Đề tài Tìm hiểu hệ bài tiết ở động vật

Đề tài Tìm hiểu hệ bài tiết ở động vật

Động vật là một thành viên quan trọng của trái đất, do hoạt động thường xuyên và tích cực của nó để sống và phát triển. Vì vậy con người trong đấu tranh với thiên nhiên đã thường xuyên va chạm với thế giới động vật bao quanh. Những hiểu biết về thế giới động vật được tích lũy và ngày càng được hoàn thiện bằng các môn học khác nhau, trong đó có giải phẩu so sánh động vật. Giải phẩu so sánh động vật nghiên cứu tính đa dạng trong cấu trúc cơ thể và cơ quan của động vật, nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc cơ thể và cơ quan của giới động vật trong quá trình tiến hóa.

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3460Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Tìm hiểu hệ bài tiết ở động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
NIÊN LUẬN
HỌC PHẦN : GIẢI PHẨU SO SÁNH ĐỘNG VẬT
Đề tài:
 Tìm hiểu hệ bài tiết ở động vật 
 Giáo viên hướng dẫn 	 Sinh viên thực hiện
	 TS.NGUYỄN VĂN THUẬN	LÊ THỊ THANH HUYỀN
	 Lớp: Sinh 4A
	 Huế,12_2009
Lời cảm ơn
 Em xin chân thành cảm ơn :Thầy giáo, TS Nguyễn Văn Thuận cán bộ giảng dạy môn Giải phẩu so sánh động vật _Khoa sinh_Trường đại học sư phạm Huế đã tận tình hướng dẫn ,giúp đỡ ,tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành niên luận
 Huế, 12_2009
 Sinh viên thực hiện
 Lê Thị Thanh Huyền
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề 
Động vật là một thành viên quan trọng của trái đất, do hoạt động thường xuyên và tích cực của nó để sống và phát triển. Vì vậy con người trong đấu tranh với thiên nhiên đã thường xuyên va chạm với thế giới động vật bao quanh. Những hiểu biết về thế giới động vật được tích lũy và ngày càng được hoàn thiện bằng các môn học khác nhau, trong đó có giải phẩu so sánh động vật. Giải phẩu so sánh động vật nghiên cứu tính đa dạng trong cấu trúc cơ thể và cơ quan của động vật, nghiên cứu những biến đổi về cấu trúc cơ thể và cơ quan của giới động vật trong quá trình tiến hóa.
Chính vì vậy trên cơ sở nhận thức vấn đề và niềm đam mê khoa học nên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu vỏ da ở động vật có xương sống”
Với mục đích muốn tìm hiểu, khám phá thêm các đặc điểm cấu trúc và chức năng của vỏ da. Một phần là cung cấp thêm cho độc giả những kiến thức cơ bản, những quan điểm, những kết quả nghiên cứu về vỏ da của động vật có xương sống.
Tuy vậy trong quá trình thực hiện đề tài do trình độ, thời gian và tài liệu có hạn nên không thể tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng đề tài chỉ dừng lại ở mức độ cơ sở cho các đề tài tiếp theo. Rất mong quý thầy cô và bạn đọc quan tâm góp ý để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài nghiên cứu giúp em có cơ hội tiếp cận thu thập tài liệu. Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, góp phần rèn luyện nghiêm túc, kiên trì, trung thực trong nghiên cứu, không những thế nó còn bổ sung và làm sang tỏ những vấn đề lý thuyết có tính ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thời đại sinh học
III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu là
- Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn là phân tích vỏ da ở phân ngành động vật có xương sống (cá miệng tròn, cá sụn, cá xương, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
2. Phương pháp nghiên cứu
	a. Phương pháp trực quan:
	- Thông qua tranh vẽ.
