Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật

 PHẦN MỞ ĐẦU

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Trong chương trình văn học ở trường phổ thông tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn. Chương trình ngữ văn THPT số lượng các tác phẩm tự sự lại càng nhiều và có dung lượng lớn hơn so với cấp THCS.

 Ta có con số thống kê như sau: (Trong chương trình cơ bản môn ngữ văn THPT)

- Lớp 10: 14 tác phẩm

- Lớp 11: 11 tác phẩm

- Lớp 12: 13 tác phẩm

 

doc 31 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2005Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT MÊ LINH
***************
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ TỪ KHÍA CẠNH
NỘI TÂM NHÂN VẬT
 GV: Hoàng Thị Minh Nguyệt
 Tổ: Văn - Sử - Công dân 
 Năm học 2009 – 2010
 PHẦN MỞ ĐẦU
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ.
 Trong chương trình văn học ở trường phổ thông tác phẩm tự sự chiếm một số lượng lớn. Chương trình ngữ văn THPT số lượng các tác phẩm tự sự lại càng nhiều và có dung lượng lớn hơn so với cấp THCS.
 Ta có con số thống kê như sau: (Trong chương trình cơ bản môn ngữ văn THPT)
Lớp 10: 14 tác phẩm
Lớp 11: 11 tác phẩm
Lớp 12: 13 tác phẩm
 Việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm tự sự một cách đúng đắn, có hiệu quả cao là yêu cầu quan trọng đặt ra đối với giáo viên và học sinh khi dạy và học các tác phẩm tự sự. Có nhiều cách để tìm hiểu tác phẩm tự sự: Có thể đi từ cốt truyện, tình tiết, biến cố, nhân vật ...để tìm hiểu tác phẩm tự sự. Nhưng có lẽ trong tác phẩm tự sự thì nhân vật là một thành phần trung tâm của tác phẩm, là yếu tố quyết định tạo thành cốt truyện, là nơi để tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm, khát vọng, cách nhìn, cảm nhận về con người và cuộc đời. Nhân vật trong tác phẩm tự sự thường được khắc hoạ qua những khía cạnh như: Lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, nội tâm ...trong đó yếu tố nội tâm là rất quan trọng ở đề tài này người viết chỉ xin được đề cập đến một khía cạnh khám phá nhân vật đó là:
Từ nội tâm nhân vật, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 Bởi vì, nhân vật trong tác phẩm tự sự hầu hết đều được các tác giả khắc hoạ rõ nét, sâu sắc yếu tố nội tâm, từ đó nhân vật được hiện lên rõ rệt, để lại ấn tượng trong lòng người đọc. 
B/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Trong trường THPT, học sinh thường lúng túng trong việc khai thác tác phẩm tự sự, đặc biệt là khó khăn trong việc tìm hiểu các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh thường tìm hiểu phân tích nhân vật một cách chung chung mà không làm nổi bật được nhân vật vì chưa nắm được nội tâm nhân vật để từ đó có cái nhìn khái quát và chính xác về nhân vật. Mà trong tác phẩm tự sự thì nhân vật thường thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một vài kinh nghiệm khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự qua nội tâm nhân vật. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm và làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự được tốt hơn. Người viết sẽ cụ thể hoá vấn đề này trong một số tác phẩm tự sự như " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình văn học THPT
. 	
C/ PHẠM VI ĐỀ TÀI.
 Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp: Tìm hiểu nội tâm một số nhân vật trong tác phẩm tự sự ở chương trình văn học lớp 12. Cụ thể hoá vấn đề này trong hai tác phẩm tự sự trong chương trình văn học THPT: " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu 
D/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về tác phẩm tự sự và nhân vật tự sự, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính cách nhân vật trong giờ học tác phẩm tự sự và trong trường hợp giải quyết các đề văn phân tích tác phẩm tự sự, phân tích nhân vật tự sự hoặc phân tích khía cạnh nội tâm tính cách của nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Từ đó nêu kinh nghiệm thực tế khi giảng dạy về cách phân tích nhân vật trong hai tác phẩm tự sự: " Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
E/ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Gồm 3 phần.
 - Phần I: Mở đầu.
 - Phần II: Nội dung (Trọng tâm): gồm 3 chương
 + Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
 + Chương II: Nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự sự thuộc chương tình ngữ văn lớp 12: ( “Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.)
 + Chương III: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy
 - Phần III: Kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
	Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự sự ở trường phổ thông ta cần hiểu rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận xoay quanh thể loại tự sự và nhân vật trong tác phẩm tự sự.
I/ Tác phẩm tự sự - và đặc điểm của tác phẩm tự sự.
Khái niệm về tác phẩm tự sự:
 - “Tự sự” triết tự nghĩa Hán Việt là “kể việc”
 - Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong: "Từ điển thuật ngữ văn học" (NXB ĐHQG N - HN- 1997) thì tự sự được hiểu là: "Phương thức tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học" (SĐD - trang 317) .
 - Theo "Từ điển tiếng Việt": "Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối hoàn chỉnh".
 - Trong lý luận văn học thì: "Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm phản ánh đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó".
 - Theo Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và Tiến sĩ Huỳnh Như Phương trong cuốn “Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ” thì: "Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài".
 Từ các quan niêm nghiên cứu trên, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về thể loại tự sự như sau: Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết ... có đầu có đuôi thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Qua đó nhà văn bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định trước cuộc đời và con người
2- Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự:
 - Đặc trưng thứ nhất là: Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian, địa điểm, gọi ra đặc điểm của nhân vật, sự kiện, phân tích tâm trạng, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh đời sống. Tác giả tự sự nói với người đọc bằng cách kể ra các biến cố, việc làm, lời nóicụ thể, các biệt của các nhân vật.Đọc tác phẩm tự sự bao giờ ta cũng cảm thấy có một ai đó là người kể chuyện đang chứng kiến, kể ra các hiện tượng, biến cố, dẫn dắt câu chuyện theo một quan điểm (điểm nhìn) và một giọng điệu nhất định giúp ta quan sát thế giới khách quan trong toàn bộ biểu hiện của nó, trong toàn cảnh và trong từng chi tiết.
 - Đặc trưng thứ hai là: có cốt truyện nghĩa là có các biến cố xảy ra liên tiếp, cái này tiếp nối cái kia hoặc cái này làm nảy sinh cái kia, xô đẩy nhau tới một đỉnh cao buộc phải giải quyết, giải quyết xong thì truyện dừng lại hoặc lại nảy sinh biến cố mới tùy theo dung lượng và sức khái quát cuộc sống của tác phẩm.
 - Đặc trưng thứ ba là: có nhân vật. Tác phẩm tự sự có khả năng thể hiện nhân vật trong một phần hoặc toàn bộ cuộc đời, tính cách, số phận với nhiều mặt hoạt động và biểu hiện của đời sống thường nhật. Tùy theo cách kể, nhân vật tự sự có thể được miêu tả rất cụ thể chi tiết trong cả sinh hoạt lẫn đời sống tâm lí, ngôn ngữ, hành độngVì vậy nhân vất tự sự thường để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong cảm nhận của người đọc. 
 - Đặc trưng thứ tư là: rất giàu các loại và hình thức ngôn ngữ . Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện (trần thuậtt), còn có ngôn ngữ nhân vật, mỗi nhân vật lại có ngôn ngữ riêng; Bên cạnh các lời đối đáp lại có lời độc thoại và độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi lại hòa nhập vào lời nhân vật, lời của nhân vật có khi lại thành lời kểTác phẩm tự sự gìn giữ cho ta vô vàn cách nói, giọng nói phong phú.
3- Nhân vật trong tác phẩm tự sự:
- Nhân vật văn học thường là con người, có thể là sự vật, loài vật ...được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật văn học để nhận thức con người, nhận thức xã hội và để thể hiện tư tưởng thái độ của mình đối với con người và xã hội 
- Nhân vật trong tác phẩm tự sự: Thường được thể hiện qua các khía cạnh: Lai lịch, ngoại hình, nội tâm, lời nói, hành động...
4. Nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự:
 a- Khái niệm: 
 Theo từ điển thuật ngữ văn học thì: nội tâm nhân vật là những tâm tư tình cảm bên trong của nhân vật. Thường được thể hiện qua các khía cạnh: tâm t ư, lời nói, hành động...đặc biệt là thể hiện rõ nhất qua diễn biến tâm lí 
b - Vai trò của nội tâm nhân vật:
 Nội tâm nhân vật sẽ có vai trò rất lớn trong việc thể hiện một cách toàn diện về nhân vật. Qua nội tâm nhân vật độc giả sẽ hiểu được diễn biến tâm lí nhân vật từ đó sẽ hiểu được tính cách nhân vật.
II/ Ý nghĩa của việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự trong trường THPT .
 Nhà văn sáng tạo ra nhân vật văn học để nhận thức về: Con người, xã hội, để thể hiện tư tưởng thái độ của mình đối với con người, xã hội. Hiểu đúng nhân vật trong tác phẩm chính là góp phần để tiếp nhận đúng nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
 Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh tiếp cận tác phẩm hiệu quả nhất trong giờ học? Trong tác phẩm tự sự, tác phẩm nào cũng có nhân vật và nhân vật bao giờ cũng có ý nghĩa góp phần quan trọng thể hiện chủ đề tác phẩm, cho nên tìm hiểu tác phẩm là cần phải tìm hiểu nhân vật. Nhưng tìm hiểu nhân vật như thế nào để đạt đựơc hiệu quả cao nhất? 
 Khi tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự, chúng ta tìm hiểu nhân vật qua nhiều yếu tố như ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ...Như vậy tìm hiểu nội tâm nhân vật để khái quát về nhân vật không phải là một con đường duy nhất. Tuy nhiên nội tâm có vai trò hết sức quan trọng vì ngoại hình và hành động của nhân vật không phải bao gìơ cũng bộc lộ rõ về nhân vật .Thực tế cho thấy có những nhân vật ngoai hình rất xấu xí nhưng lại được tác giả khắc họa có một tâm hồn vô cùng cao đẹp. Ví như nhân vật Cadimodo trong tiểu thuyết “Nhà thờ đức bà” của văn hào Vichto – Huygo. Hay có những nhân vật mà hành động không phải lúc nào cũng hoàn toàn chứng tỏ được bản chất thật sự của họ. Ví như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao.
 Vậy nên việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự ở trường THPT qua giờ dạy đọc hiểu tác phẩm có ý nghĩa hết sức to lớn tronggiờ học đọc hiểu văn bản văn học tự sự và giờ làm văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 
CHƯƠNG II
NỘI TÂM NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM TỰ SỰ 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
(Trên cơ sở minh họa bằng hai tác phẩm là “Chiếc thuyền ngoài xa”
của Nguyễn Minh Châu và "Vợ chồng Aphủ " của Tô Hoài)
I/ Tác phẩm " Vợ chồng Aphủ " của Tô Hoài.	
 Tác phẩm " Vợ chồng Aphủ" được Tô Hoài viết năm 1952 in trong tập truyện Tây Bắc. Truyện viết về hai chặng đường đời trong cuộc đời của Mị và Aphủ qua đó thể hiện số phận đau thương của họ cũng như khát vọng vượt lên trên số phận đau thương đến với ánh sáng của Đảng của Cách mạng.
 Mị là nhân vật chính của tác phẩm được Tô Hoài thể hiện những diễn biến tâm lí khá tinh tế và phức tạp. Nội tâm của Mị được thể hiện khá rõ qua ba thời điểm là: khi mới bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, trong đêm tình mùa xuân và đêm đông cởi trói cứu Aphủ.
1, Nội tâm của Mị khi mới bị bắt về nhà thống lí Pá Tra:
 Khi mới bị bắt về nhà thống lí Pá Tra với thân phận là con dâu gạt nợ, Mị đã rất đau khổ và không cam chịu số phận. Cô thấm thía nỗi ... i lại có tính duy tâm nghề nghiệp, tôi lại còn tin vào cái ngẫu nhiên đầy “số đỏ” của tôi nữa”.
 Có nắm được chi tiết này ta mới hiểu vì sao Phùng lại trở lên bối rối khi nhìn thấy “chiếc thuyền ngoài xa”- một cảnh đắt trời cho- mà suốt một đời cầm máy chưa bao giờ Phùng được thấy. Nó lại đến một cách vô tình ngẫu nhiên với Phùng. Điều này làm cho tâm trạng của Phùng bối rối, trái tim như có ai bóp thắt vào và rất sung sướng. Anh đã nghĩ: “Chẳng biết ai đó đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tương chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
Chawnngr phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiieecs xe tăng hỏng bấm liên thanh một hồi hết một phần tư cuộn phim, thu vào chiếc Pra- ti – ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”. 
 Từ sự sung sướng và bối rối của Phùng, ta mới hiểu hơn về phẩm chất người nghệ sĩ đích thực trong con người Phùng. Phải là người nghệ sĩ đích thực thì Phùng mới có cái cảm giác run rẩy trước cái ĐẸP trong trẻo của thiên nhiên như vậy! Đứng trước cái ĐẸP, tâm hồn Phùng như được gột rửa, tinh khôi Phải là người nghệ sĩ đích thực thì Phùng mới có đam mê săn tìm, lưu giữ và sáng tạo cái ĐẸP cho đời như vậy!
Một chi tiết khác cũng cần được để tâm đến khi tìm hiểu nhân vật Phùng là những chi tiết những hành động mà Phùng đã làm và những hình ảnh mà Phùng chú ý quan sát sau khi anh có phát hiện thứ hai trên bãi biển. Không chỉ là cái cảnh một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền lội nước đi vào bãi xe tăng hỏng, rồi người đàn ông dùng dây lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào thắt lưng người đàn bàvừa đánh vừa nghiến răng, vừa nguyền rủamà còn là việc Phùng “vứt chiếc máy ảnh và chạy nhào tới”. Chiếc máy ảnh với người nghệ sĩ nhiếp ảnh là rất quí. Hơn nữa với Phùng chiếc máy ảnh còn quí hơn nữa vì trong đó có cái ĐẸP tuyệt đỉnh mà annh vừa may mắn có được. Nhưng Phùng đã vứt chiếc máy ảnh bởi trong anh lúc đó lòng xót thương và quyền con người còn quan trọng hơn. Anh cũng không có sự tính toán so đo gì trong trường hợp này mà chỉ là lòng nhân ái bản tính trong anh khiến anh làm như vậy.
	Sau đó, Phùng còn quan sát rất kĩ những tình tiết tiếp theo và liên tưởng rất sâu sắc. Đó là Phùng còn thấy “tảng lưng khum khum và vạm vỡ của lão đàn ông cúi thấp hơn, nom lão giống như một con gấu đang đi tìm nguồn nước uống”. Đặc biệt Phùng quan sát và ghi vào trong tâm trí mình từng cử chỉ của người đàn bà: mếu máo gọi và ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé(Thằng Phác – con trai người đàn bà ấy), ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy; từng cử chỉ của thằng bé: chẳng hề hé răng từ nãy đến giờ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Không những thế, anh còn có liên tưởng rất sâu sắc và ấn tượng về thằng bé, con của gia đình người hàng chài: “Như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà”. Nhũng tình tiết này tưởng không quan trọng nhưng quả thật nó có ý nghĩa không nhỏ khi giúp người đọc, người khám phá tìm hiểu tác phẩm hiểu thêm về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Anh có một tâm hồn đa cảm và sâu sắc, nhân hậu thương người và cao hơn là biết nhận ra trong xót xa trước những cảnh đời éo le ngang trái. 
Nếu giáo viên khi giảng dạy mà chú trọng hướng dẫn học sinh phân tích kĩ những chi tiết này thì hiệu quả khai thác nội tâm nhân vật cũng như nhân vật đạt hiệu quả cao hơn.
