Đề tài Tổ chức ngoại khoá văn học - Chuyên đề: Văn học dân gian Việt Nam

Đề tài Tổ chức ngoại khoá văn học - Chuyên đề: Văn học dân gian Việt Nam

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần cải tiến và vận dụng phương pháp dạy học mới, khơi dậy hứng thú say mê học tập môn ngữ văn của HS, thì vấn đề tổ chức cho các em tham gia ngoại khoá văn học là rất quan trọng và cần thiết.

Trong chương trình ngữ văn THPT có nhiều phần có thể chọn để tiến hành ngoại khoá như: chuyên đề thơ văn Nguyễn Du, Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh; các giai đoạn văn học: văn học chống Pháp, văn học chống Mĩ Nhiều đồng chí giáo viên đã có nhiều sáng kiến có giá trị từ những chuyên đề trên.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3904Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tổ chức ngoại khoá văn học - Chuyên đề: Văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo hoà bình
Trường thpt tân lạc
sáng kiến kinh nghiệm.
đề tài: tổ chức ngoại khoá văn học.
Chuyên đề:văn học dân gian việt nam.
 Họ và tên: Nguyễn Hải Sơn.
 Giáo viên văn - Tổ văn sử.
 Trường THPT Tân Lạc.
 Huyện Tân Lạc- Hoà Bình.
Năm học 2008 - 2009
Phần đặt vấn đề.
I. Lý do chọn đề tài.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần cải tiến và vận dụng phương pháp dạy học mới, khơi dậy hứng thú say mê học tập môn ngữ văn của HS, thì vấn đề tổ chức cho các em tham gia ngoại khoá văn học là rất quan trọng và cần thiết.
Trong chương trình ngữ văn THPT có nhiều phần có thể chọn để tiến hành ngoại khoá như: chuyên đề thơ văn Nguyễn Du, Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh; các giai đoạn văn học: văn học chống Pháp, văn học chống MĩNhiều đồng chí giáo viên đã có nhiều sáng kiến có giá trị từ những chuyên đề trên.
 Tôi chọn phần văn học dân gian vì đây là phần văn học quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam và trong việc nuôi dưỡng tâm hồn người Việt.Số lượng tác phẩm và thể loại văn học dân gian được học trong chương trình khá phong phú.Tuy nhiên, HS hiện nay nhiều em không quan tâm đến văn học dân gian vì nhiều lý do khác nhau. Có em không học vì nó không có trong chương trình thi TN, ĐHCĐ, có em nói nhiều tác phẩm khó như “ Sử thi Đam san” Nhiều học sinh có cách hiểu đơn giản về văn học dân gian, thậm chí xuyên tạc lung tung.
 Từ thực tế dạy học của bản thân, tôi nhận thấy hiện tượng trên khá phổ biến trong HS hiện nay. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn:
	- Nhằm khơi dậy ý thức, hứng thú say mê học tập phần văn học dân gian.
	- Phát hiện và bồi dưỡng một số năng lực của HS
	- Tạo ra một sân chơi lành mạnh có tính giáo dục cao
1. Về phương diện lý luận.
Đề tài nhằm đưa ra một cách tổ chức cho HS một sân chơi bổ ích “ học mà chơi, chơi mà học”
2. Về phương diện nghiệp vụ. 
Tổ chức buổi ngoại khoá theo phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, khơi dậy niềm say mê tìm tòi của HS về văn học dân gian. 
 Hy vọng đề tài có thể được áp dụng trong quá trình dạy học văn học dân gian hoặc là gợi ý để triển khai các nội dung tương tự.
