Đề tài "Rèn chữ viết - Giữ vở sạch đẹp" cho học sinh lớp 2

Đề tài "Rèn chữ viết - Giữ vở sạch đẹp" cho học sinh lớp 2

- Như ta đã biết, giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.

 Trong công cuộc đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ mới có đủ tri thức và đưa chúng ta lên kịp với các nước tiên tiến khác trên thế giới. Hưởng ứng chủ trương đó, những năm gần đây nghành giáo dục đã tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh phong trào "Dạy tốt – Học tốt " và đạt được những thành tựu đáng kể.

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài "Rèn chữ viết - Giữ vở sạch đẹp" cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài
	- Như ta đã biết, giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
	Trong công cuộc đổi mới hiện nay, thực hiện theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, đưa giáo dục lên quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo thế hệ mới có đủ tri thức và đưa chúng ta lên kịp với các nước tiên tiến khác trên thế giới. Hưởng ứng chủ trương đó, những năm gần đây nghành giáo dục đã tiếp tục phấn đấu đẩy mạnh phong trào "Dạy tốt – Học tốt " và đạt được những thành tựu đáng kể. Để tiếp nối truyền thống đó, với tư cách là một giáo viên tiểu học đang sống và làm việc trong môi trường giáo dục và học tập, tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp tri thức cho các em, rèn các em có đủ kỹ năng nghe - đọc – nói – viết. Có chính xác, đọc rõ ràng, nói lưu loát thì viết mới đúng được. Chữ viết vô cùng quan trọng, "Luyện nét chữ- rèn nết người" và hơn bất cứ nơi nào khác. Nhà trường là trung tâm giáo dục hàng triệu con người cho hiện tại và tương lai.
	Nói đến nét chữ của học sinh tiểu học rất nhiều phụ huynh và giáo viên cho rằng viết đẹp còn phụ thuộc vào năng khiếu. Hoặc cả xã hội dùng máy tính chỉ cần có tri thức là đủ. Với quan niệm như vậy lẽ đương nhiên phân môn tập viết mất đi vị trí quan trọng của nó và dường như bị coi nhẹ. Vì thế phân môn tập viết vẫn chưa thoát khỏi tầm thấp kém đó. Kết quả tỷ lệ chữ viết xấu chiếm đại đa số.
	 Trước yêu cầu về nâng cao nhận thức trong đời sống xã hội hiện nay việc rèn chữ viết cho học sinh được nghiên cứu như một vấn đề thời sự cấp bách. Một văn bản rất hay những được truyền tải bằng những dõng chữ nghệch ngoạc sai chính tả, phải đánh vần từng chữ mới hiểu được nội dung văn bản thì cái hay, cái đẹp của nội dung đó đọc song người đọc sẽ không còn cảm nhận được nữa. Xuất phát từ những lý do đó, tôi quyết định nghiên cứu đề tài "Rèn chữ viết - Giữ vở sạch đẹp" cho học sinh lớp 2A - Trường tiểu học Trịnh Tường – Huyện Bát Xát – Tỉnh Lào Cai.
II. Khảo sát thực tế.
	Sau khi tôi nhận lớp 1 chuyển lên, tôi tiến hành ổn định tổ chức và nề nếp lớp học. Song để nắm được các đối tượng học sinh, tôi có kế hoạch khảo sát về tình hình nhận diện âm mà chữ viết lớp 1 các em đã được học song. Sau quá trình khảo sát thực tế kết quả đạt được như sau:
	+ Với tổng số học sinh là: 20 học sinh.
	Trong đó: 
	- Khuyết tật: 02 học sinh 
- Nữ : 11 học sinh 
- Dân tộc : 13 học sinh 
Trong đó: - Chất lượng chữ viết, giữ vở sạch chữ đẹp: 03 học sinh 
- Chữ viết đạt yêu cầu 	: 06 học sinh 	
- Chữ chưa đạt yêu cầu	: 11 học sinh 
 (2 HS khuyết tật)
	1. Thuận lợi.
	+ Về học sinh: Gia đình các em chủ yếu gần trường không có học sinh nào ở cách trường quá xa các em có ý thức học tập, đồ dùng học tập, sách giáo khoa, vở ghi đầy đủ. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vệ sinh thân thể sạch sẽ gọn gàng.
	+ Về phía phụ huynh học sinh: Quan tâm đến việc học tập của con em, tạo điều kiện cho việc học của con như: Xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch học tập ở nhà cho em mình.
	+ Về phía nhà trường và giáo viên: Ban giám hiệu và giáo viên trong trường đã tạo điều kiện cho tôi công tác giảng dạy, ngoài ra bản thân tôi luôn phấn đấu học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm giảng dạy, giáo dục đạt hiệu quả.
	2. Khó khăn.
	+ Bên cạnh những thuận lợi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy và giáo dục tôi cũng gặp không ít khó khăn như: Đa số các em là học sinh dân tộc, một số phụ huynh trình độ dân trí thấp, ít có điều kiện quan tâm đến việc học của con em mình. Các em phải tham gia lao động sớm.
	+ Khả năng nhận thức cũng như việc rèn chữ viết đẹp hạn chế nhiều chữ viết, rời rạc, viết tốc độ chậm, các nét nối của các con chữ còn chưa chính xác, chưa nắm bắt được các quy trình viết, độ giãn khoảng cách còn chưa đều, cỡ chữ chưa đúng và đặc biệt là đối với lớp 2 đổi mới.