 Đối với tình huống huống khám phá nhận thức: Phùng được nghe người đàn bà hàng chài kể về số phận cuộc đời và cuộc sống mưu sinh của gia đình người đàn bà ấy thì lại cần chú ý đến chi tiết tuy nhỏ nhưng rất ý nghĩa sau đây:
	Đó là khi cả Phùng và Đẩu nghe được câu nói: “Quí tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” của người đàn bà. Cái cảm giác gian phòng lồng lộng gió biển của Đẩu tự nhiên bị hút hết không khí, trở lên ngột ngạt quá 
 Đó là khi cả Phùng và Đẩu cùng thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!” và khi Đẩu nói: “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu” và trút tiếng thở dài chua chát. Điều đó cũng có nghĩa là Phùng hiểu và đau đớn thay cho cuộc đời người đàn bà nói riêng, cho cuộc đời người lao động lam lũ nghèo khổ nói chung.
 Việc đột nhiên hỏi người đàn bà câu: “Cả đời chị có lúc nào thật vui không?” của Phùng không phải vô cớ hay là vu vơ mà thực chất trong lòng Phùng rất xót thương và quan tâm đến số phận cuộc đời của người đàn bà! Anh đã suy nghĩ rất nghiêm túc và sâu về những gì người đàn bà ấy kể chứ không chỉ là nỗi choáng váng rồi thôi. Hay cái vỡ ra của Đẩu nhưng lại được nhìn nhận và trần thuật lại bởi Phùng thì cũng chứng tỏ Phùng cũng vỡ lẽ. Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dungmang giá trị nhân bản sâu sắc mà không phải ai cũng có thể nhận ra.
	Đặc biệt, chi tiết nghệ thuật ở cuối truyện để lại nhiều suy ngẫm trong Phùng: “Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông.”
 Cuộc sống vốn vậy, vẫn đẹp tươi, vẫn êm ả, nhưng nếu không có tấm lòng để nhận ra những uẩn khúc số phận thì những vẻ đẹp như màu hồng hồng của ánh sương mai kia cũng trở nên vô nghĩa, người nghệ sĩ phải nhận ra sự thật ẩn khuất sau màn sương huyền ảo kia, phải tiếp cận sự thật để nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống và con người. Phùng là người như thế!
 4. Bước thứ năm: Sau khi tìm hiểu nội tâm nhân vật, cần dựa trên cơ sở nội tâm của nhân vật mà ta có sự nhận xét, đánh giá về nhân vật. ( nhiên cần kết hợp với các yếu tố khác nữa của nhân vật như hoàn cảnh, lai lịch, mối quan hệ với các nhân vật khác, ngôn ngữ, hành động)
	Ví dụ:
 Nhận xét về nhân vật Mị trong "Vợ chồng Aphủ " của Tô Hoài: 
 Thông qua nội tâm nhân vật Mị, ta có thể thấy Mị là một hình tượng điển hình mà trước hết là điển hình cho tâm trạng, cho tình yêu cuộc sống mãnh liệt trong tâm hồn con người đang sống trên mặt đất đời người này. Dù sống trong địa ngục trần gian, dưới sự áp bức bạo tàn của bọn phong kiến miền núi, Mị trước suau vẫn âm ỉ một sức sống bất diệt. Nhân vật Mị góp phần làm nên giá trị của tác phẩm và góp phần thể hiện tư tưởng nhân văn của ngòi bút Tô Hoài. Sức hấp dẫn, chất thơ của nhân vật là ở chỗ, nhà văn đã đứng về phía khát vọngđược sống, được yêu của con người mà lên tiếng, mà gởi thông điệp thẩm mĩ cho đời.
 Nhận xét về nhân vật Phùng trong“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:
 Có thể nói qua nhân vật Phùng và sự phát hiện phám phá và tự nhận thúc của anh người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm: rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp trong nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật; và con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng để khám phá những bí ẩn của cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào cuộc đời và sống cùng cuộc đời!
II.Kiểm chứng đề tài.
 Qua việc dạy tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự từ khía cạnh nội tâm nhân vật trong giờ giảng văn và giờ làm văn áp dụng với hai lớp 12A9, 12A11 niên khóa 2008- 2010 trường THPT Mê Linh thu được kết quả cụ thể như sau:
- Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về nhân vật.
- Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu về nhân vật thông qua nọi tâm của nhân vật.
- Áp dụng làm các dạng bài về nhân vật một cách có hiệu quả hơn.
Cụ thể kết quả:
- Kết quả trắc nghiêm như sau
Lớp
Học hứng thú
Hiểu bài
12A 9
38/44 học sinh
44/44 học sinh = 100%
12A11
29/38 học sinh
38/38 học sinh = 100%
- Kết quả kiểm tra viết trung bình các lớp:
+ Giỏi = 10%
+ Khá = 45%
+ Trung bình = 40%
PHẦN KẾT
	1- Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm cho nên việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự ở trường phổ thông không nằm ngoài mục đích này. Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy của thầy và học của trò.
	2- Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá vấn đề, là những kinh nghiệm thực tế có tính cá nhân mà người viết đưa ra để góp phần khám phá tư tưởng chủ đề của tác phẩm tự sự một cách đúng đắn, đạt hiệu quả cao hơn.
	3- Tuy nhiên nội tâm nhân vật không phải là yếu tố duy nhất để thể hiện nhân vật. Cho nên khi phân tích nhân vật không được xem nhẹ các yếu tố khác như: Lai lịch xuất thân, ngoại hình, ngôn ngữ, hành động... Có như vậy nhân vật mới được hiện lên một cách toàn diện hơn. 
	4- Với tâm huyết và tấm lòng của mình, tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học môn ngữ văn THPT một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy và học. Nhưng phạm vi đề tài còn hẹp và trình độ bản thân có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, thiếu sót.
 Rất mong được sự quan tâm,chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của các thầy cô giáo đồng nghiệp và bạn đọc. 
 Xin chân thành cảm ơn!
 Mê Linh ngày 20/4/2010 
 Người viết 
 Hoàng Thị Minh Nguyệt
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
1."Từ điển thuật ngữ văn học" - Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
 (NXB ĐHQG - HN- 1997)
 2. "Từ điển tiếng Việt"
 3. Nguyên lí lí luận văn học – Ti Mô Fê Ép
 4. Lí luận văn học – vấn đề và suy nghĩ – 
 GS. Nguyễn Văn Hạnh, PTS. Huỳnh Như Phương ( NXB giáo dục - 1999)
 5. Lí luận văn học – GS. Hà Minh Đức (Chủ biên) 
 (NXB giáo dục - 2001)
 6. SGK văn học 10 – tập hai (NXB giáo dục 2000)
 7. SGK văn học 11 – tập hai (NXB giáo dục 2000
 8.SGK văn học 10 – tập một, tập hai (NXB giáo dục 2008)
 9. SGK văn học 11 – tập một, tập hai (NXB giáo dục 2008)
 10. SGK văn học 12 – tập một, tập hai (NXB giáo dục 2008)
 11. Bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của nhà văn Ngyễn Minh Châu 
 - Lê Ngọc Chương –
 12. Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12
 “Chiếc thuyền ngoài xa”- TS. Lê Thị Hường
 13. Chuyên đề dạy - học ngữ văn 12
 “Vợ chồng A Phủ” – Hoàng Dục
 14. Bài viết: “Vợ chồng A Phủ" – những thân phận trâu ngựa,
 những tâm hồn đẹp đẽ và cảm hứng nhân văn của văn học cách mạng 
 - Trần Đình Sử -
MỤC LỤC________________________________________________ 
Nội dung Trang
Trang bìa 1
Phần mở đầu:
 - Đặt vấn đề 2
 - Lí do chọn đề tài 3
 - Phạm vi đề tài
 - Phương pháp của đề tài 
 - Cấu trúc của đề tài 4
Phần nội dung:
 - Chương I: cơ sở lí luận và thực tiễn của đè tài 5
 - Chương II: Nội tâm nhân vật trong một số tác phẩm tự sự 
 trong chương trình ngữ văn 12 9 
 - Chương III: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu 18
 và giảng dạy tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn lớp 12
Phần kết: 28
Danh mục sách tham khảo 29

Tài liệu đính kèm:

  • docVợ chồng A Phủ + Chiếc thuuyền ngoài xa.doc