	- Hình vẽ trong sách giáo khoa
	- Qua các tiêu bản hiển vi
	b.Phương pháp biện luận:
	Dựa vào các nghiên cứu của các nhà khoa học. Đồng thời kết hợp với các hình vẽ để phản ánh nên cấu tạo của vỏ da ở phân ngành động vật có xương sống
B. PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Khái niệm về vỏ da
Da là lớp bao bọc ngoài cơ thể động vật, giới hạn giữa cơ thể với môi trường và có chức năng liên hệ giữa cơ thể với môi trường.
II. Cấu tạo của vỏ da
1. Khái quát
Vỏ da của động vật có xương sống tạo thành một bao chắc chắn để bảo vệ cơ thể chống lại những tác động cơ học, lý học, hóa học từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra, da còn tham gia nhiều chức năng khác nhau như hô hấp, điều hoà thân nhiệt, bài tiết, cảm giác và sự tạo thành những sản phẩm của da như lông, sừng, tuyến da, vẩy, móng,...
Về mặt cấu tạo, da của động vật có xương sống bao gồm hai lớp điển hình, có nguồn gốc khác nhau:
- Lớp biểu bì (epidermis): gồm biểu mô nhiều tầng tế bào, có nguồn gốc từ ngoại bì. Những tế bào càng nằm ở phía ngoài càng dẹt dần và hoá sừng hay keratin rồi bong dần ra và sẽ được thay thế bởi lớp mới. Trong cùng của lớp biểu bì là tầng manpighi luôn luôn sản sinh ra những tế bào mới để thay thế cho các tế bào khác bị mất đi. Tuỳ theo từng nhóm động vật, lớp biểu bì có thể tham gia hình thành sản phẩm, như tuyến da ở cá, ếch nhái, thú; vẩy sừng ở bò sát, lông vũ ở chim, lông mao ở thú...
- Lớp bì (dermis): là thành phần chính của da, được cấu thành từ các sợi mô liên kết có nguồn gốc từ trung bì. Lớp này rất dày nhờ các sợi mô liên kết xếp ngang, dọc co dãn, đàn hồi được. 
Lớp bì chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh và các tuyến da nằm rải rác. Đây là tầng chủ yếu hình thành nên các sản phẩm của da như vảy cá, xương bì ở bò sát, lông chim, răng thú,
2. Lớp biểu bì và lớp bì của các lớp trong phân ngành động vật có xương sống
a. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata): 
- Lớp biểu bì nhiều tầng tế bào và nhiều tuyến tiết chất nhầy bao phủ toàn bộ cơ thể với chức năng bảo vệ.
- Lớp biểu bì dày, bên dưới có các tế bào mỡ và các tế bào sắc tố.
b.Lớp Cá sụn (Chondrichthyes) : 
- Gồm lớp biểu bì nhiều tầng bên ngoài và bên trong, có nhiều tuyến đơn bào. 
- Lớp bì rắn chủ yếu là mô liên kết, bên trong có các tế bào sắc tố.
c. Lớp Cá xương (Osteichthyes)
Da cá xương nói chung mỏng hơn da cá sụn. Da có nhiều tuyến nhày tiết chất nhờn trên bề mặt da, làm giảm độ ma sát, khắc phục lực cản của nước.
Vỏ da có hai lớp: biểu bì và bì:
- Biểu bì không có tầng sứng mà chỉ có 1 lớp cuticun mỏng ở ngoài, có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhày (tuyến nhờn nhỏ hình cốc và tuyến nhờn lớn hình chùy). Một số loài có tuyến phát sáng và tuyến độc. Tuyến phát sáng gặp ở cá sống rất sâu ở biển, tuyến tập trung ở hai bên cơ quan đường bên hay ở đầu, thân. Tuyến độc thường thấy ở gốc tia vây, vây ngực... 
