Đề tài Ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào một giờ huớng dẫn đọc hiểu văn bản tác phẩm

Đề tài Ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào một giờ huớng dẫn đọc hiểu văn bản tác phẩm

 Dạy học theo quan điểm tích hợp không phải là vấn đề mới trong lí luận dạy học. Đặc biệt trong những năm gần đây quan điểm dạy học tích hợp lại càng được chú ý nhiều hơn, nhiều bài viết và công trình lí luận đã khẳng định dạy học theo qua điểm tích hợp có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

 Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay được biên soạn đặc biệt chú ý đến quan điểm tích hợp điều đó được thể hiện ngay ở tên gọi, cách sắp xếp các bài học trong chương trình cho đến cách đưa câu hỏi hướng dẫn học bài.

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào một giờ huớng dẫn đọc hiểu văn bản tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. Nêu vấn đề.
	Dạy học theo quan điểm tích hợp không phải là vấn đề mới trong lí luận dạy học. Đặc biệt trong những năm gần đây quan điểm dạy học tích hợp lại càng được chú ý nhiều hơn, nhiều bài viết và công trình lí luận đã khẳng định dạy học theo qua điểm tích hợp có nhiều ưu điểm, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
	Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay được biên soạn đặc biệt chú ý đến quan điểm tích hợp điều đó được thể hiện ngay ở tên gọi, cách sắp xếp các bài học trong chương trình cho đến cách đưa câu hỏi hướng dẫn học bài.
	Các sở Giáo dục và đào tạo trong mỗi năm học đều có các chuyên đề hướng dẫn giáo viên thực hiện quan điểm tích hợp các vấn đề khác nhau trong quá trình dạy học.
	Có thể khẳng định quan điểm dạy học tích hợp đã trở thành một mắt xích quan trọng trong các khâu của quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của trong từng môn học cụ thể.
	Song tích hợp như thế nào? Tích hợp để làm gì? Điều kiện để thực hiện quan điểm tích hợp trong trong tiết học cụ thể là những vấn đề chúng ta cần nhiều thời gian để bàn bạc.
	Với những suy nghĩ hết sức giản đơn như trên tôi lựa chọn đề tài này nhằm cùng trao đổi với quý thầy cô những kinh nghiệm thực tiễn trong việc thể hiện quan điểm dạy học tích hợp trong hoạt động dạy học của bản thân .
I. Cơ sở khoa học.
“Để nhận thức và cải tạo thế giới, đòi hỏi con người không chỉ nhận thức cái hiện tại mà còn phải nhận thức cả những cái diễn ra trong quá khứ và những cái sẽ diễn ra trong tương lai, không chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài mà quan trọng hơn phải phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ quan hệ có tính quy luật của hiện tượng, đó chính là quá trình nhận thức của con người mà đặc trưng là quá trình tư duy”	
( Trang 118, Tâm lí học đại cương – Nhà xuất bản Đại học sư phạm - 2007).
 Quá trình giáo dục là quá trình tác động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong nhà trường hướng tới học sinh nhằm giúp cho họ nhận thức, phát triển trí tuệ và hình thành những phẩm chất nhân cách.
Như vậy, có thể suy ra quan điểm tích hợp trong dạy học hoàn toàn phù hợp với sự nhận thức của con người, phù hợp với các phương pháp sư phạm trong nhà trường.
II. Cơ sở thực tiễn.
Văn học với tư cách là một môn nghệ thuật, nhằm nhận thức, khám phá bản chất và quy luật của hiện thực cuộc sống con người. Không một phạm vi nào của thế giới , một lĩnh vực nào của hiện thực cuộc sống, một dạng thức biểu hiện nào của con người lại không được phản ánh, thể hiện trong các tác phẩm văn chương. Do tính phi vật thể của phương tiện sáng tạo, hình tượng nghệ thuật ngôn từ mang trong nó cả những phương tiện, nhưng yếu tố của các nghệ thuật khác như âm nhạc, hội hoạ, điêukhắc....
Sách giáo khoa ngữ văn hiện nay đã tích hợp có hệ thống các kiến thức làm văn, tiếng Việt và đọc hiểu văn bản. Vì vậy dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy – học văn. 
