Câu 1(1,0 điểm):
Tại sao nói các loài giao phối (sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn các loài sinh sản vô tính?
Câu 2(1,0 điểm):
Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng.
đề tham khảo Đề số 1 Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể giao đề ) =============== Câu 1(1,0 điểm): Tại sao nói các loài giao phối (sinh sản hữu tính) lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn các loài sinh sản vô tính ? Câu 2(1,0 điểm): Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng. Câu 3(1,0 điểm): Sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng ? Câu 4(1,5 điểm) : Lai gần là gì ? Cho ví dụ về lai gần ở thực vật và động vật ? Hậu quả của lai gần về mặt di truyền và năng suất ? Câu 5 (1,0 điểm) : Quan hệ tự tỉa thưa ở thực vật là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ ? Câu 6 (1,0 điểm): Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau như thế nào ? Câu 7 (1,5 điểm): Cho giao phối giữa bò đực lông đen với bò cái lông vàng, năm đầu sinh được một bê lông đen, năm sau sinh được một bê lông vàng. Cũng bò đực lông đen trên giao phối với bò cái lông đen lứa đầu sinh một bê lông đen, lứa sau sinh một bê lông vàng; còn khi giao phối với bò cái thứ ba sinh ra một bê lông vàng. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp trên. Biết tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Câu 8(2,0 điểm): 1/ Một gen cấu trúc có chiều dài 4569,6A0, có tỷ lệ A/X bằng1/3. Một đột biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nuclêôtít của gen nhưng làm cho tỷ lệ A/X bằng 33,598/100. Hãy cho biết: a. Đột biến trên thuộc loại nào ? b. Số liên kết hyđrô của gen thay đổi như thế nào? 2/ Nếu phân tử mARN được tổng hợp từ gen trên có số ribônuclêôtít loại G bằng 1008 và số ribônuclêôtít loại A có tỷ lệ A/G bằng 1/3. Xác định số lượng từng loại bộ ba trên phân tử mARN. =======Hết ======= Đỏp ỏn đề 1 Câu1: (1,0 điểm) * ở loài giao phối: - Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử xảy ra sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST, sự trao đổi chéo diễn ra ở kỳ trước I đã tạo ra nhiều loại giao tử. (0,25đ) - Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái tạo thành nhiều loại hợp tử xuất hiện BDTH. (0,25đ) *ở loài sinh sản vô tính: Cơ thể con được tạo thành qua quá trình nguyên phân nên cơ thể con có vật chất di truyền giống cơ thể mẹ cơ thể con có đặc điểm giống cơ thể mẹ (0,5đ) Câu 2: (1,0 điểm) - NST là cơ sở vật chất DT ở cấp độ tế bào, NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin, NST chứa các gen quy định tính trạng của sinh vật theo sơ đồ: Gen (một đoạn ADN) m ARN prôtêin tính trạng (0,5đ) - Những biến đổi về số lượng, cấu trúc NST gây nên những biến đổi ở các tính trạng DT của sinh vật (0,25đ) - NST có khả năng nhân đôi, phân ly, tổ hợp trong quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh nhờ đó TTDT quy định các tính trạng của sinh vật được sao chép qua các thế hệ. (0,25đ) Câu3: (1,0 điểm) NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là một NST gồm 2 crômatít giống nhau được đính với nhau ở tâm động - 2 crômatít có cùng nguồn gốc (hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ) - 2 crômatít hoạt động như một thể thồng nhất (trong ĐK bình thường) - Các gen ở vị trí tương ứng trên 2 crômatít giống nhau - Gồm 2 NST độc lập giống nhau về hình dạng kích thước (0,25đ) - 2 NST có nguồn gốc khác nhau ( một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ) (0,25đ) - 2 NST của cặp tương đồng