-Bì là mô liên kết có nhiều sợi: Sợi đàn hồi, sợi cơ trơn và nhiều mạch máu. Trong bì có các tế bào sắc tố tạo cho cá có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, đỏ, vàng, ánh bạc... 
d. Lớp Lưỡng cư (Amphibia): 
 Do thích nghi với việc chuyển từ môi trường nước lên môi trường cạn, da lưỡng cư có nhiều biến đổi, vẩy biến mất, biểu bì có tầng ngoài hóa sừng bảo vệ cho da khỏi bị khô. Tầng sừng này có thể bong ra ngoài và được thay thế bằng tầng sinh sản ở bên dưới, đó là hiện tượng lột xác. Da của nòng nọc có cấu tạo tương tự như da cá, nhưng ở trưởng thành thì cấu tạo phức tạp hơn. 
- Biểu bì có nhiều tầng: Tầng ngoài cùng là tầng tế bào chết, hóa sừng bảo vệ khỏi khô, nhưng vẫn đảm bảo sự trao đổi nước, được thay thế.
- Bì là lớp trong, về cấu tạo cơ bản không sai khác cá nhưng có nhiều mạch máu hơn làm tăng khả năng hô hấp, có nhiều sợi đàn hồi. Tầng trên cùng của bì, năm dưới biểu bì là tầng có nhiều sắc tố. Màu sắc da lưỡng cư do 3 loại sắc tố là sắc tố đen (chứa melanin hay hạt nâu), sắc tố trắng (tinh thể guanin) và tế bào sắc tố mỡ chứa các hạt mỡ màu vàng hay đỏ. 
	e. Lớp Bò sát (Reptilia)
- Biểu bì phát triển hơn lưỡng cư, có tầng ngoài hóa sừng dày và luôn luôn được thay thế (hiện tượng lột xác theo chu kỳ). Tầng ngoài hóa sừng tạo thành vảy sừng, xếp kề bên nhau hoặc tỳ lên nhau như ngói lợp, chỉ có phần gốc liền với nhau. Vảy rùa và cá sấu phát triển riêng biệt và ghép bên nhau thành bộ giáp cứng. Số vảy và vị trí của các vảy ở đầu và thân của bò sát hình như không đổi trong quá trình lớn lên của bò sát. Các nhà phân loại đã căn cứ vào đặc điểm này để xây dựng các tiêu chuẩn định loại bò sát. 
- Lớp bì cũng phát triển hơn và có nhiều tế bào sắc tố hơn Lưỡng cư nên màu sắc sặc sỡ. Một số loài bò sát lớn như cá sấu, kỳ đà, trăn... lớp bì khá dày nên thường được khai thác, thuộc da để làm vật dụng bằng da. Lớp bì ở bò sát có nhiều tế bào sắc tố hơn ở lưỡng cư, làm cho nhiều loài thằn lằn và rắn có màu sặc sỡ. Nhiều loài bò sát có thể thay đổi màu cho phù hợp với điều kiện môi trường. Cơ chế sinh lý điều hòa màu sắc có lẽ do sự phối hợp kích thích tố tuyến não thuỳ (mấu não dưới) làm giảm sắc tố và kích thích tố phần tuỷ của tuyến trên thận làm có sắc tố. Da của bò sát không có chức năng hô hấp, chức năng chính là ngăn cản sự thoát hơi nước qua bề mặt cơ thể và cách nhiệt. Ngoài ra còn tham gia bảo vệ khỏi tác động cơ học, lý học, hóa học
Ở thằn lằn và rắn lớp vảy sừng được tróc ra theo chu kỳ gọi là hiện tượng lột xác và được thay thế bằng các lớp tế bào biểu bì ở bên dưới. Sự lột xác để giúp bò sát tăng trưởng. Khi lột xác, thằn lằn tự làm bong ra từng mảng vảy sừng giống như người ta xé và vứt bỏ từng mảnh áo cũ. Ở rắn trước khi lột xác lớp tế bào biểu bì ở dưới phát triển nhanh và biệt hóa thành tế bào sừng, dần dần thay thế cho lớp vảy sừng bên ngoài bị tróc ra. Số lần lột xác phụ thuộc vào hoàn cảnh sống (nhiệt độ, độ ẩm ...), biến động thức ăn và tình trạng sinh lý của chúng. Hiện tượng lột xác được tiến hành dưới tác dụng của kích thích tố giáp trạng và tuyến não thuỳ. Rắn non có số lần lột xác nhiều hơn rắn trưởng thành, rắn nhịn ăn lột xác nhiều hơn rắn được ăn no, rắn bệnh không hoặc ít lột xác. Trăn nuôi còn non một năm lột xác từ 10 - 14 lần, còn trăn lớn lột xác từ 4 - 7 lần. Ở rùa và cá sấu không có hiện tượng lột xác, lớp biểu bì ở ngoài của tầng sừng phát triển dầy lên tạo thành những vảy chồng chất lên nhau, do đó trên các tấm vảy sừng của mai và yếm rùa có những vòng đồng tâm để nới rộng kích thước cơ thể chúng. Số vòng này tương ứng với sự phát triển năm của rùa và nhờ đó căn cứ các vòng này để xác định tuổi rùa.