III. Mục đích nghiên cứu.
	Để dáp ứng như cầu đổi mới về phương pháp, nội dung, chương trình sách giáo khoa như đã nói ở trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích : Vận dụng quan điểm dạy học theo hướng tích hợp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
	Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương hướng phối hợp một cách tối ưu hoá các quá trình học tập riêng rẽ, các môn hoặc, phân môn khác nhau theo những hình thức mô hình, cấp độ khác nhau. Đề tài của tôi hướng tới làm giảm bớt những băn khoăn thắc mắc của các giáo viên khi áp dụng quan điểm dạy học tích hợp vào thực tế giảng dạy.
	Mặc dù đối tượng nghiên cứu còn nhỏ hẹp, nội dung được trình bày không hẳn là thuyết phục song tôi hi vọng trong quá trình xây dựng đề tài tôi sẽ có thể tích luỹ thêm những kinh nghiệm quý trong giảng dạy.
IV. Đối tượng nghiên cứu.
	Để thực hiện đề tài tôi tập trung vào hai đối tượng chính.
- Cơ sở lí thuyết của quan điểm dạy học tích hợp nói chung, môn Ngữ văn nói riêng bao gồm quan điểm tích hợp và những nguyên tắc khi áp dụng quan điểm dạy học tích hợp.
- ứng dụng quan điểm dạy học tích hợp vào một số bài giảng cụ thể ở các lớp 12A4, 12A5, 12A6 trường THPT Phúc Thọ.
VI. Phạm vi nghiên cứu.
- Với khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, người viết sáng kiến còn nhiều hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy ở đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và trình bày khả năng ứng dụng dạy học theo quan điểm tích hợp trong khuôn khổ một bài giảng trong nhiều bài đã ứng dụng để đồng nghiệp tham khảo và góp ý. 
- Bài giảng: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - Đất nước ( trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng ) – Nguyễn Khoa Điềm.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm.
+ Triển khai nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học.
+ áp dụng lí thuyết vào giảng dạy thực nghiệm bộ môn .
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
+ Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, bổ xung hoàn thiện những điểm còn hạn chế.
+ Rút ra kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài.
VII. Kế hoạch nghiên cứu.
+ Tháng 9 – 10 tập hợp tài liệu, nghiên cứu lí thuyết, điều tra cơ bản về đối tượng học sinh và khả năng triển khai đề tài.
+ Tháng 11 xây dựng các bài giảng có thể hiện quan điểm tích hợp giảng dạy, rút kinh nghiệm, hoàn thiện bài giảng.
+ Tháng 12 – 1. Củng cố và hoàn thiện đề tài. 
Phần II. Nội dung của đề tài.
A. Quan điểm dạy học tích hợp từ lí luận đến thực tiễn.
I. Về lí luận.
1. Dạy học tích hợp, một xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại.
	Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, kĩ thuật, tri thức của loài người đang ra tăng nhanh chóng. Không những thông tin ngày càng nhiều mà các phương tiện công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều cơ hội để mỗi người dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin mới nhất.
	 Trước tình hình nói trên buộc phải xem lại chức năng truyền thông tin của người giáo viên là truyền đạt kiến thức, đặc biệt là việc truyền đạt kiến thức của từng môn khoa học riêng rẽ. Giáo viên cần phải biết dạy tích hợp các môn học, dạy cho học sinh biết thu thập, chọn lọc và sử lí thông tin, biết vận dụng các kiến thức cụ thể vào đời sống.
	Dạy học tích hợp sẽ đáp ứng được nhu cầu tích hợp liên môn, liên ngành, một trong những xu thế tất yếu của sự phát triển các ngành khoa học hiện nay.
	Theo GS. TS Trần Bá Hoành Trong bài: “ Dạy học tích hợp” , trang 18, tạp chí Thế giới trong ta – CĐ PB3 có dẫn lời của Xavier Roegiers cho rằng: Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn bộ quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực cụ thể có dự tính những điều kiện cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho hoạt động học tập sau này hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy học sinh sẽ tìm cách làm cho quá trình học tập có nghĩa. Ngoài những hoạt động học tập riêng lẻ cần thiết cho những năng lực đó, Sư phạm tích hợp còn tính đến những hoạt động tích hợp trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, kĩ năng, thao tác đã lĩnh hội một cách rời rạc.
	Với tinh thần trên thì dạy học theo quan điểm tích hợp tức là vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình dạy học ở cả các khâu: Kiến thức, kĩ năng và phương pháp giúp học sinh có cách nhận thức biện chứng giữa cái bộ phận và cái toàn thể
	Cũng theo GS. TS Trần Bá Hoành, dạy học theo quan điểm tích hợp nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
	(1). Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này. Hoà nhập thế giới học đường với thế giới đời sống.