 II. Phương hướng thực hiện đề tài.
Đây là một đề tài có tính chất thực hành, là kết quả của cuộc ngoại khoá tổ do bản thân lập kế hoạch đã thu được ít nhiều thành công.Mục đích của đề tài là tạo ra cho các em một sân chơi để phát huy tinh thần đoàn kết, tinh thần hợp tác,phát hiện và bồi dưỡng một số năng lực khác của HS: đóng kịch, làm thơ, tình bày lưu loát một vấn đề trước tập thểHơn nữa, qua sân chơi bổ ích này, HS sẽ nhận ra vai trò to lớn của văn học dân gian, từ đó có thái độ học tập đúng đắn. Để đạt được mục đích đó, tôi cố gắng lựa chọn nội dung và lên chương trình phù hợp với thời gian ngoại khoá, phù hợp với trình độ của HS, khơi gợi hứng thú tham gia của HS.
III. Phương pháp và tư liệu
- Tổ chưc sân chơi bổ ích cho các em nhằm mục đích “học mà chơi, chơi mà học”.
- Có sự chuẩn bị chu đáo của GV và HS, tổ chuyên môn.
 phần nội dung.
	I. Chuẩn bị tiến hành ngoại khoá.	
	1.Cơ sở vật chất:
	+ Lập kế hoạch báo tổ chuyên môn xin kinh phí.
 + Chọn địa điểm thời gian tiến hành ngoại khoá.
2. Chuẩn bị nội dung.
 + Chọn HS ở các khối lớp, chia làm ba đội, cử GV phụ trách các đội hướng dẫn các em chuẩn bị nội dung của cuộc chơi.
 + Chuẩn bị các gói câu hỏi cho phần thi kiến thức.
 + Chuẩn bị chủ đề cho phần thi làm thơ .
 + Chuẩn bị phần chơi cho khán giả.
 + Chuẩn bị phần chơi dành cho đội thắng. 
II. Tiến hành ngoại khoá.
Phần 1: Tuyên bố lý do
+ Vị trí của phần văn học dân gian.
+ Mục đích: giúp HS có lòng yêu thích văn học dân gian, có phương pháp học phù hợp.
 + Giới thiệu thành phần, nội dung chương trình.
Phần 2 : Nội dung.
Phần thi chào hỏi:
Các đội tự giới thiệu về đội mình dưới hình thức tự do, thời gian là 2 phút, điểm tối đa là 20 điểm.
	 * Đội 1:
 Nhân vật: mẹ, con, vài người bạn.
Con( từ trong buồng bước ra, trang phục cô Tấm, soi gương):
 	- Mẹ ơi mẹ, mẹ nhìn xem con đã giống chị Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám chưa ạ?
	- Mẹ ( ngắm nghía con xoay đi xoay lại vài vòng)
	- ừ cũng giống, nhưng sao con lại ăn mặc như vậy?
	- Dạ hôm nay trường con có tổ chức cuộc ngoại khoá về văn học dân gian dưới hình thức một cuộc thi có ba đội chơi. Đội của con chọn vở Tấm Cám, con được chọ đóng Tấm đấy mẹ ạ.
	- Ngoại khoá văn học dân gian à? Thế nghĩa là thế nào?
	- à, tức là cuộc thi nhằm bồi dưỡng kiến thức và tình yêu đối với văn học dân gian đấy mẹ. Cô giáo con bảo, HS bây giờ cứ chát chít suốt ngày không quan tâm đến nét đẹp văn hoá truyền thống. Vì vậy nhà trường mới tổ chức cuộc ngoại khoá này.
	- ừ cô giáo con nói phải. chúng mày cứ chát chít suốt ngày cận lồi mắt ra. Lên mạng thì nhanh lắm mà một câu ca dao không thuộc. Ngày xưa.. (Kéo giọng định kể lể). Con (cắt ngang lời mẹ, giọng nịnh nọt)
	- Thôi thôi, con biết rồi, mẹ lại sắp sửa bài ca tôi không bao giờ quên .
(Ngoài cửa có tiếng gọi, các bạn vào, trang phục Cám, Dì ghẻ)
	- Chúng cháu chào bác ạ
	- ừ, chào các cháu. Thế các cháu chuẩn bị đi đấy à. Để bác xem nào. Chà, Lan, H vào vai giống đáo để cơ.