f. Lớp Chim (Aves)
- Da mỏng, lớp biểu bì (epidermis) mỏng, phân hoá thành 2 tầng: tầng ngoài dày hoá sừng tầng trong mỏng làm thành bao lông của lông vũ. Về sau tầng sừng ở phía ngoài tạo thành các gờ song song. Gờ giữa phát triển thành thân lông của lông bao, còn các gờ khác hình thành râu lông. Khi bao lông vỡ ra, râu lông trải phẳng thành phiến lông.
- Lớp bì (dermis) có cấu tạo là tổ chức liên kết, có cơ vân, cơ trơn, lớp mỡ, nhiều khe nhỏ chứa khí, túi khí. 
g. Lớp Thú (Mammalia) :
- Lớp biểu bì mỏng, tầng sừng ở ngoài cùng, có bề dày thay đổi tuỳ theo vị trí của cơ thể (nơi có cọ xát nhiều thì dày hơn). Trong cùng của biểu bì là tầng manpighi có sắc tố, chủ yếu là sắc tố đen và vàng nên da thú có màu.
- Lớp bì dày hơn biểu bì, gồm mô liên kết có nhiều mạch máu và các vi thể cảm giác.
- Trong tầng bì sâu có lớp hạ bì chứa nhiều tế bào mỡ, tập hợp thành đám hay thành lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ này có khi rất dày như ở cá voi, hải cẩu, lợn là nơi dự trữ năng lượng, chống rét, làm cho cơ thể nhẹ. Về chức năng thì lớp biểu bì là lớp bảo vệ còn lớp bì là nơi nuôi dưỡng và làm chỗ dựa cho lớp biểu bì
III. Sản phẩm của vỏ da
- Sản phẩm của vỏ da là sự biến đổi vỏ da để phù hợp với các chức năng khác nhau và phù hợp với môi trường sống của động vật. 
Các sản phẩm của da có thể là chỉ do một lớp bì hay biểu bì hình thành hoặc cả hai lớp tham gia hình thành. Tùy theo nhóm động vật mà có các sản phẩm vỏ da khác nhau.
1. Lớp Cá Miệng tròn (Cyclostomata):
Tuyến da phát triển gồm tuyến đơn bào, đa bào tiết ra các chất nhầy có tác dụng làm giảm ma sát giúp cá có thể bơi lội một cách dễ dàng.
2. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes):
-Tuyến da phát triển 
-Vảy tấm bao phủ toàn bộ bề mặt cơ thể. Cấu tạo vảy tấm gồm phần tủy bên trong, chung quanh là chất dentin, ngoài cùng là lớp men. Nói chung thì cấu tạo giống răng của động vật có xương sống (PGS.TS Ngô Đắc Chứng)
3. Lớp Cá xương (Osteichthyes): 
Các sản phẩm của vỏ da cá xương gồm tế bào tuyến, tế bào sắc tố, cơ quan phát sáng và vảy.
- Tế bào tuyến là các tuyến đơn bào tiết chất dịch quánh hoặc dịch nhầy. Các tuyến độc có thể là đơn bào hoặc đa bào.
