Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học Lớp 12

Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học Lớp 12

Câu 8 Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi , cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác nhau từ dó nhanh chóng tạo hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp

A cấy truyền phôi

B cấy truyền hợp tử

C nhân bản vô tính tế bào động vật

D công nghệ sinh học tế bào

 

doc 6 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MĐ 654
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN SINH HỌC 12 
 Thời gian làm bài 60 phút
PHẦN CHUNG
 SINH THÁI HỌC
Câu 1. Đặc điểm nào là cơ bản nhất đối với quần thể
 A Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định 
 B Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại 1 thời điểm nhất định
 C Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể tròng cùng 1 loài
 D. Quần thể có khả năng sinh sản , tạo thành thế hệ mới
Câu 2. Ý nào không được phản ánh trong tháp tuổi của người
 A Tỉ lệ giới tính B Tỉ lệ nhóm tuổi C. Số lượng dân cư D Trạng thái quần thể
Câu 3. Điều nào không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến động số lượng của quần thể
 A. Mức tử vong B Mức sinh sản C Mức xuất cư , mức nhập cư D. Mức cạnh tranh
Câu 4. Nấm và vi khuẩn là mối quan hệ 
 A.Cộng sinh B Kí sinh C. Hội sinh D. Hợp tác
Câu 5. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái 
 A Sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
 B. Sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
 C. Sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
 D Sự canh tranh giữa các nhóm loài trong quần thể
PHẦN TIẾN HOÁ 
Câu 6: Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng:
Chúng được tiến hoá từ những nguồn gôc khác nhau
Chúng được tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
Cấu tạo các cơ quan tương đồng là giống nhau.
Chức năng của các cơ quan tương đồng là giống nhau.
Câu 7: Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là:
Sự phân hoá khả năng biến dị của các cá thể trong loài.
Sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
Sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể.
Sự phân hoá khả năng phát sinh các đột biến của các cá thể trong quần thể.
Câu 8:Tiến hoá nhỏ là:
Quá trình biến đổi tầng số Alen và thành phần kiểu Gen của quần thể, đưa đến sự hình thành quần thể mới.
Quá trình biến đổi tầng số Alen và thành phần kiểu Gen của quần thể, đưa đến sự hình thành nòi mới.
Quá trình biến đổi tầng số Alen và thành phần kiểu Gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
Sự cách ly sinh sản của quần thể biến đổi với quần thể gốc.
Câu 9: Vì sao nói đột biến là nhân tố tiến hoá cơ bản?
Vì tạo ra một áp lực làm thay đổi tầng số các alen trong quần thể
Vì cung cấp nguyên liệu sơ cấp trong tiến hoá.
Vì tần số đột biến của vốn gen khac lớn.
Vì là cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.
Câu 10: Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi kiểu Gen hình thành đặc điểm thích nghi cho sinh vật là vai trò của nhân tố nào?
Nhân tố đột biến.
Nhân tố giao phối.
Nhân tố chon lọc tự nhiên.
Nhân tố di – nhập gen.
Câu 11: Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
Cách ly địa lý, sinh thái.
Cách ly địa lý
Cách ly địa lý, sinh sản
Cách ly sinh sản.
DI TRUYỀN HỌC
Câu 12.- Cơ sở để phân biệt đột biến gen là:
Dựa vào biến đổi di truyền ở cấp độ phân tử.
Dựa vào nguồn gốc,cơ chế phát sinh đột biến
Dựa vào các biến đổi của từng nuclêôtit riêng rẽ
Dựa vào sự sai sót khi nhân đôi ADN
Dựa vào biến đổi kiểu hình của thể đột biến
 Phương án đúng là:
 A 1,2,5 B 1,3,5 C 1,2,3 D 2,3,4
 Câu 13.- Mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây hậu quả gì?
A.Gây chết hay làm giảm sức sống
BKhông ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật.
C Tăng sức đề kháng của cơ thể
D Mất di một số tính trạng.
 Câu 14.- Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là?
ASợi nhiễm sắc 
B Crômatit
C.Nuclêôxôm
D Nuclêôtit
 Câu 15.- Loại giao tử AbD có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây ?
 A AA.BB.DD. B AA.Bb.dd. C Aa.bb.Dd. D Aa.Bb.dd.