	- Mẹ ơi, chúng nó hàng ngày đanh đá thế vào vai Cám, dì ghẻ là hợp quá còn gì, chứ đâu hiền như con.
(cả nhà cùng cười); (Ngắm trang phục của nhau)
	- Thôi, chúng mình đi đi, sắp đến giờ rồi.
	- Chúng con đi đây, mẹ ở nhà xem truyền hình trực tiếp rồi cổ vũ cho đội chúng con đấy nhé.
(Đội hoa Hướng dương).
	* Đội 2:
Nhân vật: Đội trưởng , bạn nam, bạn nữ.
	- Đội trưởng: Thôi sắp đến lượt đội mình diễn diễn rồi. Chúng mình tranh thủ tập lại một lần nữa cho quen đi. Các cậu nhớ, đội mình diễn lại nội dung bài ca dao bằng hành động, cho nên các cậu phải cố gắng thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ.Hưng nhớ phải thuộc lời, trình bầy thật diễn cảm. Còn Lan cố gắng thể hiện sự e ấp, then thùng.
	- Thôi nào chuẩn bị đi, bắt đầu nhé.
	- Lan Bước ra (Trang phục áo dài kiểu xưa, xách làn)
	- Hưng từ đầu kia đi tới, chú ý đến Lan, nói một mình: Con gái nhà ai mà xinh đẹp, đằm thắm, mình.mình phải tìm cách làm quen mới được. Lại gần chỉnh đốn tư trang.
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”
	- Cô gái thẹn thùng không nói gì.
	- Hưng (nói một mình): A, nàng không nói gì, im lặng nghĩa là đồng ý, mình thành công rồi, tiếp tục bước lại gần.
“áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh đã mất, mẹ già chưa khâu”
	- Đội trưởng (chạy ra, hét toáng lên):
	Trời ơi là trời, nói bao nhiêu lần rồi mà không nhớ nổi, đúng là phải cho cậu tham gia cuộc thi này xem có bồi “bổ” vào câu cái đầu này câu ca dao nào không?
(Tiếng nói của người dẫn chương từ khán đài trình vọng ra):
	- Vừa rồi chúng ta được thưởng thức một giọng ca rất ngọt ngào, trữ tình của Khánh Huyền đền từ chi đoàn 11A. Một lần nữa xin quý vị một tràng pháo tay thật lớn dành cho bạn.
	Tiếp theo chương trình là màn chào hỏi của đội số 2: Đội Bằng Lăng tím, xin mời các bạn.
	- Nhanh lên, đến đội mình rồi, cố gắng lên nhé các bạn ơi.
	* Đội 3:
Nhân vật Bố, con, vài học sinh.
Trên sân khấu, bố đọc báo, con học bài. Vừa được một lúc con đi chơi.
	- Bố ơi, con đi ra ngoài một lúc.
	- Đã học bài xong chưa mà đi.
	- Con học xong rồi, con đi một tí rồi về ngay.
	- Bố lại gần bàn học: Xem nó học hành thế nào. Vừa học tí đã đi chơi. Cái gì đây (Bố cầm bài kiểm tra lên)
	Bài kiểm tra văn 1 điểm. Lời phê cô giáo: Xuyên tạc lung tung. Cái gì thế này, kiểm tra văn mà được 1 điểm mà còn xuyên tạc lung tung.
	Đề bài: Anh (chị) hãy sưu tầm những bài ca dao
	- Thôi chết, học hành thế này à. Tèo đâu, Tèo, về ngay đây. (tức giận)
	- Dạ, dạ, Bố gọi con
	- Mày học hành thế này à, bao nhiêu câu ca dao hay thì không học lại xuyên tạc lung tung.
	- Dạ, tại, tại cô giáo luôn bảo khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
	- Nhưng mày xuyên tạc chứ đâu cso sáng tạo. Mày có biết Văn học dân gian chính là cái nôi nuôi dướng tâm hồn người Việt..