hoạt động độc lập nhau (0,25đ) - Các gen ở vị trí tương ứng trên 2 NST của cặp tương đồng có thể giống hoặc khác nhau (ĐH hoặc DH) (0,25đ) Câu4: (1,5 điểm) * K/n: Lai gần là lai giữa các cơ thể có quan hệ họ hàng thân thuộc với nhau (0,25đ) * Ví dụ: - ở TV: Sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn, hoa đực và hoa cái của cùng một cây thụ phấn với nhau, hiện tượng thụ phấn ở hoa lưỡng tính (0,25đ) - ở ĐV: Là giao phối cận huyết như : giao phối giữa các cá thể cùng bố mẹ hoặc giao phối giữa bố mẹ với con của chúng. (0,25đ) * Hâu quả của lai gần: - Về mặt DT : Làm giảm tỷ lệ DH, tăng tỷ lệ ĐH ở thế hệ sau (0,25đ) - Về năng suất : Làm giảm năng suất do giống bị thoái hoá (do ảnh hưởng xấu của một số cặp gen lặn ở dạng ĐH) (0,25đ) - Đối với cây trồng : Làm giảm sức sống của cá thể sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất thấp, xuất hiện các tính trạng xấu... - Đối với ĐV: Làm giảm sức sống của cá thể sinh trưởng, phát triển chậm, xuất hiện quái thai dị hình... (0,25đ) Câu5: (1,0 điểm) - Là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài (0,25đ) Hiện tượng tự tỉa thưa diễn ra mạnh mẽ khi: + Mật độ các cá thể lớn, nguốn dinh dưỡng và ánh sáng thiếu (0,25đ) + Hiện tượng tự tỉa thưa của các cành phía dưới là do chúng nhận được nguồn năng lượng ít, quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ không bù được năng lượng bị tiêu hao trong hô hấp (0,25đ) + Khi cây quang hợp kém khả năng lấy nước và chất dinh dưỡng cũng kém nên các cành phía dưới dễ héo và rụng sớm hơn. (0,25đ) Câu6: (1,0 điểm) - Tháp dân số dùng để biểu diễn thành phần các nhóm tuổi của quần thể, gồm những hình thang (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang (hoặc hình chữ nhật) biểu thị số lượng cá thể của một nhóm tuổi, phía dưới tháp biểu thị nhóm tuổi trước sinh sản, phía trên tháp là nhóm tuổi sinh sản và sau sinh sản. (0,5đ) - Tháp dân số trẻ có dạng hình chóp đáy lớn, đỉnh thu nhỏ.Tháp dân số già có dạng hình nụ hoa sen đáy nhỏ, giữa phình to, đỉnh thu nhỏ (0,5đ) Câu7: (1,5 điểm) Dựa vào đầu bài và phép lai 2 suy ra tính trạng lông đen trội so với lông vàng. (0,5đ) Quy ước: Gen A quy định lông đen (0,25đ) a quy định lông vàng * Xét PL1: - Suy ra được bò đực lông đen có kiểu gen Aa, bò cái vàng có kiểu gen aa - Lập được sơ đồ lai. (0,25đ) * Xét PL2: - Suy ra được bò cái lông đen có kiểu gen Aa - Lập được sơ đồ lai . (0,25đ) * Xét PL3: - Suy ra được bò mẹ thứ ba có kiểu gen Aa hoặc aa - Lập được sơ đồ lai . (0,25đ) Câu 8: (2,0 điểm) * Gen chưa ĐB: - N = Lx2/3,4 = 2688 nu - Số lượng từng loại nu của gen: A/X = 1/3 A + X = 1344 → A = T = 336; G = X= 1008 (1) (0,25đ) * Gen ĐB: - A/X = 33,598/100 A + X = 1344 → A = T = 338; G = X = 1006 (2) (0,25đ) *Từ (1) và (2) chứng tỏ : - ĐB trên thuộc loại thay thế 2 cặp G – X hoặc 2 cặp X - G = 2 cặp A – T hoặc 2 cặp T – A. - Số LKH2 của gen sau ĐB giảm 2 LKH2 (0,25đ) 2. Số lượng từng loại bộ ba trên m ARN: - Số ribônu mỗi loại trên phân tử m ARN là: G = 1008; A = G/3 = 336 Ta có: A + G = 1344 → trên phân tử m ARN chỉ có 2 loại ribônu (0,25đ) - Tỷ lệ từng loại ribônu: A = 336/1344 = 1/4; G = 1008/1344 = 3/4 (0,25đ) - Tỷ lệ từng loại bộ ba: Tổng số bộ ba trên phân tử m ARN = 1344/3 = 448 bộ ba + AAA = 1/4.1/4.1/4 → 1/64. 448 = 7 bộ ba + GGG = 3/4.3/4.3/4 → 27/64.448= 189 bộ ba (0,25đ) + AAG = AGA = GAA = 1/4.1/4.3/4→3/64.448=21bộ ba (0,25đ) + AGG = GAG = GGA = 1/4 . 3/4. 3/4→ 9/64 . 448 = 63 bộ ba (0,25 đ) ======================== Hết======================
Tài liệu đính kèm: