Đề tài Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn

Đề tài Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn

Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm ứng dụng Công nghệ Thông tin, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.

Trước những thế mạnh của Công nghệ Thông tin, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào dạy học, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả là việc làm thiết thực.

 

doc 35 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ 
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm ứng dụng Công nghệ Thông tin, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
Trước những thế mạnh của Công nghệ Thông tin, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào dạy học, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả là việc làm thiết thực. 
Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều giáo viên đã lạm dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học, dùng Công nghệ Thông tin thay cho công việc của người giáo viên như :
- Giáo viên soạn sẵn một tiết dạy – bài dạy, lên lớp ngồi sau máy tính “nhấp chuột” mà không chú ý đến tâm lí tiếp nhận của học sinh như thế nào. Điều đó đã đánh đồng trình độ học sinh trong một lớp học mà không đi sâu vào từng đối tượng học sinh yếu, cá biệt, làm cho học sinh yếu, cá biệt không tiếp nhận hết kiến thức của một tiết học, bài học, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Vì vậy, sử dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, cần xem như một phương tiện dạy học và đặt trong toàn bộ các phương pháp dạy học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Mỗi phương pháp dạy học có những ưu điểm, khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của mỗi phương pháp.
Từ thực tiễn của đơn vị, đối tượng áp dụng và kết quả ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy tôi mạnh dạn đề ra phương pháp: Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn.
MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là khắc phục việc lạm dụng Công nghệ Thông tin. Ứng dụng hợp lí, phát huy sức mạnh, hiệu quả của Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, hướng đến mục đích cuối cùng : Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy vai trò chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh.
Phương pháp thực hiện đề tài : mô tả lại đề tài, từ công việc chuẩn bị của giáo viên, bài dạy mẫu đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị.
Đề tài giới hạn trong môn Ngữ văn. Cụ thể, áp dụng cho từng tiết dạy – bài dạy. Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông.
Phần thứ hai 
NỘI DUNG
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
Quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên triển khai, xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, để đạt hiệu quả cao nhất là học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện tốt kĩ năng thực hành.
Để xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao cần xác định kĩ hai vấn đề.
Vấn đề thứ nhất : Đối tượng học sinh của tôi đang nghiên cứu là bổ túc Trung học phổ thông, có những đặc điểm riêng như : 
Nhiều độ tuổi khác nhau
Nhiều nghề nghiệp, đối tượng khác nhau
Nghỉ học lâu năm, lâu ngày, kiến thức không liên tục, chắp nối.
Học sinh yếu, kém nhiều
Vấn đề thứ hai : Ngữ văn là một môn học có đặc thù riêng : vừa có tính chất nghệ thuật vừa có tính chất khoa học. Môn học chứa đựng sự trừu tượng của hình tượng nghệ thuật, một trường giá trị biến thiên lung linh nhiều màu sắc và tư duy logic thông qua hình thức ngôn từ. Học sinh cảm thụ tác phẩm, bằng cả tình cảm và lí trí, trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó để nhận ra diện mạo, âm hưởng và tinh thần chung cùng với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy tâm lí tiếp nhận của người học rất quan trọng.
Căn cứ vào đối tượng và đặc thù của môn học, giáo viên cần phải tạo sự hứng thú cho người học bằng việc sử dụng những phương tiện dạy học phù hợp; trong đó có sử dụng phương tiện Công nghệ Thông tin một cách hợp lí làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn.
- Phim chiếu, hình ảnh tư liệu.
Phần mềm hỗ trợ bài giảng minh hoạ trên lớp với Projector.
Sử dụng mạng Internet, thiết bị đa phương tiện (multimedia).
Trong quá trình sử dụng giáo viên không quá lạm dụng Công nghệ Thông tin. Giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu sau : 
Sử dụng Công nghệ Thông tin cần đặt trong toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống đó.
Không thủ tiêu vai trò của giáo viên, mà phải biết phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học.
Đáp ứng những yêu cầu trên, chúng tôi đã thực nghiệm trên lớp bằng các phương thức, cách thức làm sao cho việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất . Chúng tôi xin mô tả phương pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn.
NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP.
Công việc chuẩn bị của giáo viên.
Để thực hiện phương pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn, giáo viên cần chuẩn bị, lựa chọn những phương pháp dạy học và phương tiện dạy học hợp lí để đạt tính tích cực, sinh động cho tiết dạy – bài dạy.