	- Thôi trường cấp 3 có mời bố đến dự buổi ngoại khoá VHDG. Mày đi với bố.
(Bác ơi, cháu chào bác ạ)
	- Hai cháu à, vào đây các cháu.
	- Dạ, việc chúng cháu nhờ, bác giúp cháu chưa ạ?
	- à cái khẩu hiệu chứ gì, xong rồi đây, các cháu xem đã được chưa.
(Hai học sinh giơ khẩu hiệu ra đọc to)
Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
	- Dạ đẹp lắm bác ạ, chúng cháu cảm ơn bác. Chúng cháu phải đi trước đấy ạ. Tí nữa bác cổ vũ cho đội cháu nhé. Đội Hoa Phượng đỏ
	- Chúng cháu chào bác
	- ừ các cháu đi nhé.
Phần thi kiến thức:
 Kiểm tra kiến thức về văn học dân gian (gồm 2phần) : 
* Kiểm tra kiến thức VHDG: 
Mỗi đội sẽ bốc thăm một gói câu hỏi từ người dẫn chương trình. Mỗi gói câu hỏi có 10 câu hỏi về văn học dân gian.Mỗi đội sẽ cử ra một bạn đọc câu hỏi, các bạn trong đội trả lời nhanh. điểm tối đa là 20 điểm, mỗi câu hỏi được 2 điểm.Trả lời trong 1 phút, trả lời đúng bao nhiêu câu thì được bấy nhiêu điểm.
* Gói câu hỏi số 1:
1.VHDG gồm có 10 thể loại, đúng hay sai?
2.VHDG ra đời từ khi bắt đầu có chữ viết đúng hay sai?
3. Thần thoại là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của Nhân dân đối với những người có công với đát nước, với dân tộc hoặc cộng đồng cư dân một vùng. Đúng hay sai?
4. Truyện cổ tích được chia làm 3 loại chính, đúng hay sai?
5. Những câu hát than thân xưa thường là lời than của những em bé đi ở, đúng hay sai?
6. Trong đoan trích “Chiến thắng Mtao, Mxây”, ĐS và M lần lượt múa khiên, ĐS múa trước đúng hay sai?
7. Trong truyện cổ tích tấm cám, khi đi qua chỗ lội, hai con voi ngự của nhà vua bỗng nhiên cắm ngà xuống đất và kêu rống lên, đúng hay sai?
8. Câu ca dao:
“Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra”
	Sử dụng biện pháp nt ẩn dụ, đúng hay sai?
9..
* Giói câu hỏi số 2:
1. Trong bài ca dao số 1 thuộc chùm ca dao hài hước đã học trong chương trình ngữ văn 10, sau khi nghe chàng trai Phan.. cô gái đã đối đáp lại. Cô gái thách cưới cái gì.
2. VHDG có những giá trị cơ bản: GD nt, gí trị GD và..
3. Trong truyện cổ tích thần kỳ có sự tham gia của.. vào sự phát triển của cốt truyện?
4. VHDG là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh qt sáng tạo VH của con người thời cổ đại.
5. MC – TT khi li tán hẹn nhau lấy gì làm dấu
6. Trong truyện cổ tích TC, . để Tấm hoá thân mấy lần.
7. Trong bài thơ “Thương vợ” nhà thơ TX đã sử dụng một hình ảnh để nói về bà tú rất hay gặp trong ca dao, đó là hình ảnh nào?
8. Câu lục bát 
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói.
Là tục ngữ hay ca dao?
10. câu ca dao
Thân em như..
Sử dụng biện pháp gì?
* Gói câu hỏi số 3:
1. Trong truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, sau khi quan huyện phán xét Cải bị đánh, Cải có hành động gì?
2.  là ..