	(2). Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. 
Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng và sử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu trong quá trình học tập tiếp theo.
	Trong thực tế nhà trường có nhiều điều chúng ta dạy cho học sinh nhưng thực sự không có ích, ngược lại có những năng lực cơ bản không đươc dành đủ thời gian. Chẳng hạn ở trường tiểu học, học sinh được biết nhiều quy tắc ngữ pháp nhưng không biết đọc diễn cảm một bài văn.
	(3). Dạy sử dụng kiến thức trong những tình huống cu thể. 
Thay vì nhồi nhét cho học sinh những kiến thức lí thuyết đủ loại, chú trọng cho học sinh vận dụng những kiến thức kĩ năng đã được học vào tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha, làm mẹ, có năng lực sống tự lập.
	(4) Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.
	Trong quá trình học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học trong các mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng phong phú thì tính hệ thống ngày càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được những kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thử thách bất ngờ chưa từng gặp.
II. Thực tiễn.
Quan điểm tích hợp:
Theo từ điển tiếng Việt thì “tích” được hiểu là chứa đựng, “ hợp” được hiểu là gộp lại thành một cái lớn hơn. Như vậy tích hợp là sự dung chứa nhiều vấn đề trong một vấn đề.
Hướng phấn đấu thực hiện quan điểm tích hợp trong khi giảng dạy bộ môn ngữ văn ở THPT là làm sao cho học sinh có thể huy động tối đa các tri thức liên quan đề giải quyết một vấn đề được đặt ra, hoặc từ những vấn đề được giải quyết trong bài học học sinh có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề khác được đặt ra trong học tập hoặc trong thực tế đời sống.
Vd. Khi học bài : Thực hành một số biện pháp tu từ ngữ âm- Trang 129- SGK 12. T1. Học sinh cần huy động các kiến thức đã học về Biện pháp tu từ, về đặc điểm loại hình tiếng Việt, cấu tạo từ tiếng Việt vv để giải quyết các bài tập được đặt ra, từ đó mà hướng tới vận dụng vào phân tích các tác phẩm thơ và văn xuôi trên quan điểm phân tích tác dụng của tu từ ngữ âm trong việc biểu đạt nội dung trong câu, trong đoạn, đồng thời biết tạo lập biện pháp tu từ ngữ âm khi sản sinh văn bản, đặc biệt là văn bản nghị luận để tạo ra lời nói nghệ thuật góp phần biểu đạt tốt nội dung của lời nói trong hoạt động học tập và sinh hoạt.
	Để tích hợp được các nội dung trong cùng một môn học hoặc liên môn đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra tình huống phù hợp để tích hợp trong từng bài học cụ thể, khéo léo đưa ra các câu hỏi đẩy học sinh vào tình thế buộc phải suy nghĩ tìm tòi những kiến thức đã học trong cùng bộ môn hoặc các môn học khác để giải quyết vấn đề và có dụ kiến ứng dụng tri thức của bài học vào việc giải quyết những vấn đề khác trong tương lai.
Với quan điểm như trên cùng với việc áp dụng triệt để những nguyên tắc tích hợp chúng tôi sẽ cụ thể những kinh nghiệm được áp dụng trong năm học ở bài giảng:
 Hướng dẫn đọc hiểu văn bản - Đất nước ( trích chương V, trường ca Mặt đường khát vọng ) – Nguyễn Khoa Điềm.
B. Thiết kế một giáo án theo quan điểm tích hợp.
đọc văn
Tiết 28. 29.
đất nước
(Trích: Mặt đường khát vọng)
 Nguyễn Khoa Điềm
 I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức: 
- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước qua cách cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm : Đất Nước là sự hội tụ và kết tinh ba ... hớ thầm.
Đất nước là không gian gắn bó, gần gũi với cuộc đời mỗi con người, với kỉ niệm tình yêu ngọt ngào. từ ngữ hình ảnh sáng tạo câu thơ tạo được chiều sâu trong biểu hiện tình cảm.
+ Đất - nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc.
+ Nước – là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
+ Đất nước – nơi dân mình đoàn tụ.
Đất nước cũng là không gian mênh mông của rừng biển sông núi. Là không gian của cộng đồng dân tộc sinh sống tồn tại.
=> Trong không gian địa lí đã dung chứa những giá trị lịch sử, văn hoá gắn với quá trình hình thành, dựng xây, gìn giữ đất nước.
Nhóm 3. Đọc đoạn thơ.
“Đất là nơi chim về
.
Đến những tháng ngày mơ mộng”
HS Đọc thầm đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
? Phân tích cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?
? Nét riêng trong cảm nhận về đất nước so với các bài thơ khác? 
- Học sinh hoạt động, đại diện nhóm trả lời.
- GV củng cố, mở rộng liên hệ vơi Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
* Đất nước được cảm nhận theo chiều thời gian.
+ Chim về – rồng ở: gợi truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu cơ, truyền thuyết sinh thành đất nước.
+ Ngày giỗ tổ: gợi truyền thuyết các vua Hùng dựng nước.
+ Anh và em: đất nước trong hiện tại.
+ Mai này con ta lớn lên.: đất nước trong tương lai.
Đất nước là sự tiếp nối của truyền thống lịch sử của hàng trăm thế hệ những con người bình dị.
Đất nước được nhìn nhận, cảm nhận hết sức hoàn thiện vừa gần gũi giản dị lại vừ thiêng liêng; vừa cụ thể lại vừa gắn với chiều sâu văn hoá của dân tộc.
Nhóm 4:
? Tại sao nhà thơ viết:
Đất nước là máu xương của mình?
? Hãy phân tích ba câu tiếp theo để thấy rõ tư tưởng và tình cảm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm với đất nước?
? Tìm những ngữ liệu dân gian có những hình ảnh tương tự trong đoạn thơ?
- Học sinh hoạt động, đại diện nhóm trả lời.
- GV củng cố, trình chiếu các ngữ liệu đã sử dụng trong đoạn thơ.
- Từ cảm nhận đất nước gần gũi có trong mỗi chúng ta nhà thơ đã khẳng định: Đất nước là máu xương của mình? Ba câu thơ tiếp theo là lời nhắn nhủ, lời tâm sự của nhà thơ với mọi thế hệ cần có trách nhiệm trong việc giữ gìn và dựng xây đất nước.
 Đoạn thơ thể hiện tình yêu đất nước, lòng tự hào của nhà thơ về đất nước trên phương diện văn hoá, phong tục, tập quán, lịch sử.
GV. Dẫn dắt chuyển đoạn.
- Đoạn 1 nhà thơ đã sở dụng nhiều hình ảnh dân gian trong việc diễn đạt cảm nhận của mình về đất nước. Sang đoạn thơ thứ 2 chúng ta sẽ đi tìm hiểu tư tưởng đất nước của nhân dân được nhà thơ thể hiện như thế nào? 
Hoạt động 4. 
Tìm hiểu đoạn 2.
 Tư tưởng đất nước của nhân dân.
2. Tư tưởng đất nước của nhân dân.
“ Đất nước của nhân dân
 Đất nước của ca dao thần thoại”
? HS Đọc đoạn thơ
“Những cặp vợ chồng.
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
Cho biết:
? Câu nào khái quát nội dung tư tưởng của đoạn? Nội dung đó là nội dung gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính. 
? Đặc sắc trong cách thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm?
? Em có cảm nhận gì về từ “ hoá” ở những câu thơ này? Liên hệ với từ “hoá” trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế lan Viên? 
- HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính. 
 ? Trình bày hiểu biết của bản thân về các chi tiết được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng làm hình ảnh thơ trong đoạn?
Học sinh trình bày
(Giáo viên trình chiếu các hình ảnh minh hoạ)
- Câu thơ có ý nghĩa khái quát nhất ở đoạn đầu khi thể hiện tư tưởng đất nước của nhân dân là:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi.
..
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta”
- Nhà thơ đưa ra các dẫn chứng để đi đến khẳng định tư tưởng : 
Đất nước là do nhân dân hoá thân tạo thành từ dáng hình đến những gía trị văn hoá phi vật thể.
- Đặc sắc của đoạn thơ chính là sự am hiểu sâu sắc những giá trị văn hoá của dân tộc: đó là những thắng cảnh, những tên đất, tên làng gắn với những truyền thuyết của dân tộc chứa đựng lẽ sống yêu thương tình nghĩa thuỷ chung, anh hùng cuả nhân dân.
Những ngọn núi, những ao hồ, những dòng sông, những hòn đávv..
Những sự vật tưởng trừng vô tri vô giác dưới sự chiếu rọi của tâm hồn con người bỗng toả sáng những giá trị nhân văn => Con người đã làm nên dáng hình xứ sở, gửi vào đó những ao ước, lối sống
- “Lòng ta hoá những con tàu”- Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên là biểu tượng cho khát vọng ra đi để dựng xây đất nước. Trong bài thơ này từ “ hoá” lại là sự cảm nhận và sự biết ơn sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm trước sự hi sinh to lớn của những thế hệ đI trước đối với đất nước hôm nay: “Những cuộc đời đã hoá núi sông ta” 
? Đoạn thơ còn lại cho em suy ngẫm gì về vai trò của nhân dân trong quá trình tạo dựng đất nước?
- HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính
? Trong đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ cú pháp? Biện pháp đó là biện pháp nào? Phân tích tác dụng của biện pháp đó?
- HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính
? Trong dòng thơ kháng chiến đã có những tác giả nào thể hiện tình cảm và sự biết ơn nhân dân? Hãy liên hệ và so sánh để thấy những nét riêng trong các diễn đạt của NKĐ trong vấn đề này?
- Đoạn thơ khẳng định vai trò to lớn của nhân dân trong quá trình dựng xây đất nước. Nhà thơ không nhắc đến sự hiện diện của các triều đại, những danh nhân mà tập trung nêu cao vai trò của những người dân bình dị, họ tiếp nối nhau trong lịch sử bốn ngàn năm đất nước thầm lặng hi sinh gìn giữ dựng xây đất nước này. 
 “ Họ đã sống và chết 
 Giản dị và bình tâm
 Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra đất nước”
- Biện pháp tu từ điệp từ, điệp cấu trúc cú pháp, dùng câu kể mang ý khẳng định nhằm khẳng định vai trò của nhân dân – những con người bình dị đã làm nên đất nước bàng những công việc bình thường và lớn lao.
+ Họ giữ gìn và truyền dạy cho ta kinh nghiệm sản xuất.
+ Họ ấp ưu tình yêu thương, sự văn minh cho chúng ta.
+ Họ bảo tồn cho chúng ta những bản sắc, những phong tục tập quán.
+ Họ hi sinh bảo vệ từng tấc đất, vun trồng cho đời sau những hoa thơm trái ngọt.
=> Họ là nhân dân gần gũi thân thương, họ đã tắm chúng ta trong những dòng suối ngọt ngào tình yêu thương, ăm ắp những dòng sữa ngọt, bằng suối nguồn văn hoá dân gian với những triết lí nhân sinh sâu sắc .
- Trong dòng chảy của thơ ca kháng chiến nhiều nhà thơ đã hướng tới nhân dân để ca ngợi như Chế Lan Viên ( Tiếng hát con tàu), Tố Hữu với Việt Bắc song để khái quát thành một tư tưởng như Nguyễn Khoa Điềm thì thực sự là mới lạ.
? Em có suy nghĩ gì về giọng thơ và ngôn từ thơ ca trong đoạn này cũng như trong toàn bài thơ?
- HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính
- Giọng thơ ở đoạn này cũng như trong toàn bài thơ là chất giọng trữ tình suy tư sâu lắng đậm chất chính luận thể hiện trong cách diễn đạt giản dị, đậm màu sắc dân gian và chứa đựng chất trí tuệ sắc sảo.
Hoạt động 5. Tổng kết.
? Thâu tóm lại những thành công về nghệ thuật và chỉ ra những nội dung chính của tác phẩm?
 HS. Các nhóm cùng suy nghĩ và trả lời.
GV. Củng cố 
III. Tổng kết
* Đọc thuộc phần ghi nhớ trang 123 SGK văn 12. T1.
Hoạt động 6. Dặn dò.
Chuẩn bị: Đất nước của Nguyễn Đình Thi và bài luật thơ theo hướng dẫn học bài ở sau bài học
Phân tích các tình huống tích hợp đã ứng dụng trong bài giảng.
Nội dung tích hợp
Phân tích
Gv: Đưa câu hỏi để định vị tâm thế cho học sinh.
? Tại sao nói đất nước là đề tài quen thuộc của thơ ca kháng chiến? 
? Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến nét riêng như thế nào khi thể hiện đề tài này?
HS. Trả lời:
GV. Củng cố.
Có nhiều tác phẩm viết về đề tài đất nước như: Bên kia Sông Đuống ( Hoàng Cầm ), Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc – Tố Hữu
Nhưng Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm mang đậm nét dân gian và nói lên một tư tưởng lớn: đất nước của nhân dân.
- Tích hợp các kiến thức về việc liên kết những nội dung cùng đề tài.( Tích hợp ngang) Để học sinh nhận ra bản chất của vấn đề, nhận thức được cái cốt yếu và cái không quan trọng hơn.
? Tìm những ngữ liệu dân gian có những hình ảnh tương tự trong đoạn thơ?
- Tích hợp kiến thức đã học về văn học dân gian để học sinh thấy được mối liên hệ có tính kế thừa của văn học hiện đại đối với văn học dân gian.
- Và ngược lại sự thâm nhập của văn học dân gian vào văn học hiện đại.
? Trình bày hiểu biết của bản thân về các chi tiết được Nguyễn Khoa Điềm sử dụng làm hình ảnh thơ trong đoạn?
HS. Trình bày
(Giáo viên trình chiếu các hình ảnh minh hoạ).
Tích hợp những kiến thức đời sống: Sự hiểu biết về danh lam thắng cảnh . Từ đó hướng học sinh tới việc giữ gìn những di sản thiên nhiên, những giá trị tinh thần của đất nước.
? Trong dòng thơ kháng chiến đã có những tác giả nào thể hiện tình cảm và sự biết ơn nhân dân? Hãy liên hệ và so sánh để thấy những nét riêng trong các diễn đạt của NKĐ trong vấn đề này?
HS: Suy nghĩ và trả lời cá nhân.
- GV:Gọi học sinh bổ sung củng cố các ý chính
Tích hợp những kiến thức cùng bộ môn trước và sau bài học để giải quyết vấn đề được đặt ra:
(Đặc sắc cảm hứng về đất nước và nhân dân của NKĐ)
* Kết quả:
Đây là đề tài ứng dụng thông thường nên kết quả khó có thể đánh giá được cụ thể bằng số lượng.
Qua quá trình thử nghiệm chúng tôi nhận thấy:
Đây là biện pháp dễ áp dụng, có thể sử dụng ở nhều bài giảng, nhiều phương diện.
Đối tượng học sinh có thể tiếp thu dễ dàng bài học, học hỏi được cách khám phá tác phẩm văn chương qua mối liên hệ với đời sống và tri thức học đường.
Phần III. Kết luận – Kiến nghị.
1. Kết luận.
Trên đây là một vài ứng dụng của bản thân cá nhân tôi đã sử dụng thấy hiệu quả và dễ áp dụng. 
Các ứng dụng trên tuy chưa rộng và chưa sâu nhưng đã phần nào có thể giúp các em học sinh tiếp cận vấn đề theo quan điểm liên kết các kiến thức tạo thành sự tư duy khi đứng trước một đối tượng từ đó các em có thể vững vàng độc lập tiếp cận các tác phẩm văn chương một cách chủ động và sáng tạo.
Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm nhỏ, với sự hiểu biết còn
khiêm tốn, khả năng trình bày vấn đề còn chưa được sâu. Chúng tôi rất mong sự đóng góp của các thầy giáo, cô giáo để đề tài thêm hoàn thiện. Nếu tiếp tục theo đuổi đề tài này trong những năm học tới tôi sẽ cố gắng nhiều hơn.
	Xin chân thành cảm ơn!
 2. Kiến nghị:
Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường cần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu và tập nghiên cứu khoa học bằng những hình thức giải thưởng, những đợt phát động lớn, sâu, rộng.
Cung cấp cho các đơn vị các đề tài có khả năng ứng dụng để đưa vào giảng dạy đem lại hiệu quả cho thực tế công tác.
IV. Tài liệu tham khảo.
Tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm. 2007.
Những vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục THCS, Nhà xuất bản giáo dục 2007
Giáo dục học . NXB Đại học sư phạm. 2007.
Tạp chí Văn học tuổi trẻ.
Tạp chí thế giới trong ta.
Phương pháp dạy học văn. 
Tạp chí Mười năm VH Tuổi trẻ.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT. Chu kì III - Năm 2008 môn Ngữ văn.
Mục lục
TT
Nội dung
Trang
1
Đặt Vấn đề
1
2
Nội dung
4
3
Kết luận
19
4
Tài liệu tham khảo
19
Ngày tháng năm 2009
Người viết
Kiều Văn Duẩn
ý kiến đánh giá của HĐKH cấp trường
Trang Phụ: Những tài liệu sử dụng trình chiếu.
Chân Dung nhà thơ
Những hình ảnh này ding hộ trợ cho bài giảng 
- Hết -

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN(4).doc