Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT môn thi: Sinh học - Ngày 2

Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT môn thi: Sinh học - Ngày 2

Câu 1. (3,5 điểm)

a. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? Nêu những thí nghiệm chứng minh.

b. Tại sao khi tâm nhĩ co, máu chỉ chảy xuống tâm thất mà không dồn trở lại tĩnh mạch ?

c. Em hiểu như thế nào về “ Quy luật Staling” trong hoạt động của tim ?

d. Adrenalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ.Vẽ sơ đồ truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glycôgen

Câu 2. (2,5 điểm)

a. Nêu cơ chế nhân nồng độ ngược dòng trong hoạt động của thận.

b. Tại sao động vật sống trên cạn không thể thải NH3 theo nước tiểu, trong khi các động vật sống trong nước ngọt có thể thải NH3 trong nước tiểu ?

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5931Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT môn thi: Sinh học - Ngày 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức
h 
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2009 - 2010
 	 Môn thi: SINH HỌC
 Thời gian làm bài: 180 phút 
	 Ngày thi: 04/11/2009
Câu 1. (3,5 điểm)
 Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha ? Nêu những thí nghiệm chứng minh.
b. Tại sao khi tâm nhĩ co, máu chỉ chảy xuống tâm thất mà không dồn trở lại tĩnh mạch ?
c. Em hiểu như thế nào về “ Quy luật Staling” trong hoạt động của tim ?
d. Adrenalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glycôgen thành glucôzơ.Vẽ sơ đồ truyền tín hiệu từ adrenalin đến phản ứng phân giải glycôgen
Câu 2. (2,5 điểm)
 Nêu cơ chế nhân nồng độ ngược dòng trong hoạt động của thận.
b. Tại sao động vật sống trên cạn không thể thải NH3 theo nước tiểu, trong khi các động vật sống trong nước ngọt có thể thải NH3 trong nước tiểu ?
Câu 3. (1,5 điểm) Vì sao một số động vật có vú lại thích nghi được với điều kiện sống thiếu nước ở sa mạc ?
Câu 4. (2,0 điểm) Trong hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli nếu đột biến xảy ra ở gen điều hòa R (còn gọi là Lac I) thì có thể dẫn đến hậu quả gì liên quan đến sự biểu hiện của gen cấu trúc.
Câu 5. (1,5 điểm) 
 Công thức của địnhluật Hacđi – Vanbec áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p2(AA) + 2pq(Aa)+q2(aa) =1 (Trong đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen)
 Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y(xét ở loài giới đực dị giao tử XY, tỉ lệ đực:cái = 1:1).
 Câu 6. (2,5 điểm) 
Khi lai cá đực (XX) vảy trắng, to thuần chủng với cá cái (XY) vảy trắng, nhỏ thu được F1 đều vảy trắng, to. Cho cá cái F1 lai phân tích ( lai với cá đực vảy trắng, nhỏ) được tỉ lệ: 9 cá vảy trắng, to: 6 cá vảy trắng, nhỏ: 4 cá vảy đỏ, nhỏ (♂): 1 cá vảy đỏ, to (♂). Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1. Biết kích thước vảy do 1 gen quy định. 
Câu 7. (2,0 điểm) 
 Khi lai 2 thứ ngô thuần chủng cây cao, hạt trắng với cây thấp, hạt đỏ thu được F1 toàn cây cao, hạt đỏ. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 gồm: 38,25% cây cao, hạt đỏ:36,75% cây thấp, hạt đỏ: 18% cây cao, hạt trắng:7% cây thấp, hạt trắng. 
 Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1. Biết màu hạt do 1 gen quy định.
Câu 8. (2,5 điểm) 
Cho một cặp côn trùng thuần chủng giao phối với nhau được F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh dài.
 	a. Cho con cái F1 lai phân tích được :
45% con mắt trắng, cánh ngắn: 30% con mắt trắng,cánh dài: 20% con mắt đỏ, cánh dài: 5% con mắt đỏ, cánh ngắn
b. Cho con đực F1 lai phân tích được :
25% con ♀mắt đỏ, cánh dài: 25% con ♀ mắt trắng, cánh dài:50% con ♂ mắt trắng, cánh ngắn.
 Biện luận để xác định quy luật di truyền các cặp tính, viết kiểu gen P, F1 và giao tử F1. 
 Biết chiều dài cánh do 1 gen quy định.
Câu 9. (2,0 điểm) 
 Một loài có kiểu nhiễm sắc thể giới tính ♀ XX, ♂ XY. Lai ♀ đen với ♂ trắng thuần chủng thu được thế hệ con F1 100% có màu trắng. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thu được:
 ♂: 100% trắng; ♀: 50% trắng: 37,5% đen: 12,5% hung đỏ.
 Biện luận để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng và xác định kiểu gen của P, F1 và giao tử của F1
--------------Hết--------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: SINH HỌC
 (Ngày thi: 04/11/2009)
Câu
NỘI DUNG
Điểm
Câu 1
3,5 đ
a. 
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì: Dây thần kinh được nối với tủy sống theo 2 rễ: rễ trước (sợi vận động) và rễ sau(rễ cảm giác). Các rễ này là thành phần của các noron vận động và noron cảm giác mà các tua của nó nhập lại thành dây thần kinh tủy nên dây thần kinh tủy là dây pha
- Có thể thí nghiệm bằng cách cắt các rễ và kích thích vào da: cắt rễ sau sẽ mất cảm giác, cắt rễ trước bị liệt các cơ tương ứng.
0.5
0,5
b. Vì tâm nhĩ co bắt đầu từ sự phát nhịp của nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải gần lối vào của tĩnh mạch chủ trên, nên khi tâm nhĩ co bắt đầu từ phía trên rồi mới lan ra khắp hai tâm nhĩ, vì vậy lực co của tâm nhĩ đã bít các lỗ vào của tĩnh mạch do vậy máu chỉ dồn xuống tâm thất.
0,5
a. 
- Quy luật Staling: Trong điều kiện bình thường, thể tích máu do tim đẩy đi được điều hòa bởi lượng máu chảy từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ phải.
- Đó là do: Cơ tim trước khi co đã ở trạng thái giãn, nó sẽ co mạnh hơn. Khi trong tâm nhĩ có ít máu các sợi cơ không được giãn nhiều nên tâm nhĩ co bóp yếu làm lượng máu đổ vào tâm thất ít à Cơ tâm thất co yếu hơn à lượng máu do tim đẩy đi ít hơn.
- Khi trong tâm nhĩ có nhiều máu, các sợi cơ giãn mạnh làm cho tâm nhĩ co bóp mạnh nên lượng máu đổ vào tâm thất nhiều à Cơ tâm thất co mạnh hơn à Lượng máu do tim đẩy đi nhiều hơn.
0.5
0,5
0,5
b. Con dường truyền tín hiệu từ Adrenalin:
- Adrenalin à Thụ thể màng à Protein G à Adrenylat-cyclaza à cAMP à Các kinaza à Glycôgen photphorylaza à (Glycôgen à glucôzơ)
0,5
Câu 2 
2,5 đ
a. Cơ chế nhân nồng độ ngược dòng xẩy ra chủ yếu ở quai Henle do sự vận chuyển nước và muối ở 2 nhánh xuống và lên của quai Henle:
- Nước ra ở nhánh xuống của quai Henle (theo cơ chế thụ động) làm nồng độ chất tan trong dung dịch lọc ở trong ống thận tăng dần.
- Trong thành phần dày của nhánh lên của quai Henle, NaCl được bơm ra dịch gian bào (tuy ở đây nước không được thấm ra) làm mất muối, dịch lọc loãng dần.
 Kết quả gây ra nồng độ nước cực đại ở phần quai, phần lớn nằm trong phần tủy thận gây rút nước ở phần ống góp làm nước tiểu được cô đặc.
0,5
0,5
a. – NH3 là chất rất độc, nồng độ thấp đã có thể gây rối loạn hoạt động của tế bào. Để tránh tác động có hại của NH3 cơ thể phải thải NH3 dưới dạng dung dịch càng loãng càng tốt.
- Động vật sống trên cạn không có đủ nước để pha loãng NH3 và thải nó cùng nước tiểu.
- Động vật sống trong môi trường nước ngọt có dịch cơ thể ưu trương so với môi trường nước nên nước có xu hướng đi vào cơ thể vì vậy chúng có thể thải nhiều nước tiểu loãng chứa NH3.
0,5
0,5
0,5
Câu 3
1,5 đ
 Vì chúng có các hình thức thích nghi sau:
- Có thể ăn thức ăn khô, uống một lúc nhiều nước (như lạc đà một lần có thể uống một lượng nước tương đương 33% trong lượng cơ thể).
- Quá trình hô hấp nội bào tạo ra rất nhiều nước.
- Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra chậm để trách hiện tượng hòa loãng máu.
- Quai Henle và ống góp của thận dài hơn nhiều so với các động vật có vú không sống trong điều kiện tương tự để tăng cường tái hấp thụ nước, tạo nước tiểu có độ đậm đặc cao, hạn chế sự bài tiết mồ hôi, tăng bài tiết muối 
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 4
2,0 đ
Operon Lac gồm các phần sau: trình tự khởi động (P), trình tự chỉ huy (O), các gen cấu trúc Z,Y,A . Gen điều hòa R cho protein ức chế R tham gia vào sự điều tiết hoạt động của operon
- Nếu đột biến xảy ra ở gen R có thể dẫn đến các hậu quả sau:
 + Xảy ra đột biến câm trong các trường hợp: đột biến nucleotit trong gen này không làm thay đổi trình tự axit amin trong protein ức chế; đột biến thay đổi axit amin trong chuỗi polipeptit của protein ức chế không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với trình tự chỉ huy (O). Hậu quả của dạng đột biến này: operon Lac hoạt động bình thường à không liên quan tới biểu hiện của gen cấu trúc.