 Câu 16.- Hiện tượng các gen thuộc các lôcút khác nhau cùng tác động quy định một tính trạng được gọi là:
A Gen trội lấn át gen lặn
B Tính đa hiệu của gen
C.Tương tác gen không alen
D Liên kết gen
 Câu 17.- Một cặp gen dị hợp,mỗi gen dài 5100 Ao.Gen A có 20% Ađênin,Gen a có 15% Guanin Đột biến dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa.Tính số lượng từng loại nuclêôtit của kiểu gen đó?
 A. A = T = 1650 ; G = X = 1350 B) A = T = 2700; G = X = 1800
 C. A = T = 2250 , G = X = 2250 D. A = T = 1800; G = X = 2700
 Câu 18.- Sự rối loạn phân ly của 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử:
 A. 2n ; n B n+1 ; n -1
 C. 2n + 1 ; 2n - 1 D. a,b,c đều sai
 Câu 19.- Trong 1 quần thể giao phối;thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ P là: 0,3 AA + 0,4 Aa +0,3 aa = 1. thì thành phần kiểu gen ở thế hệ F4 là:
 A. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0.25 aa B. 0,16AA + 0,48 Aa + 0,36 aa
 C 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10 aa D 0,42 AA + 0, 49 Aa + 0,09 aa
 Câu 20.- Quần thể nào sau đây chưa cân bằng?
 A. 0,01AA + 0,18Aa + 0,81aa B 0,4AA + 0,2Aa + 0,4aa
 C 0,04 AA + 0,32Aa +0,64aa D 0,16AA + 0,48Aa + 0,36 aa
 Câu 21.- Đặc điểm di truyền chéo ở người:
Gen lặn nằm trên NST X ;mẹ truyền cho con gái
Gen lặn nằm trên NST Y ;bố truyền cho con trai
C.Gen lặn nằm trên NST X; ông ngoại truyền cho cháu trai
 D Gen lặn nằm trên NST Y; bà ngoại truyền cho cháu trai
Câu 22 : Đặc điêm nào dưới đây là đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập :
A Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 
B Làm xuất hiện biến dị tổ hợp 
C Các gen không alen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng
D Các gen phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do
Câu 23 Ở cà chua alen A qui định thân cao . alen a qui định thân thấp 
 Alen B qui định quả tròn . alen a qui dịn quả bầu dục
Các gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn với nhau . Cho lai giữa hai thứ cà chua thân cao quả tròn thuần chủng với cà chua thân thấp ,quả bầu dục thuần chủng thu đươc F1 ,Cho F1 tạp giao tỉ lê Kiểu hình ở F2 như thế nào ?
A 3:1 B 3:3:1:1 C 9:3:3;1 D 1:2;1
Câu 24 Quy luật phân ly độc lập thực chất nói về 
A Sự phân ly độc lập các tính trạng 
B Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9 :3;3:1 
C Sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh
D Sự phân ly dộc lập các alen trong quá trình giảm phân
Câu 25 Nói về sự trao đổi chéo giữa các NST trong giảm phân ,nội dung nào sau đây dúng ?
A Trên cặp NST tương đồng hiện tượng trao đổi chéo luôn luôn xảy ra
B Hiện tượng trao dổi chéo xảy ra trong giảm phân dã phân bố lại vị trí các gen trong bộ NST
C Hiện tượng trao đổi chéo xảy ra giữa các crômatit khác nhau của các cặp NST tương đồng ở Kì đầu của quá trình giảm phân I
D Hiện tượng trao dổi chéo xảy ra giữa các cặp NST tương dồng khác nhau ở kì đầu của quá trình giảm phân
Câu 26 Sau đây là kết quả phép lai thuận nghịch ở ruồi giấm
 P ♀Mắt nâu x ♂ mắt đỏ thẩm →F1 100% mắt dỏ thẩm
 P ♀ Mắt dỏ thẫm x ♂ mắt nâu → F1 100% mắt dỏ thẩm
Kết quả phép lai cho thấy
A Màu mắt do 2 cặp gen qui định và có 1 gen nằm trên NST giới tính 
B Màu mắt do 1 gen qui định và nằm trên NST X
C Màu mắt do 1 gen qui định và nằm trên NST thường
D Màu mắt do gen nằm trong tế bào chất qui định
Câu 27 Chữ in hoa là alen trội và chữ thưòng là alen lặn .Mỗi gen qui định 1 tính trạng . thực hiện phép lai 
 P: AaBbCcDd xAabbCcDd
Tỉ lệ phân ly F1 của kiểu gen AABBCcDd là
A 13/ 128 B 15/128 C 27/128 D 0
Câu 28 Màu sắc hoa mõm chó do 1gen qui định .Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa ,ngưỡi ta thu được kết quả sau: P Hoa hồng x hoa hồng → F1 25%hoa đỏ :50% hoa hồng: 25% hoa trắng .Kết quả của phép lai được giải thích như thế nào ?
A Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng 
B Hoa hồng là tính trạng đồng trội
C Hoa trắng trội hoàn toàn so với hoa đỏ
D Hoa hồng là tính trạng trung gian giữa hoa đỏ và hoa trắng
Câu 29 Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AB / ab xảy ra hoán vị gen với tần số 20% .Tỉ lệ giao tử AB là 
A 20% B 30% C 40% D 10%
Câu 30 Phương pháp chủ yếu để tạo biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi là 
A Sử dụng các tác nhân vật lý
B Sử dụngcác tác nhân hoá học 
C Lai hữu tính ( lai giống)
D Thay đổi môi trường sống
Câu 31 Phương pháp nào sau đây không dược sử dụng để tạo sinh vât biến đổi gen
A Dưa thêm một gen lạ vào hệ gen
B Làm biến dổi một gen sẵn có trong hệ gen
C Loại bỏ hay làm bất hoạt một gen trong hệ gen
D Nuôi cấy hạt phấn
Câu 32 Dùng hoá chất consixin tác đông vào loại cây trồng nào dưới đây tạo giống tam bội dem lại hiệu quả kinh tế cao 
A Lúa B Đâu tương C Dâu tằm D ngô
B. PHẦN RIÊNG (DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO )
Câu 1. Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu ngày là
 A T = ( n – k ) x B. T = ( x – k ) n C T = ( k – x ) n D T = ( x – n ) k
Câu 2. Câu nào đúng
 A. Thỏ vùng ôn đới có tai và đuôi nhỏ hơn thỏ vùng nhiệt đới 
 B Thỏ vùng ôn đới có tai và đuôi lớn hơn hơn thỏ vùng nhiệt đới 
 C. Thỏ vùng ôn đới có tai nhỏ hơn và đuôi lớn hơn thỏ vùng nhiệt đới 
 D Thỏ vùng ôn đới có tai lớn hơn và đuôi nhỏ hơn thỏ vùng ôn đới
Câu 3. Thực vật ăn sâu bọ thường mọc ở đâu ?
 A. Đất nghèo kali B Đất nghèo natri C. Đất nghèo nitơ D Đất nghèo photpho
Câu 4: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hoá Kimura là:
Nêu lên vai tró của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hoá độc lập với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Phủ nhận vai trò của chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại.
Công nhận vai trò của cho lọc tự nhiên.
Giải thích sự đa hình cân bằng trong quần thể giao phối
Câu 5: Dấu hiệu nào không đúng với hướng tiến bộ sinh học
A Số lượng cá thể tăng dần, tỷ lệ sống sót ngày càng cao.
B Khu phân bố mở rộng và liên tục.
C Số lượng cá thể giảm dần, tỷ lệ sống sót ngày càng thấp.
D Phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng phong phú.
Câu 6. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen Aa.BD/bd. Khi tế bào giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại tinh trùng?
 A 4 hoăc 8 loại tinh trùng B 2 hoăc 4 loại tinh trùng
 C Chỉ có 8 loại tinh trùng D Chỉ có 2 loại tinh trùng
Câu 7.- xét 1 cá thể dị hợp Aa.Qua 3 lần tự thụ phấn liên tiếp thì
 tỷ lệ đồng hợp tử xuất hiện là bao nhiêu?
 A 12,5% B 25% C 75% D 87,5%
Câu8 Ý nào không dúng đối với công đoạn nuôi cấy tế bào
A Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích tế bào hình thành mô sẹo 
B Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể
C Dùng hooomon sinh trưởng kich thich mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
D Nuôi cấy tế bào để tạo mô sẹo
PHẦN DÀNH CHO CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 1. Trình tự nào được xem là 1 chuổi thức ăn
 A Cây ngô – Sâu ăn lá cải – Chim sâu
 B Cá rô - Rắn – Chim đại bàng
 C. Cỏ - Châu chấu - Ếch
 D Thỏ - Chó sói – Sư tử 
Câu 2. Nhịp sinh học bao gồm
Chu kì ngày đêm
Nhịp điệu múa
Chu kì sinh trưởng
 A 1 và 3 B. 2 và 3 C 1 , 2 và 3 D. 1 và 2
Câu 3. Khu vực nào sau đây quần xã có tính đa dạng về loài cao nhất 
 A. Vùng nhiệt đới B . Vùng ôn đới C Vùng cực D. Đáy đại dương 
Câu 4: Kết quả của tiến hoá nhỏ là
Hình thành nòi mới.
Hình thành thứ mới.
Hình thành quần thể mới.
Hình thành loài mới.
Câu 5: Dạng cách ly nào là điều kiện cần thiết để các nhóm các thể phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen?
Cách ly sinh thái.
Cách ly địa lý.
Cách ly tập tính.
 D. Cách ly sinh sản 
Câu 6. Môt gen dài 4080 Ao,Bị đột biên mất đi 60 cặp nuclêôtit.thì phân tử prô têin do gen đôt biến tổng hợp có bao nhiêu axit amin?
 A 398 B 378 C 298 D a,b,c đều sai
Câu 7.- Hội chứng nào sau đây là thể 1 nhiễm?
 A. Hội chứng Claiphentơ B Hôi chứng Đao 
 C Hội chứng 3X D.Hội chứng Tơc nơ
Câu 8 Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi , cho phát triển trong cơ thể nhiều con cái khác nhau từ dó nhanh chóng tạo hàng loạt con giống có kiểu gen giống nhau gọi là phương pháp 
A cấy truyền phôi 
B cấy truyền hợp tử
C nhân bản vô tính tế bào động vật
D công nghệ sinh học tế bào

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tham_khao_on_thi_tot_nghiep_thpt_mon_sinh_hoc_lop_12.doc