- Tế bào sắ ... in). Ngoài cùng có chất men cứng. Như vậy vảy cosmin có cấu tạo như là nhiều vảy tấm của cá sụn gắn lại với nhau mà thành (GS.Lê Vũ Khôi)
+Vảy láng cũng chỉ có ở một số cá hiện tại, như ở cá nhiều vây, cá caiman nhưng rất phổ biến ở các loài cá vây tia cổ. Vảy có hình trám dẹp xếp hàng chéo, ăn khớp với nhau làm thành bộ giáp phủ lên toàn thân cá. Vảy có lớp ngoài có chất men ganoin do tầng bì sinh ra (khác với men biểu bì). Lớp trong chủ yếu là isopedin. Vảy láng cũng bắt nguồn từ vảy tấm không có sự thay thế như vảy tấm.
+Vảy xương có ở hầu hết ở hầu hết cá xương hiện tại, là những vảy riêng rẽ, xếp chồng lên nhau như mái ngói. Trên lát cắt ngang có lớp ngoài cùng là lớp ganoin mỏng, dưới gồm nhiều lớp sợi đồng tâm và sợi phóng xạ xen kẽ, thấm canxi chắc như xương .Cùng với sự tăng trươngr của cá, vảy lớn dần làm thành vòng năm trên biên vảy, thể hiện tuổi năm của cá. Vảy xương có 2 dạng: 
* Vảy tròn, bờ ngoài vảy nhẵn, thường có ở các cá xương thấp (cá trích, cá chép)
* Vảy lược, bờ ngoài có nhiều răng cưa nhỏ, thường gặp ở cá xương tiến hóa cao (cá bơn, cá vược)
+Nhiều loài cá ở đáy (lươn, trạch, cá trê) vảy tiêu giảm. Những loài khác vảy biến thành gai xương hay ngạnh (cá trê, cá ngạnh, cá rô)
+Màu sắc của cá do nhiều nguyên nhân. Thường đa số cá có màu bạc ở vảy, bong bóng do chất guanine tạo thành. Màu khác do các sắc tố.
4. Lớp Lưỡng cư (Amphibia): 
- Tuyến da: Gồm nhiều tuyến đơn bào và đa bào. Tuyến đơn bào cấu tạo như ở cá, chỉ thấy ở một số Lưỡng cư có đuôi và nòng nọc. Tuyến đa bào phổ biến ở cá thể trưởng thành của mọi loài lưỡng cư. Tuyến da tiết ra chất nhầy giữ cho da luôn ẩm, bôi trơn và dễ hòa tan khí.
 - Tuyến độc: Nhiều loài lưỡng cư không đuôi sống trên cạn có tuyến độc do tuyến da biến đổi thành. Tuyến độc có thể phân tán trên da hay tập trung vào những phần nhất định trên cơ thể, tạo thành khối như tuyến mang tai của cóc. Chất tiết của tuyến độc là một chất màu trắng, chứa alcaloit độc với nhiều loài động vật khác nhau nhưng không độc với đồng loại. Một số loài ếch núi, ếch cây có tuyến đặc biệt tiết chất dinh ở đầu ngón chân có tác dụng giúp cho con vật bám chặt được trên bề mặt phẳng.
- Một số loài có di tích của vảy như các tấm xương ở lưng cóc (giống Bufo) hay bàn chân của giống Pelobates. Một số loài có vuốt ở chân do vảy biểu bì biến đổi thành (giống Xenopus, Hynobius...)
*Da của lưỡng cư có nhiều chức năng: bảo vệ, hô hấp và trao đổi nước. 
- Da chỉ gắn với cơ ở 1 số chỗ, do đó có các khoảng trống chứa bạch huyết tham gia tích cực vào quá trình hô hấp. Vì vậy, con vật không sống được ở môi trường có độ muối cao vì dễ mất cân bằng áp suất. 