3. Trong truyện cười: Tam đại con gà, tác giả td muốn phê phán điều gì ở người học trò: 
a) Đã rốt lại hay nói chữ
b) Sự dấu dốt
4. Trong các bài ca dao tỏ tình, vật gì rất gần gũi với người phụ nữ được coi là chiếc cầu biểu tượng của tình yêu.
5. Câu lục bát
“Vàng thì thử lửa, thử than
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
Là câu ca dao hay tục ngữ?
6. Câu thơ
Những người vợ nhớ chồng
Sử dụng chất liệu VHDG gì?
7. Hiện nay, nơi nào thuộc huyện Đ, A, HN còn giữ được quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ ADV, am thờ công chúa MC và giếng ngọc.
8. Truyện cười có hai loại chính: truyện khôi hài và truyện trào phúng.
Phần thi thử tài làm thơ của bạn:
Một đội sẽ bốc thăm trong đó có ghi chủ đề. Các đội sẽ hoàn thành bài thơ trong thời gian 5 phút, hình thức thơ tự do, không bắt buộc. Ban giám khảo chấm, công bố kết quả. điểm tối đa là 10 điểm.
( Các bạn khán giả cũng có thể tham gia phần chơi này: Hãy gửi bài đến cho ban tổ chức, bạn sẽ nhận được phần quà đặc biệt)
Phần thi tài năng:
Chuyển thể tác phẩm văn học dân gian.
Nội dung: Các đội tự viết kịch bản, chuyển thể tác phẩm văn học dân gian dưới hình thức kịch, hát chèo, hát đối đáp.Các đội đã có sự chuẩn bị trước. 
Thời gian diễn trên sân khấu là 5 phút. Điểm tối đa là 50 điểm, quá 1 phút bị trừ 5 điểm.
( Xen kẽ giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ để ban giám khảo có thời gian chuẩn bị).
Đội 1: Nhưng nó phải bằng hai mày.
Nhân vật: quan huyện, cải, ngô, thằng hầu.
Cảnh 1: Cảnh Cải và Ngô đánh nhau trên sân khấu, mang nhau đi kiện.
Cảnh 2: Tại công đường: cải và ngô tiếp tục cãi nhau, gây ồn ào. Quan huyện lim dim mắt, vuốt dâu,thằng hầu đứng quạt. Một lúc sau, quan huyện đập tay xuống bàn, phán:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy Lý, khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải thuộc về con mà
- Thầy Lý cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói:
- Tao biết mày phải.nhưng nó lại phảibằng hai mày.
	Đội 2: Tam đại con gà.
Nhân vật: thầy đồ, 3 học trò, ông bố
	Cảnh 1: Thầy đang dạy học cho các học trò
	- Nào các con, các con đã học bài chưa?
	- Thưa thầy chúng con học bài rồi ạ. Chữ tước nghĩa là chim sẻ. Nhưng chữ gì đằng sau chữ tước, chúng con không biết ạ.
	- Chữ gì mà cũng không biết, để ta xem (Thầy giơ sách lên xem, kính sát mắt).
	- Là chữ gì vậy thưa thầy?
	- àà, là “ dủ dỉ là con dù dì”, các trò đọc lại đi, nhưng nhớ đọc khẽ thôi.
	- Tại sao lại phải đọc khẽ thôi ạ.
	- à, để khỏi làm ồn hàng xóm.
	Cảnh 2: Thầy quỳ lạy dưới bàn thờ thổ công, lầm rầm khấn rằng: thần thổ công linh thiêng xin bảo cho biết chữ đó có phải là chữ “dủ dỉ” không,rồi làm động tác xoáy ba đồng tiền trên chiếc đĩa đồng. Đồng tiền lật ngửa, thầy thích chí cười: Ta thật giỏi, nói bừa mà hoá ra đúng. Thầy cho cả ba đài, chữ đó đúng là chữ “dủ dỉ” rồi.
 Cảnh 3:
	- Các trò đọc lại chữ hôm qua đi, đọc to vào.