Lựa chọn một số phương pháp dạy học theo sơ đồ hoá sau :
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Thảo luận theo nhóm
Hội thảo
Lí thuyết kiến tạo
Lí thuyết tình huống
Thuyết trình
Vấn đáp, đàm thoại
Phát hiện và giải quyết vấn đề
Lựa chọn phương tiện dạy học hợp lí theo sơ đồ hoá sau :
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Ứng dụng công nghệ thông tin
Bảng viết
Thiết bị đa phương tiện
Internet
Chiếu phim, hình ảnh
Phần mềm hỗ trợ bài giảng
Xây dựng kế hoạch bài học.
Sau khi giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù hợp. Tiến hành xây dựng kế hoạch bài học sơ lược và xây dựng kế hoạch bài học chi tiết.
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược
Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cách thức hoạt động. Nghĩa là xác định đúng mục tiêu, nội dung phần nào ghi bảng, phần nào ứng dụng Công nghệ thông tin để vừa đảm bảo thời gian của tiết học và phù hợp với từng phương pháp vừa phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể để phát huy sức mạnh của từng phương pháp, phương tiện dạy học. Mục đích cuối cùng là đạt kết quả cao nhất trong tiết dạy.
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược, mục đích là có cái nhìn tổng quát về nội dung, phương pháp, phương tiện của một tiết dạy – bài dạy phù hợp, thống nhất hay chưa, tránh sai sót trong quá trình dạy học.
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược gồm 2 phần : 
Phần thứ nhất : Xác định mục tiêu bài học
Phần thứ hai : Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. 
Ví dụ : 
Xây dựng kế hoạch bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Tôi chia tác phẩm thành 2 tiết và xây dựng kế hoạch bài học sơ lược như sau: 
Phần thứ nhất
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức.
- Cảm nhận được những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật :
+ Mỗi người trên cõi đời, nhất là người nghệ sĩ không nên nhìn đời và nhìn người một cách đơn giản, sơ lược mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, nhiều chiều.
+ Nghệ thuật chân chính luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
- Hiểu được đặc sắc của tác phẩm : tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống; điểm nhìn nghệ thuật sắc sảo, đa chiều; lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
2. Về kĩ năng
- Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo
3. Về tư tưởng, thái độ
- Có quan niệm đúng về nghệ thuật chân chính
- Có cái nhìn đa diện, sâu sắc về cuộc đời và con người.
Phần thứ hai
B. Nội dung, phương pháp, phương tiện
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện
Tiết 1
-Khái quát về tác giả, tác phẩm. 
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Lí thuyết tình huống
-Chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Minh Châu.
-Bảng viết.
-Chiếu slide tóm tắt tác phẩm
-Đọc – khám phá tác phẩm.
+Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
-Thảo luận
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Thuyết trình.
-Lí thuyết tình huống
-Bảng viết.
-Chiếu slide gợi mở, nêu vấn đề
Tiết 2
+Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.
+Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Thuyết trình.
-Thảo luận nhóm nhỏ.
-Lí thuyết tình huống
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Bảng viết.
-Chiếu slide mô tả câu chuyện người đàn bà hàng chài ở toà án huyện.
-Bảng viết.
-Chiếu slide mô tả cách nhìn tấm ảnh của nghệ sĩ Phùng.
-Tổng kết.
+Nội dung.
+Nghệ thuật 
+Củng cố kiến thức
-Thuyết trình
-Phát hiện và giải quyết vấn đề
-Trắc nghiệm khách quan
-Bảng viết.
-Chiếu slide trắc nghiệm khách quan
Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết
Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược hoàn thành, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài học chi tiết, cụ thể; để trình bày trên lớp (giáo án).
Ví dụ : 
Xây dựng kế hoạch bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Tôi xây dựng kế hoạch bài học chi tiết như sau :
Nội dung 1 
I/ Tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Hoạt động 1 : 
- Giáo viên (GV) chiếu slide hình ảnh tác giả Nguyễn Minh Châu và nêu câu hỏi; Từ các kênh thông tin khác nhau, anh (chị) đã biết được những gì về nhà văn Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, nhất là ở chặng đường sau năm 1975 ?
- Học sinh (HS) : Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SKG và các nguồn thông tin khác (Ngữ văn 9, tập hai, sách tham khảo, Internet . . . ) để trình bày.
- Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên chốt ý, ghi bảng.
Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc).
Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh Châu là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn thì từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến khi mất, ông chuyển ngòi bút sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
Hoạt động 1 : 
- GV đặt câu hỏi : Tác phẩm thuộc giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam ? Đặc điểm lịch sử và xu hướng nghệ thuật chung của văn học giai đoạn này là gì ? (GV gợi mở : Trong bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX chúng ta đã tìm hiểu giai đoạn văn học 1975 đến hết thế kỉ XX?).
- HS : Dựa vào Tiểu dẫn SGK và bài Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX để trả lời. 
- GV dựa trên phần trả lời của HS bổ sung và chốt ý, ghi bảng.
Chiếc thuyền ngoài xa (1987) một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1975 đến cuối thế kỉ XX.
Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội : Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ kết thúc, đất nước hoà bình, độc lập. Cuộc sống với “muôn mặt đời thường” đã trở lại sau chiến tranh. Nhiều vấn đề của đời sống văn hoá, nhân sinh, nhiều quan niệm đạo đức được nhìn nhận lại trong tình hình mới . . . Như một tất yếu khách quan, văn học cũng phải đổi mới do những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . . .
Tác phẩm mang xu hướng chung của thời đại mới : Hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời thường.
Tóm tắt và xác định bố cục tác phẩm
Tóm tắt :
 ...  thái độ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ.
- GV chiếu slide trên màn hình để chứng minh cho câu trả lời của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Đáng cảm thông, chia 
sẻ
Nạn nhân của hoàn cảnh
Người đàn ông vũ phu
Người đàn bà hàng chài
- GV nêu câu hỏi : Cách nhìn nhận về gã chồng vũ phu của người đàn bà hàng chài có gì khác so với cách nhìn nhận và thái độ của Đẩu, Phùng và thằng bé Phác ?
- HS so sánh : Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh của người đàn ông hàng chài này : độc ác, tàn nhẫn, ích kỉ. Thái độ của họ là kịch liệt phản đối, lên án, đấu tranh.
- GV chiếu slide trên màn hình để chứng minh cho câu trả lời của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Đẩu
Phải lên án, đấu tranh
Thủ phạm gây đau khổ
Người đàn ông vũ phu
Phùng
Thằng Phác
Hoạt động 4 : 
- GV chiếu slide dưới đây và nêu câu hỏi gợi mở : Sự khác biệt trong những điểm nhìn nêu trên, đặc biệt là cách nhìn nhận của người phụ nữ vùng biển đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều gì về người đàn ông này nói riêng và cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống nói chung ?
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
2. Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện
Đẩu 
Thằng Phác
Phùng
Người đàn ông vũ phu
Người đàn bà hàng chài
- HS nhận định, đánh giá : Người đàn ông này đáng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ, tự cho phép mình cái quyền được hành hạ người khác để thoả mãn những bực dọc trong lòng. Nhưng ở anh ta cũng có chỗ đáng cảm thông, chia sẻ bởi anh ta cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Vì vậy không thể nhìn đời và nhìn người một phía, mà phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi của con người trước khi kết luận hay đánh giá họ.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
Hoạt động 5 : 
- GV gợi ý HS liên hệ mở rộng để có thể cảm nhận giá trị nhân đạo của tác phẩm : Từ nhân vật người đàn ông hàng chài này, có bạn học sinh đã nghĩ đến một số nhân vật trong các sáng tác của Nam Cao (Chí Phèo, Hộ). Theo anh (chị) vì sao bạn học sinh đó lại có liên tưởng như vậy ? Sự liên tưởng này có giúp anh (chị) hiểu ra điều gì về giá trị nhân đạo của tác phẩm?
- HS nhớ lại các tác phẩm đã học và đọc thêm rồi lí giải : Các nhân vật đều có điểm chung : vốn là những con người hiền lành, lương thiện nhưng do những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh sống mà thay đổi tính nết, trở nên dữ dằn, tàn nhẫn, tha hoá.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Qua sự tha hoá của người đàn ông hàng chài Nguyễn Minh Châu muốn nói đến cuộc chiến mới, không kém phần khó khăn, gian khổ so với hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược đã qua : Cuộc chiến bảo vệ nhân tính, thiên lương và vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là sự kế thừa xuất sắc tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao.
3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống
Hoạt động 1 : 
- GV gọi HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện ngắn rồi nêu câu hỏi : Mỗi khi ngắm bức ảnh được chọn, người nghệ sĩ nhiếp ảnh đều nhìn thấy những gì đằng sau bức tranh ? Theo anh (chị) những hình ảnh ấy tượng trưng cho điều gì ?
- HS đọc, tái hiện và phân tích : Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”, nếu nhìn lâu hơn thấy “người đàn bà ấy bước ra khỏi tấm ảnh”. “cái màu hồng hồng của ánh sương mai” là chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, biểu tượng của nghệ thuật. Còn hình ảnh “người đàn bà ấy bước ra khỏi bức tranh” là hiện thân của những lam lũ, khốn khó của đời thường, là sự thật cuộc đời đằng sau bức tranh.
- GV chiếu slide trên màn hình chứng minh điều phân tích của học sinh.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời
Phùng
Màu hồng hồng của ánh sương mai
Ảnh 
đen trắng
Người đàn 
bà 
vùng biển
Cuộc đời
Nghệ thuật
Hoạt động 2 : 
- GV gợi mở : Vậy Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời ?
- HS phát hiện và khái quát. GV chốt ý, ghi bảng.
Nghệ thuật chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời. Nghệ thuật là chính cuộc đời và phải luôn luôn vì cuộc đời.
Nội dung 3 
III/ Tổng kết 
Nghệ thuật của tác phẩm 
Hoạt động 1 : 
- GV nêu vấn đề : Nhiều người cho rằng, trong Chiếc thuyền ngoài xa nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống ?
- HS tái hiện tình huống và trả lời : Từ tình huống này, người nghệ sĩ nhiếp ảnh không chỉ phát hiện ra những chân lí nghệ thuật mà anh còn khám phá ra nhiều điều bí ẩn của cuộc sống và con người. Anh đã hiểu hơn về cuộc sống người lao động vùng biển, về người bạn mình - chánh án Đẩu và về chính mình.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Xây dựng tình huống truyện độc đáo, giàu sức khám phá, hấp dẫn người đọc.
- GV dẫn dắt, đặt câu hỏi : Nhà văn chọn hình thức kể chuyện (ngôi kể, điểm nhìn nghệ thuật) nào ? Và vì sao lại chọn hình thức ấy ?
- HS phát hiện, khái quát : Người kể chuyện (nghệ sĩ Phùng) là người trong cuộc. Nhờ hình thức này câu chuyện trở nên gần gũi hơn, khách quan, chân thực, có sức thuyết phục hơn.
2. Nội dung của tác phẩm 
Hoạt động 1 : 
- GV định hướng : Trong phần tiểu dẫn của bài học SGK giới thiệu : Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa “kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời”. Qua bài học anh (chị) đã hiểu điều đó như thế nào ?
- HS khái quát lại những vấn đề chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời trong bài học.
- GV chốt ý, ghi bảng.
Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời.
Không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn đời, nhìn người một cách đa diện, nhiều chiều.
- GV định hướng để HS mở rộng đánh giá : So với một số tác phẩm của các tác giả khác viết trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ (Vợ chồng APhủ, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình . . . ). Chiếc thuyền ngoài xa đã cho thấy những đổi mới nào của văn học Việt Nam sau 1975 (đề tài, bút pháp, cái nhìn nghệ thuật về con người . . . )?
- HS so sánh, đánh giá khái quát. GV nhận xét, ghi bảng.
Văn học đã trở về với những vấn đề đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều hơn với các đề tài đạo đức - thế sự.
Văn học đi sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và đầy mâu thuẫn của con người trong đời sống thường nhật.
3. Củng cố kiến thức
- GV thực hiện trắc nghiệm khách quan tại lớp. Chiếc slide trắc nghiệm khách quan, gọi HS trả lời.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
- Nguyễn Minh Châu -
Trắc nghiệm khách quan
Câu 1 : Quan niệm nghệ thuật của nhà văn nào dưới đây không tương đồng với quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong Chiếc thuyền ngoài xa.
“ Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. (Nam Cao)
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”. (Vũ Trọng Phụng)
“Nghệ thuật không phải là sự mô tả thực tại có thực mà là sự tìm tòi chân lí, lí tưởng”. (G. Xăng)
“Văn học là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. (Tố Hữu)
Đáp án : C
Câu 2 : Dựa vào nội dung bài học, hoàn thành phát biểu sau đây của nhà văn Nguyễn Minh Châu : “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản và nhà văn cần phấn đấu để . . . . . . . . . . . . . . . . . . vào các tầng sâu lịch sử”.