- Da của lưỡng cư là bộ phận lấy nước và thải nước chủ yếu của lưỡng thê: Khi da khô, các tuyến da tăng cường tiết dịch để da luôn có một độ ẩm nhất định, vì thế mà cơ thể lưỡng cư phải dự trữ số lượng nước lớn trong các túi bạch huyết. 
Lượng nước bài tiết qua da phụ thuộc vào độ ẩm không khí của môi trường. Môi trường càng khô, lượng nước thải qua da càng nhiều do đó lưỡng cư phải sống ở các nơi có độ ẩm không khí cao. Khả năng chịu đựng sự mất nước còn phụ thuộc vào mức độ thích nghi của từng loài đối với môi trường cạn. Các loài lưỡng cư sống ở môi trường cạn như cóc, có thể chịu đựng được khi cơ thể mất một lượng nước từ 40 - 50% trọng lượng cơ thể, trong khi đối với những loài sống ở nước khi mất nước khoảng 30% trọng lượng cơ thể thì chúng sẽ bị chết. Có loài lưỡng cư sống vùng bán hoang mạc mùa khô chúng vùi mình vào đất sau khi đã hấp thụ một lượng nước dự trữ đầy đủ.
Ở một số loài lương cư như cá cóc (Plethodontidae) không có phổi do phổi tiêu giảm và sống ở nơi ẩm ướt thì sự hô hấp hoàn toàn bằng da. Các loài này có biểu bì rất mỏng, dưới biểu bì có rất nhiều mạch máu và có tiết diện lớn
5. Lớp Bò sát (Reptilia):
 - Tuyến da không phát triển. Chỉ một số ít loài bò sát có tuyến da: Tuyến dọc hàm dưới ở cá sấu; tuyến gần lỗ huyệt ở cá sấu, rắn; tuyến đùi ở một số loài thằn lằn; tuyến ở đường nối yếm và mai của một số loài rùa. Các tuyến này có thể là tuyến da biến đổi thành, tiết ra chất dịch hấp dẫn đồng loại hay để bảo vệ.
 -Vảy phát sinh từ biểu bì (khác vảy cá là vảy bì). Cá biệt mai và yếm rùa, tấm xương ở lưng và bụng cá sấu là loại vảy bì. Vảy bò sát có 2 loại:
+ Vảy thằn lằn và vảy rắn thường xếp lên nhau như ngói lợp, chỉ có phần gốc vảy dính vào nhau
+ Vảy ghép lại thành một giáp cứng như ở rùa, cá sấu.
Các vảy của bò sát đều rụng và được thay thế. Đối với rùa không có sự thay thế, các vảy cũ không bong ra mà gắn với vảy mới. Càng lâu dài thì vảy càng cũ và nằm ra phía ngoài làm cho mai rùa thêm gồ ghề.
- Ngón tay, chân, vuốt cũng là sản phẩm da bò sát
6. Lớp Chim (Aves):
 - Tuyến của da tiêu giảm nhiều, chỉ có tuyến phao câu tiết chất nhờn để bôi trơn lông chim làm cho lông không thấm nước. Ngoài ra chất này còn cung cấp vitamin D (chất ergosterol của tuyến phao câu, dưới mặt trời sẽ biến đổi thành vitamin D).
- Sản phẩm sừng của da chim chủ yếu là bộ lông vũ, rất nhẹ, bền, có lực đàn hồi lớn, rất quan trọng đối với đời sống của chim, được sinh ra từ biểu bì. Có 3 loại lông chính là lông bao phủ mặt ngoài thân chim, lông nệm lót phía trong lông bao, có thể thay thế lông bao và lông đặc biệt như lông cứng ở mỏ, mắt.
Cấu tạo một lông bao điển hình gồm có 2 phần: Phần to rỗng là gốc (calamus) cắm vào da không có phiến lông và phần đặc, thuôn nhỏ là thân lông (rachis) có 2 phiến lông ngoài và trong. Gốc lông có 2 lỗ nhỏ là lỗ lông trên và lỗ lông dưới. Bên trong gốc lông có một sợi hình chuông màu trắng là bấc lông. Đó là di tích mạch máu nuôi lông khi lông đang phát triển. Hai bên thân lông có các sợi lông (rami) mảnh, xếp sít vào nhau thành 2 phiến lông (vexillum), phân thành các lông thứ cấp. Các lông thứ cấp móc vào nhau thành tấm vững chắc . 
- Màu sắc của lông vũ ở chim phụ thuộc vào 2 loại sắc tố là sắc tố đen (melanin - có màu đen, nâu, xám...) và sắc tố tan trong mỡ (lipocrom - màu đỏ, vàng, lục). Sự pha trộn 2 loại sắc tố này và cấu trúc vi mô của lông vũ tạo nên màu sắc rất sặc sỡ của bộ lông ở nhiều loài chim.
- Mỏ chim: Bao sừng của xương hàm tạo thành mỏ, luôn được đổi mới nhờ tầng manpighi của biểu bì.
 - Vảy, móng cựa ở cổ chân, bàn chân và ngón chân
7. Lớp Thú (Mammalia): 
- Lông mao là sản phẩm sừng rất đặc trưng của thú có nguồn gốc từ biểu bì, chỉ có một số ít loài gần như không có lông mao. Cấu tạo gồm 2 phần: Thân lông ở ngoài da và chân lông cắm ở trong da. Giữa thân lông có tủy, chứa sắc tố vàng và đen. Chân lông có nhiều tế bào sống có nhiều mạch máu. Lông mao có 2 loại chính: Lông phủ dài, ở ngoài và lông nệm ngắn ở phía trong, có nhiệm vụ giữ nhiệt và không thấm nước. Lông có thể thay thế theo chu kỳ 2 lần trong 1 năm. Lông có thể biến đổi theo chức năng như thành ria mép (mèo, hổ...), lông cứng (gậm nhấm...), trâm cứng và dài (nhím, đơn...). Màu sắc lông thú ít sặc sỡ như lông chim, thường màu sẫm, vằn hay trắng... 
- Tuyến da có 4 loại:
+ Tuyến mồ hôi có hình ống, xoắn ở gốc thành quản cầu, mồ hôi được lọc từ máu, thành phần giống nước tiểu nhưng lượng nước nhiều. Tuyến mồ hôi có vai trò bài tiết chất cặn bã và điều hòa thân nhiệt.
+ Tuyến xạ (tuyến thơm) có cấu tạo phức tạp, chất tiết có mùi đặc biệt, là chất đánh dấu và liên quan đến hoạt động sinh dục và bảo vệ lãnh thổ. Tuyến này ở các vị trí khác nhau: Gần hậu môn (cầy, cáo...), trước ổ mắt (hươu, nai, trâu, bò), giữa 2 ngón chân (thú có sừng).
+ Tuyến sữa vừa là nội vừa là ngoại tiết, có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi. Có hình ống (ở các loài thú thấp) hay hình chùm (ở các loài thú cao). Có thể tập trung thành vú, số lượng vú thay đổi từ 2 - 14 cái. Chất tiết là sữa  có thành phần bao gồm protein, đường lactoza, muối khoáng...
+ Tuyến bã có hình chùm, phát triển mạnh ở thai nhi.
	Tuyến da của Động vật có vú (A. Beaumont)
A.B. Tuyến mồ hôi và tuyến bã
 A. Tuyến mồ hôi và tuyến bã với một nang lông: G.S. Tuyến bã; G.S.A. Tuyến rụng đầu; G.S.M. Tuyến không rụng đầu
B. Cắt ngang qua tuyến bã: E.P.S. khoang tiếp xúc với lông; G.L. hạt mỡ;
 C, G. Tuyến vú
C. Đỉnh của một tế bào tuyến vú cho thấy các hạt mỡ (G.L) và protein của sữa (Pr.)
- Vuốt là sản phẩm sừng của vỏ da, có chức năng bảo vệ các ngón chân hay là bộ phận để tấn công kẻ thù của nhiều loài thú (họ mèo). Móng là phần phụ đặc trưng của bộ khỉ hầu. Guốc phát triển ở các loài di chuyển bằng đầu ngón chân trên đất cứng, đó là các tấm sừng cuốn thành ống hay phần nệm hoá sừng.