	- Thưa thầy sao hôm nay lại đọc to ạ.
	- à, để mọi người biết hôm nay các con thuộc bài.
( Người bố đang quốc vườn, nghe tiếng đọc ngạc nhiên chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy)
	- Chết chửa, chữ kê là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì”?
( Thầy nói thầm: mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa)
	- Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia.
	- Tam đại con gà nghĩa là làm sao?
	- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà. 
Phần thi dành cho khán giả:
Chẩn bị câu hỏi và các phần quà đặc biệt dành cho các bạn cổ động viên nhiệt tình.
Câu hỏi:
Loài hoa nào được nói đến trong bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính?
Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?
Hoàng đế nữ duy nhất của Việt Nam là ai?
Quốc hiệu Đại Cồ Việt là Quốc hiệu nước ta dưới triều đại nào?
Trường đại học đầu tiên của nước ta?
Sơn Tinh Tuỷ Tinh thuộc thể loại nào của VHDG?
Theo truyền thuyết hòn đảo Mai An Tiêm thuộc tỉnh nào ngày nay?
Hệ thống bản đồ đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?
Kèn lá là nhạc cụ đặc sắc của dân tộc nào?
 Hai câu thơ : 
“Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”.
	Trích trong tác phẩm “ Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm khiến ta liên tưởng tới câu thơ nào trong truyện kiều của Nguyễn Du? 
	- Phần quà: đã chuẩn bị trước. Tuy nhiên, để thêm không khí vui nhộn cho cuộc chơi, có thể tạo ra các phần quà đặc biệt: một tràng pháo tay thật lớn của các bạn cổ động viên, một đĩa CD của ca sỹ Mỹ Tâm.mà bạn sẽ tự mua vào ngày mai 
Phần thi đặc biệt dành cho đội chiến thắng:
	Đội nào chiến thắng sẽ được tham dự phần thi đặc biệt với phần quà hấp dẫn: Các bạn sẽ nhận được từ người dẫn chương trình một lá thăm có 10 khái niệm. Nhiệm vụ của các bạn là cử ra một bạn dùng ngôn ngữ của mình để diễn tả nội dung, các bạn trong đội đưa ra khái niệm. Từ dùng để diễn tả không được có trong khái niệm, bạn cũng không được dùng ký hiệu đặc biệt. Trong thời gian một phút, trả lời được 6 câu đúng các bạn sẽ là người chiến thắng. 
1. Truyện cười. 
6. Nguyễn Trãi.
2.Truyền thuyết.
7. Hồ Xuân Hương.
3. Nguyễn Du. 
8.Truyện cổ tích.
4. Ca dao. 
9.Truyện Kiều.
5. Ca dao. 
10.Tấm Cám
Phần III: Tổng kết
	- Công bố kết quả, trao phần thưởng cho các đội đạt giải.
	- Tổng kết buổi ngoại khoá 
Phần kết luận
	I. Hiệu quả đạt được
	- Thu hút nhiều HS tham gia
	- Phát hiện nhiều HS có khả năng đóng kịch, sáng tác thơ, ban tổ chức nhận được nhiều bài thơ của các bạn khán giả.
	- Điều quan trọng là các em nhận ra vai trò to lớn của VHDG đối với đời sống tinh thần và nền văn học của dân tộc, từ đó có ý thức học tập bộ môn tốt hơn.
	- Đề tài có thể được áp dụng thành một buổi ngoại khoá riêng của tổ, cũng có thể được áp dụng từng phần trong các tiết học tự chọn.
II. Những kinh nghiệm cần rút ra .
Việc tổ chức ngoại khoá cho HS là một việc làm bổ ích, thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học theo phương pháp mới hiện nay. Tuy nhiên để buổi ngoại khoá đạt kết quả tốt, giáo viên cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
1. Chọn đề tài ngoại khoá thích hợp với đối tượng va 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(3).doc