Đề tài Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên vào nội dung bài 46 và 47 - SGK Sinh học 11 ban cơ bản

Đề tài Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên vào nội dung bài 46 và 47 - SGK Sinh học 11 ban cơ bản

 Trong những thập kỉ vừa qua, thể giới, kể cả Việt Nam đã có những thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội. Những thay đổi này ảnh hưởng lớn đến đồi sống của thanh thiếu niên - những học sinh thân yêu của chúng ta, các em có cuộc sống và tương lai khác với thế hệ của bố mẹ. Thế hệ trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn vì nhiều vấn đề và những mối quan tâm mới phát sinh như HIV-AIDS, toàn cầu hoá,.Nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu hôn nhân , sinh sản .đang thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kĩ càng trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình.

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1861Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề để tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên vào nội dung bài 46 và 47 - SGK Sinh học 11 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
	 Trong những thập kỉ vừa qua, thể giới, kể cả Việt Nam đã có những thay đổi lớn về mọi mặt kinh tế, xã hội. Những thay đổi này ảnh hưởng lớn đến đồi sống của thanh thiếu niên - những học sinh thân yêu của chúng ta, các em có cuộc sống và tương lai khác với thế hệ của bố mẹ. Thế hệ trẻ ngày nay phải được chuẩn bị cho một tương lai với những thách thức lớn hơn vì nhiều vấn đề và những mối quan tâm mới phát sinh như HIV-AIDS, toàn cầu hoá,....Nhận thức về quan hệ tình dục, tình yêu hôn nhân , sinh sản ...đang thay đổi. Điều này đòi hỏi lớp trẻ phải có hiểu biết và được chuẩn bị kĩ càng trước khi đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến tương lai của mình.
	Cung cấp thông tin và giáo dục sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết, nhằm giúp thanh thiếu niên tự khám phá các quan điểm, tiêu chuẩn và có sự lựa chọn riêng, đồng thời nâng cao hiểu biết về sức khoẻ sinh sản.
	Hiện nay, trong chương trình giáo dục ở bậc THPT chưa có môn học riêng về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho học sinh đang ở độ tuổi vị thành niên. Vấn đề này chỉ được lồng ghép, tích hợp vào các môn học: sinh học, địa lí, giáo dục công dân, văn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nội dung tích hợp đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của học sinh vì vấn còn nặng về kiến thức của môn học đó.
	Thực tế khi nói về vấn đề liên quan đến giới tính thì học sinh còn khá lúng túng và còn ngại ngùng. Bên cạnh đó, ở các trường THPT, đội ngũ giáo viên chuyên trách về vấn đề này chưa có, học sinh chỉ được tiếp cận trong những buổi nói chuyện với các chuyên gia về một số vấn đề giới tính, HIV/AIDS - Điều này không phải trường phổ thông nào cũng có các buổi nói chuyện đó. Một số giáo viên cho rằng vấn đề tế nhị này giáo viên khó nói, sợ rằng " vẽ đường cho hươu chạy". Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải vẽ cho hươu chạy đúng đường, còn hơn để nó chạy lung tung.
	Việc cần phải đưa nội dung về giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản vị thành niên vào trong nhà trường là rất cần thiết. Là một giáo viên giảng dạy môn sinh học ở trường THPT, tôi nhận thấy có nhiều nội dung bài học có thể tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên cho học sinh. Để giúp cho học sinh tiếp cận về vấn đề này một cách tự nhiên và không ngại ngùng, giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Qua thực tế giảng dạy môn sinh học 11 ban cơ bản tại trường THPT Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm về vấn đề tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên cho học sinh khi học bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản, bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật. Sinh đẻ có kế hoạch ở người. Sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề sẽ giúp học sinh tiếp cận với vấn đề tế nhị về giới tính một cách chủ động và hoàn toàn tự nhiên không ngại ngùng.
	Vì vậy tôi viết một sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: SỬ DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐỂ TÍCH HỢP GDDS & SKSS VỊ THÀNH NIÊN VÀO NỘI DUNG BÀI 46 VÀ 47 - SGK SINH HỌC 11 BAN CƠ BẢN.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
	1.1.1 Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học giải quyết vấn đề là một phân hệ của phương pháp dạy học tích cựcvì nó tập hợp nhiều phương pháp cụ thể thành một chỉnh thể nhằm mục đích sư phạm, là tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo của học sinh để các em tiếp thu được kiến thức và hình thành kĩ năng trên cơ sở tìm tòi, nghiên cứu. Trong dạy học giải quyết vấn đề, việc nêu ra tình huống có vấn đề và giải quyết tình huống đó bằng kết hợp các phương pháp như: hoạt động nhóm, quan sát tranh ảnh, thí nghiệm, làm việc với sáh giáo khoa...
Tình huống có vấn đề: Là một trạng thái tâm lí của chủ thể nhận thức khi vấp phải một mâu thuẫn bao hàm một điều gì đó chưa biết, đòi hỏi sự khám phá, tìm tòi tích cực, sáng tạo.
1.1.2. Các bước của dạy học giải quyết vấn đề
- Đặt vấn đề: Nêu ra các hiện tượng, sự kiện, câu chuyện thực tế mâu thuẫn với tri thức đã có bằng lời giảng của thầy, bằng kinh nghiệm, biểu diễn thí nghiệm, .... chủ thể nhận thức va chạm với mâu thuẫn khách quan. Kết quả là chủ thể nhận thức sẽ biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.
- Giải quyết vấn đề: Công việc của bước giải quyết vấn đề thể hiện qua việc nêu giả thuyết, vạch kế hoạch giả thuyết, chứng minh giả thuyết. Đây là khâu quan trọng của dạy học giải quyết vấn đề. Bước này huy động được tối đa tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề bộ phận có thể do từng cá nhân thực hiện hoặc thảo luận theo nhóm, hoặc thảo luận chung cả lớp. Giáo viên theo dõi tiến trình giải quyết vấn đề của học sinh để khi cần thiết có hướng dẫn, gợi ý và tổng hợp lại toàn bộ kết quả thảo luận.
- Kiểm tra cách giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề: Sau khi giải quyết vấn đề, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kết quả đạt được với giả thuyết, nếu phù hợp học sinh đi đến kết luận vấn đề, nếu không phù hợp phải đặt giả thuyết khác và giải quyết bằng cách khác.
1.1.3. Sức khoẻ sinh sản, tuổi vị thành niên
- Tuổi vị thành niên: là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời của mỗi con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn và được đặc trưng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm và khả năng hoà nhập cộng đồng.
	Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi vị thành niên được hiểu là giai đoạn từ 10 đến 19 tuổi và nằm trong khoảng thời gian từ lúc dậy thì cho đến trưởng thành.
- Sức khoẻ sinh sản: Là vấn đề sức khoẻ cho giới nữ khi bước vào độ tuổi sinh sản, bao gồm sức khỏe tình dục, sinh con khoẻ mạnh, mang thai, tránh thai....
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên vào nội dung môn sinh học ở trường THPT
	Môn sinh học được xem là môn học có nhiều vấn đề gần gũi nhất và dễ lồng ghép giáo dục giới tính và sức khoẻ sinh sản cho học sinh trường THPT. Do vậy, việc tích hợp vấn đề này trong nội dung bài học rất có ý nghĩa cho học sinh khi các em đang trong độ tuổi vị thành niên, cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề sức khoẻ sinh sản, tránh sự tìm tòi lạc hướng của các em.
2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 
	Trường , tất cả học sinh trong trường đều cần được giáo dục về sức khoẻ sinh sản để các em có thể hiểu được vấn đề gây nhiều sự tò mò trong độ tuổinày của học trò. Trong môi trường nào cũng vậy, các em thường rất khó chia sẻ vấn đề sức khoẻ sinh sản với người lớn kể cả cha và mẹ của em, mà đa số các em lại chia sẻ và học qua những bạn bè cùng lứa - những đối tượng này cũng không được giáo dục đầy đủ vầ vấn đề này.
	Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy môn sinh học lớp 11, khi dạy Chương Sinh sản, bài 46 và bài 47 SGK ban cơ bản cần phải dành thời gian để tích hợp giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh. Đây chính là cơ sở để tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
	3. Giải pháp tiến hành và kết quả đạt được
	3.1. Giải pháp
	Gợi ý cách đặt vấn đề tích hợp GDDS & SKSS vị thành niên trong bài 46- Cơ chế điều hoà sinh sản.
Phần củng cố bài: GV đưa ra vấn đề là: Qua cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng, các em thấy được điều gì ứng dụng trong quá trình phát triển của cơ thể mình. 
+ Bàn về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh trong quan hệ bạn bè, tình yêu, giới tính.
+ Vì sao không nên kết hôn sớm, không nên quan hệ tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên.....
	Những câu hỏi thảo luận trên giúp GV tổ chức cho HS là việc theo nhóm, từ đó GV có thể dễ hướng tới nội dung tích hợp giáo dục giới tính vào nội dung bài học.
	 Gợi ý thiết kế giáo án bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật ( Nội dung tích hợp GDDS & SKSS)
	Phần II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Đặt vấn đề:
Để hạn chế tốc độ gia tăng dân số con người phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. vậy thế nào là sinh đẻ có kế hoạch. Đây là vấn đề một phần nhiều liên quan tới vấn đề tinh dục và các biện pháp tránh thai. Hãy tìm hiểu để làm rõ vấn đề này.
* Giải quyết vấn đề
- Làm thế nào để hạn chế tốc độ gia tăng dân số?
- Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Nước ta vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh mấy con? Khoảng cách giữa các lần sinh là bao nhiêu? Tuổi nào thì không nên sinh con?
- Các em đã hiểu gì về tình dục chưa? Đã biết có những biện pháp nào để tránh thai chưa? phần lớn các em rất ngại và thẹn thùng khi nói đến vấn đề này nhưng đây là vấn đề mà cô nghĩ em nào cũng rất tò mò. Trên cơ sở các câu hỏi và yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà, các em hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
- Để sinh đẻ có kế hoạch tức là để không có thai ngoài ý muốn khi có quan hệ tình dục, người ta phải biết về các biện pháp để tránh thai
Hãy kể ra tên các biện pháp tránh thai? ( Câu hỏi này giúp HS tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên hơn)
- Biết ngày trứng rụng để ta không cho tinh trùng gặp trứng à không có thai.
Thảo luận câu hỏi theo nhóm ( mỗi bàn 4 HS là một nhóm )
- Các hiện tượng đánh dấu tuổi dậy thì?
Nêu vấn đề: tại sao dựa vào chu kì kinh nguyệt lại có thể tránh được thai?
- Chiếu sơ đồ chu kì kinh nguyệt của nữ giới , nói qua về hiện tượng kinh nguyệt
- Cơ chế tác dụng của biện pháp tính ngày rụng trứng để tránh thai? 
GV chiếu ảnh minh hoạ các loại bao cao su tránh thai lên màn hình, nêu vấn đề: Tại sao dùng bao cao su tránh được thai và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như Lậu, Giang mai, HIV-AIDS...?
 - Nêu cơ chế tác dụng của phương pháp sử dụng bao cao su tránh thai?
- Nêu cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai? Em biết những loại thuốc tránh thai nào?
HS sẽ trả lời thiếu xót nhiều, do đó GV cần bổ sung. Chiếu hình ảnh các loại thuốc tránh thai hiện đang bán, có thể sưu tầm một số loại thuốc hoặc vỏ thuốc để giới thiệu cho HS.
- GV cần lưu ý nói về tác dụng phụ của việc lạm dụng thuốc tránh thai, những nguy hiểm khi dùng nhiều thuốc này đặc biệt với lứa tuổi của các em.
- Đặt vòng tránh thai chính là dùng dụng cụ tử cung để đưa vào tử cung phụ nữ, đây là biện pháp nhiều phụ nữ sau khi sinh con thường sử dụng.
- GV chiếu hình ảnh của dụng cụ tử cung lên màn hình để HS quan sát.
 - Biện pháp dùng cho những cặp vợ chồng không muốn và không nên sinh thêm con nữa đó là triệt sản. Biện pháp này áp dụng cả trên đối tượng nam và nữ.
 Em hãy nêu phương pháp triệt sản? 
- GV nêu câu hỏi thảo luận: Hãy nêu thực trạng nạo phá thai của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay?
- Tại sao tuổi vị thành niên không nên nạo phá thai?
- Tuổi vị thành niên không nên sử dụng phương pháp tránh thai nào?
- Phải thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Trả lời như nội dung.
- Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con.
- Khoảng cách giữa các con từ 3-5 năm
- Dưới 18 tuổi, trên 35 tuổi thì không nên sinh con
HS đã chuẩn bị những nội dung được giao về nhà chuẩn bị báo cáo trước lớp theo sự hướng dẫn của cô giáo
-Kể tên : Tính ngày rụng trứng, dùng bao cao su, thuốc tránh thai, dụng cụ tử cung, triệt sản.
- Ở nam: có hiện tượng mộng tinh, xuất tinh. Ở nữ xuất hiện kinh nguyệt 
Trình bày theo chuẩn bị của nhóm 
Xem hình ảnh minh hoạ và thảo luận vấn đề GV đặt ra.
- Trả lời câu hỏi theo nhóm.
- HS quan sát hình ảnh của dụng cụ tử cung và nêu cơ chế tránh thai của chúng.
HS quan sát ảnh và nêu phương pháp triệt sản.
- Hiện nay qua thống kê của các cơ sở y tế, số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng đông, chiếm 20% - 30% tống số ca phá thai
- Không nên nạo phá thai ở tuổi vị thành niên vì có thể gây nên những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên:
+ thủng tử cung
+ Dong huyết
+ Nhiễm trùng vùng kín
+ Sa dạ con, vô sinh
+ Tử vong.
- Tuổi vị thành niên không nên sử dụng phương pháp triệt sản để tránh thai.
II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
 Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai.
a. Tính ngày trứng rụng
- Trứng rụng vào giữa kì kinh nguyệt và sống được khoảng 24h.
- Tránh giao hợp vào ngày đó để trứng đang có khả năng thụ tinh không được gặp tinh trùng.
b. Dùng bao cao su
Bao cao su mỏng dùng để hứng tinh dịch, không cho tinh trùng tiếp xúc với trứng.
c. Viên thuốc tránh thai
- Thuốc tránh thai có chứa prôgesteron và ơstrôgen hoặc chỉ chứa prôgesteron tổng hợp.
- Uống thuốc tránh thai sẽ làm cho nồng độ prôgesteron và ơstrôgen trong máu cao, gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên làm trứng không chín và không rụng trứng
- Các loại thuốc tránh thai: thuốc tránh thai hàng ngày, loại tránh thai khẩn cấp, loại thuốc tiêm...
d. Dụng cụ tử cung
- Dụng cụ tử cung ngăn cản không cho hợp tử làm tổ ở tử cung, hợp tử sẽ bị đẩy ra ngoài.
e. Biện pháp triệt sản
- Cắt và thắt ống dẫn trứng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng trong ống dẫn trứng.
- Cắt và thắt ống dẫn tinh ngăn không cho tinh trùng ra gặp trứng.
* CỦNG CỐ.
C©u 1. BiÖn ph¸p nµo sau ®©y kh«ng ®­îc xem lµ biÖn ph¸p sinh ®Î cã kÕ ho¹ch ?
	A*. Ph¸ thai. B. Thuèc tr¸nh thai. C. §×nh s¶n. D. TÝnh ngµy trøng rông.
C©u 2. Cã bao nhiªu ph­¬ng ph¸p tr¸nh thai chñ yÕu?
 A: 3. B: 5. C*: 6. D: 7.
C©u 3. Ph­¬ng ph¸p tr¸nh thai nµo kh«ng nªn dïng ®èi víi løa tuæi vÞ thµnh niªn?
 A: Sö dông bao cao su. B: Sö dông viªn thuèc tr¸nh thai.
 C*: TriÖt s¶n. D: TÝnh ngµy rông trøng.