đưa vẻ đẹp của cuộc đời
đào xới bản chất con người
đưa cái ác, cái xấu
đưa cái Chân, cái Thiện đi
Đáp án : B.
2. Thực hiện trên lớp
Sau khi xây dựng hoàn thành kế hoạch bài học chi tiết, giáo viên tiến hành thực hiện trên lớp (như một giáo án). Tiến hành theo từng nội dung đã xây dựng trong kế hoạch bài học chi tiết.
Lưu ý :
- Đây là bài học ứng dụng Công nghệ Thông tin nên trước khi thực hiện trên lớp giáo viên kiểm tra lại thiết bị Công nghệ Thông tin như : Laptop, Projector . . . 
Phần thứ ba 
KẾT LUẬN 
Tính hiệu quả của đề tài.
- Quá trình ứng dụng đề tài vào dạy học trong năm học 2008 – 2009 cho các lớp: 12A1; 12A2; 11A4. Chúng tôi đạt một số hiệu quả sau :
Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực.
Tạo được hứng thú, phản ứng nhanh nhạy cho học sinh khám phá văn bản. 
Tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh.
Tổng hợp, phát huy sức mạnh của các phương pháp dạy học.
Không đánh mất vai trò của người giáo viên mà còn phát huy tích cực vai trò người giáo viên như : quan sát lớp, nhóm làm việc, đi sâu vào hướng dẫn cho các học sinh yếu, cá biệt làm việc đạt hiệu quả.
Kết hợp hài hoà giữa ghi bảng và ứng dụng Công nghệ Thông tin, không làm mất đi tính sư phạm mẫu mực của truyền thống.
Từ những hiệu quả của đề tài mang lại, chúng tôi đạt một số kết quả trong năm học 2008 – 2009 như sau :
Kết quả 
Thống kê kết quả học lực bộ môn Ngữ văn của các lớp : 12A1; 12A2; 11A4 
Khảo sát chất lượng đầu năm :
Giỏi : 0%
Khá : 5%
Trung bình : 20%
Yếu : 60%
Kém : 15%
Khảo sát chất lượng giữa học kì I :
Giỏi : 5%
Khá : 15%
Trung bình : 50%
Yếu : 20%
Kém : 10%
Khảo sát chất lượng học kì I :
Giỏi : 15%
Khá : 20%
Trung bình : 55%
Yếu : 3%
Kém : 7%
Khảo sát chất lượng giữa học kì II :
Giỏi : 15%
Khá : 25%
Trung bình : 58%
Yếu : 2%
Kém :
Với kết quả đạt được, chúng tôi tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh đề tài tốt nhất. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô. Chân thành cảm ơn !
	MỘT SỐ HÌNH ẢNH 
Tác giả Nguyễn Minh Châu
MỘT SỐ HÌNH ẢNH 
Mô tả bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vùng phá nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001.
Nam Cao - Về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001.
Vũ Trọng Phụng - Về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2001.
Ngữ văn 12, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Ngữ văn 12, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. 
MỤC LỤC 
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Phần thứ nhất 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
1
2
I/ Lí do chọn đề tài
1
3
II/ Mục đích, phương pháp, giới hạn đề tài
2
4
Phần thứ hai 
NỘI DUNG 
2
5
I/ Thực trạng vấn đề
2
6
II/ Nội dung phương pháp
4
7
1. Công việc chuẩn bị của giáo viên
4
8
1.1 Lựa chọn một số phương pháp dạy học theo sơ đồ hoá sau
4
9
1.2 Lựa chọn phương tiện dạy học hợp lí theo sơ đồ hoá sau
4
10
1.3 Xây dựng kế hoạch bài học
5
11
1.3.1 Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược
5
12
1.3.2 Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết
8
13
2. Thực hiện trên lớp
25
14
Phần thứ ba 
KẾT LUẬN 
26
15
1. Tính hiệu quả của đề tài
26
16
2. Kết quả 
26
17
Một số hình ảnh tác giả Nguyễn Minh Châu
28
18
Một số hình ảnh mô tả bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp vùng phá nước
30
19
Tài liệu tham khảo
33
NỘI DUNG XÉT DUYỆT CỦA ĐƠN VỊ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ngu van hay.doc