Móng chân thú - một trong các sản phầm sừng của da (Theo Boas)
I. Người; II. Khí; III. Thú ăn thịt; IV. Ngựa 
1. Tấm nệm; 2. Tấm đế; 3. Tấm móng hay tấm vuốt;
 4. Xương đốt ngón; 5. Biểu bì
Vảy chỉ có ở một số loài thú như ở tê tê, ta tu có vảy phủ toàn thân, hải ly và chuột chỉ có phần đuôi.
- Sừng và gạc: Thú có 3 loại sừng:	
+ Sừng trâu, bò (còn được gọi là sừng thật) là lớp sừng hình ống, ôm lấy lõi xương mọc lên từ sọ, không rụng và không phân nhánh, gắn với sọ rất cứng.
+ Sừng hươu nai (hay được gọi là gạc) thường đặc, phân nhánh, khi già toàn bộ hoá xương, thay thế và phân nhánh hằng năm. Cấu tạo gồm một trụ xương đặc từ trung bì, có da và lông bọc ngoài, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thuộc loại này còn có sừng hươu cao cổ, nhưng không rụng hàng năm.
+ Sừng tê giác có nguồn gốc hoàn toàn từ biểu bì, không có trục xương, do các sợi sừng kết lại rất chặt, có thể thay thế khi bị gãy. 
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận 
Thông qua đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu vỏ da ở động vật có xương sống”. Tôi sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
Vỏ da làm thành một bao chắc để bảo vệ cơ thể. Vỏ da cấu tạo nhiều tầng tế bào, được chia thành 2 lớp là lớp biểu bì (epidermis) và lớp bì (dermis hay chorium):
- Biểu bì gồm biểu mô nhiều tầng tế bào, nằm ngoài cùng của cơ thể, được hình thành từ ngoại bì. Sản phẩm của lớp biểu bì đa dạng gồm tuyến da (ở cá, ếch nhái, thú), vảy sừng (bò sát), lông vũ (chim), lông mao (thú)...
- Lớp bì nằm dưới biểu bì, cấu tạo gồm mô liên kết, được hình thành từ trung bì. Sản phẩm của bì gồm vẩy (cá), xương bì (bò sát), lông (chim), răng (thú)...  
Vỏ da của động vật có xương sống có 3 chức năng chính là:
- Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài (hoá học, vật lý, sinh học...).
- Tham gia vào hoạt động sống như hô hấp, bài tiết...
- Là các cơ quan thụ cảm, tiếp nhận các kích thích từ môi trường ngoài
II. Đề nghị
Do thời gian và trình độ có hạn vì vậy để kết quả nghiên cứu đề tài có tính thuyết phục và có tính thực tiễn cao thì tôi có một số đề nghi:
- Cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, các thông tin khoa hoc và các nguồn thông tin cập nhật về đề tài.
- Có thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thêm 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Đắc Chứng (Chủ biên)_ Động vật học có xương sống _ NXB Đại học Huế 2006.
2. Ngô Đắc Chứng _ Bài giảng Giãi phẩu so sánh Động vật có xương sống 2007.
3. Lê Vũ Khôi _ Động vật học có xương sống _ NXB Giáo dục 2006.
4. Trần Kiên và Trần Hồng Việt _ Động vật học có xương sống _ NXB Giáo dục 2000.
5. W.D. Philips – T.J. Clilton _ Sinh học (Tập 1) _ NXB Giáo dục 2000.
6. Nguyễn Văn Thuận_ Gíao trình: Gỉai phẫu so sánh động vật ( Phần động vật không có xương sống) _ NXB Thuận Hóa 2007.
7. 
8.  
9. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVo da.doc