 + Xảy ra đột biến làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy làm cho sự biểu hiện của gen cấu trúc tăng lên.
 + Làm mất hoàn toàn khả năng lien kết của protein ức chế hoặc protein ức chế không được tạo ra àcác gen cấu trúc biểu hiện liên tục
 + Xảy ra đột biến làm tăng khả năng liên kết của protein ức chế vào trình tự chỉ huy à sự biểu hiện của các gen cấu trúc giảm đi.
- Kết luận: Đột biến xảy ra ở gen điều hòa R có thể dẫn đến hậu quả khác nhau trong sự biểu hiện của gen cấu trúc.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5
1,5 đ
 Đối với 1 locut trên NST X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen :
 XAXA; XAXa; XaXa; XAY; XaY.
 Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái tần số các kiểu gen XAXA;XAXa;XaXa được tính giống như trường hợp các len trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hacdi – Van bec là:
 p2(XAXA) + 2pq(XAXa)+q2(XaXa) =1
 Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần các kiểu gen ở giới đực:p(XAY)+ q(XaY) =1 . Khi xét chỉ xét riêng trong phạm vi giới đực.
 Vì tỉ lệ đực:cái= 1:1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên ở mỗi giới giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể vậy ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, công thức tính các kiểu gen lien quan đến locut gen trên NST X (vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:
 0,5p2(XAXA) + pq(XAXa)+0,5q2(XaXa) +0,5p(XAY)+ 0,5q(XaY) =1
0,5
0,5
0,5
Câu 6
2,5 đ
 Biện luận để được:
- Cặp tính màu vảy di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu át chế của gen trội. Quy ước gen A át, a không át, B vảy đỏ, b vảy trắng. Một trong 2 cặp gen tương tác nằm trên cặp NST gới tính
- Cặp tính kích thước vảy di truyền theo quy luật phân li. Quy ước gen D vảy to, d vảy nhỏ
- Hai cặp tính di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số 20%
- Kiểu gen P: và 
- Kiểu gen F1: và 
- Giao tử ♀F1: AD XB = ad XB = AD Y = ad Y = 20%
 Ad XB = aD XB = Ad Y = aDY = 5%
0.25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 7
2,0 đ
Biện luận để được:
- Cặp tính độ cao cây di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu bổ trợ. Quy ước gen: kiểu gen A-B- quy định cây cao, A-bb, aaB-, aabb cây thấp
- Cặp tính màu hạt di truyền theo quy luật phân li. Quy ước gen: D hạt đỏ, d hạt trắng
- Hai cặp tính di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số 20%
- Kiểu gen P: BB và bb 
- Kiểu gen F1: Bb 
- Giao tử F1: Ad B = aD B= Ad b = aD b = 20%
 AD B = ad B= AD b = ad b = 5%.
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
Câu 8
2,5 đ
Biện luận để được:
- Cặp tính trạng màu mắt di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu bổ trợ và một trong 2 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. Quy ước gen: kiểu gen A-B- quy định mắt đỏ, A-bb, aaB-, aabb mắt trắng
- Cặp tính kích thước cánh di truyền theo quy luật phân li và di truyền liên kết với giới tính. Quy ước gen: D cánh dài, d cánh ngắn
- Hai cặp tính di truyền theo quy luật hoán vị gen với tần số 20% ở ruồi ♀F1 và di truyền theo quy luật liên kết gen ở ruồi ♂ F1
- Kiểu gen P: Ybb 
- Kiểu gen F1: Bb
- Giao tử F1: 
 ♀: XADB = XadB=XADb= Xadb = 20%
 XAdB = XaDB=XAdb= XaDb = 5%
 ♂: XADB =XADb= YB=Yb= 25%
0,5
0,5
0.5
0,25
0,25
0,5
Câu 9
2,0 đ
Biện luận để được:
- Cặp tính trạng màu thân di truyền theo quy luật tương tác gen theo kiểu át chế và một trong 2 cặp gen nằm trên cặp NST giới tính. Quy ước gen: A át, a không át, B thân đen, b hung đỏ. Kiểu gen A-B- , A-bb quy định màu trắng, aaB- quy định màu đen, aabb quy định màu hung đỏ.
- Cặp gen át chế nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y.
- Kiểu gen gen P: ♀: BBXaXa, ♂bbXAYA.
- Kiểu gen F1: ♀: BbXAXa, ♂BbXaYA.
- Giao tử F1:
 ♂: BXa,bXa,BYA,bYA.
 ♀: BXA,BXa,bXA,bXa.
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docĐề thi ngày thứ 2.doc