C©u 4. §Ó biÕt m×nh cã thai hay kh«ng, cÇn ph¶i
A. hái bè mÑ. B. ®i kh¸m b¸c sü. C. tõ sÏ biÕt. D*. c¶ A vµ B.
* MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤC VỤ BÀI GIẢNG:
H.1 Sơ đồ chu kì kinh nguyệt ở nữ giới
H.2. Bao cao su dành cho nam giới
H.3. Bao cao su dành cho nữ 
H.4. Cách sử dụng bao cao su cho nam
H.5. Cách sử dụng bao cao su cho nữ
H.6. Thuốc tránh thai khẩn cấp
H.7. Thuốc tránh thai hàng ngày
H.8. Thuốc tránh thai cấy dưới da
Hình 9. Dụng cụ tử cung: Vòng tránh thai
Hình 10. Triệt sản nữ
Hình. 11. Triệt sản nam: thắt ống dẫn tinh
3.2. Kết quả
	Sau thời gian giảng dạy và dự giờ các lớp của đồng nghiệp, tôi chọn 2 lớp có kết quả học tập ngang nhau, tỉ lệ nam nữ tương đương nhau để tiến hành khảo sát về kết quả học tập cũng như thái độ tham gia xây dựng bài, phát biểu ý kiến về vấn đề giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục ...... 
	Thời gian khảo sát như nhau (15 phút), cùng nội dung kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách quan.
	- Lớp 11 : Sử dụng phương pháp đặt vấn đề, thiết kế giáo án có tích hợp nội dung GDDS & SKSS vị thành niên ( Lớp thực nghiệm)
	- Lớp 11: Giáo án thực hiện theo hướng dẫn chung của sách giáo viên (lớp đối chứng)
	Sau đây là bảng thống kê kết quả kiểm tra khảo sát của hai lớp:
LỚP
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
	Đối với lớp thực nghiệm: Học sinh tiếp cận vấn đề nhiệt tình hơn và tự nhiên hơn, chủ động phát biểu ý kiến. Kết quả thể hiện các em có sự hiểu biết vấn đề giới tính, sức khoẻ sinh sản, tránh thai ... hơn so với lớp đối chứng.
	Đối với lớp đối chứng: không khí lớp học không sôi nổi, học sinh ngại ngùng khi nói đến vần đề tế nhị này. Các em không giám chủ động phát biểu ý kiến, cúi mặt xuống bàn hoặc ngồi im.
 PHẦN III. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở thực tế giảng dạy học sinh THPT nói chung, đặc biệt đối với các em lớp 11 trường THPT nói riêng. Khi dạy phần Sinh sản ở động vật, bài 46 và 47 sách giáo khoa lớp 11 - ban cơ bản, tôi thấy rằng, sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề giúp cho học sinh tiếp cận với vấn đề về giới tính, sức khoẻ sinh sản, tình dục.... (vốn rất khó nói ) một cách tự nhiên, không ngại ngùng và chủ động hơn.VËn dông d¹y häc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò gãp phÇn ®æi míi néi dung vµ ph­¬ng ph¸p d¹y häc nh»m môc ®Ých t¨ng tÝnh tÝch cùc häc tËp cña häc sinh gãp phÇn thùc hiÖn nhiÖm vô c¶i c¸ch gi¸o dôc: C¶i tiÕn ph­¬ng ph¸p theo h­íng “Ph¸t huy trÝ lùc häc sinh trong qu¸ tr×nh häc tËp” phï hîp víi xu thÕ ph¸t triÓn cña lÝ luËn d¹y häc hiÖn ®¹i.
	Để có thể giúp học sinh chủ động hơn trong trong quá trình lĩnh hội những kiến thức liên quan đến vấn đề giới tính thì vai trò của người giáo viên giảng dạy rất quan trọng. Để thực hiện tốt, giáo viên cần:
	- Đánh giá được tâm lí của học sinh trước khi tiến hành các bài giảng về vấn đề giới tính.
	- Chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi và các tình huống có thể xảy ra.
	- Cần tạo không khí học tập sôi nổi, giúp học sinh vượt qua thái độ ngượng ngùng khi nói về các vấn đề tế nhị.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN sinh 11.doc