a. Có một pin trong đó xẩy ra phản ứng:
	Pb(r) + CuBr2 (dd 0,01M) đ PbBr2(r) + Cu(r)
Hãy biểu diễn pin theo hệ thống kí hiệu quy ước và viết phương trình xẩy ra ở mỗi điện cực.
 b. ở 250C sức điện động của pin bằng 0,442V thì tích số tan của PbBr2 (r) bằng bao nhiêu. Cho E0 = -0,126V ; E0 = 0,34V
Câu V. 
t0 cao
1, Cho các phương trình phản ứng với hệ số của 1 chất cho trước như sau:
t0
	a, 3MnO2 đ (A) + O2 
t0
	b, MnO2 + 2NH3 đ (B) + N2 + H2O
Pt
	c, (D) + Na2CO3 nóng chảy đ 2NaFeO2 +CO2 
	d, (E) + 7H2 đ NH3 + H2O
	e, (G) + H2O + (H) đ 2Na2[Pb(OH)4] + Na2[Pb(OH)6]
Xác định công thức phân tử của A, B, C, D, E, G, H và cân bằng các phương trình phản ứng.
2, Hòa tan 11 gam Ba(NO3)2 vào 100gam H2O , nhiệt độ sôi của dung dịch tăng 0,4660C ; KS(H2O) = 0,51.
	a, Vì sao kết quả thực tế lại cao hơn tính theo lý thuyết.
	b, Tính độ điện li à của Ba(NO3)2 trong dung dịch đó.
 Cho biết: 	Be =9; Al =27; Si = 28 ; O = 16; Ag = 108; Cl = 35,5; I = 127; 	 C= 12; Ca = 40 ; Mn = 55; H = 1; Ba = 137 ; N =14; Br = 80;
	Cu = 64; Pb = 207; Fe = 56, Zn = 65; 	 
___________Hết___________
Thí sinh không được sử dụng bảng Tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Họ và tên:....................................................................................... Số báo danh: .................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_du_thi_hsg_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_1_n.doc
  • docdap an hoa vong 1.doc