III. Chỉ tiêu, biện pháp.
1. Chỉ tiêu phấn đấu.
Mặc dù chất lượng chữ viết của học sinh lớp 2A – Trường tiểu học Trịnh Tường còn kém, tỉ lệ đạt yêu cầu chưa cao, nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm như sau:
	Trong đó: 
	- Khuyết tật: 02 học sinh 
- Nữ : 11 học sinh 
- Dân tộc : 13 học sinh 
Trong đó: 
 	- Chất lượng chữ viết, giữ vở sạch chữ đẹp	: 12 học sinh 
- Chữ viết đạt yêu cầu 	: 6 học sinh 	
- Chữ chưa đạt yêu cầu	: 2 học sinh 
	2. Biện pháp.
- Thường xuyên phân công giúp đỡ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh viết sai chính tả. Chữ viết xấu và chưa biết trình bày một văn bản.
- Quan tâm giúp đỡ các em hướng dẫn cho các em phát âm đúng, chính xác.
- Giúp các em nắm vững cỡ chữ (Chữ viết thường, chữ viết hoa ) độ cao của từng con chữ.
- Giúp học sinh nắm vững được quy trình viết chữ, nắm được các nét nối các chữ.
	- Giáo viên phát âm chuẩn, viết chữ rõ ràng, đẹp ở tất cả các tiết học.
	- Thường xuyên tuyên dương những bài viết đẹp của học sinh.
	- Phát động phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp hàng tháng, hàng kỳ, ở tổ, ở lớp giáo viên chấm điểm và tuyên dương kịp thời 
	- Luyện viết nhiều ở lớp và ở nhà, cả vở luyện ở lớp và ở nhà riêng.
	- Chọn bài viết đẹp, điểm cao, gài lên bảng để học sinh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.
	 - Thường xuyên phối hợp với lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để theo dõi uốn nắn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
IV. Quá trình thực hiện (chia 2 bước).
	1. Bước 1: Tiếp cận đối tương phân loại học sinh theo những nguyên nhân chủ yếu.
	- Trong quá trình giảng dạy theo dõi học sinh tôi nhận thấy. Ngoài việc lĩnh hội tri thức khoa học, thì chữ viết của các em rất yếu; viết sai chính tả, nét chữ rời rạc viết không liền mạch, viết không dấu chấm, dấu phẩy, đầu dòng, đầu câu không viết hoa, chữ viết không đúng kích cỡ quy định, phát âm không đúng chuẩn giữa l/n.
	Qua tìm hiểu tôi thấy phần lớn bản thân các em chưa nắm được những quy định về cách viết và kỹ thuật viết chữ. Đồng thời gia đình chưa trang bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết phục vụ học tập như: Bàn ghế, bảng, mẫu chữ cái, mẫu chữ số 
	Để giúp đỡ các em cố gắng trong việc rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch chữ đẹp, tôi tiến hành phân loại học sinh theo những nguyên nhân chủ yếu sau:
	+ Yếu kém do hoàn cảnh gia đình.
	+ Không nắm được những quy định về cách viết và kỹ thuật viết.
	+ Thị lực yếu.
	+ Phát âm sai, dẫn đến viết sai.
	2. Bước 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng.
	- Sau khi tìm ra nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc viết chữ xấu của học sinh tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng.
	+ Trước hết phải tổ chức tốt nề nếp của học sinh, có thi đua, có kỷ luật nghiêm minh, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý cho học sinh. Mục đích giúp giáo viên trong các giờ học tiếp cận học sinh dễ dàng.
	Xếp các em có chữ viết tương đối đẹp ngồi cùng bàn với em viết chữ xấu.
	+ Phát động phong trào rèn chữ viết, giữ vở sạch chữ đẹp giữa các tổ cụ thể: Chia lớp ra 3 tổ đặt tên mỗi tổ: Chăm ngoan, Chăm chỉ, Đoàn kết.
	- Phát động phong trào thi đua ( Giữ vở sạch, chữ đẹp ) giữa các tổ, giáo viên tổng kết hàng tuần, tháng có chấm điểm, áp dụng phương pháp này học sinh có hứng thú học tập và luyện chữ.
	- Chấm chữa bài học sinh rõ ràng cụ thể chỉ ra lỗi sai xót hay mắc phải, giúp các em trình bày sạch sẽ khoa học.
	Trong giờ học giúp các em đọc đúng, phát âm chính xác các âm dễ lẫn lộn, chẳng hạn: l khác âm n, tr khác âm ch, gi khách âm r việc đọc sai dẫn đến viết sai.
	- Ngoài việc luyện chữ ở mỗi tiết học tôi thường đến sớm 15 – 20 phút trước khi vào lớp để hướng dẫn luyện viết cho các em có thể là luyện 1 bài thơ, một đoạn văn, trình bày một bài toán khó
	Qua đó tôi đã rèn luyện chữ và cách trình bày cho học sinh.
	Mặt khác bản thân tôi phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Do vậy khi trình bày bảng lớp tôi cố gắng viết chữ rõ ràng, chính xác và đẹp gạch chân các tiêu đề, sách giáo khoa, vở soạn giáo án cùng các loại hồ sơ bọc dán cẩn thận "Lấy nhân cách để giáo dục nhân cách".
	- Phối hợp chặt chữ với đội sao nhi đồng, các giáo viên trong trường và phụ huynh học sinh quan sát. Chọn bài viết có điểm cao và lên bảng thi đua để học sinh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.
	Với cách làm như trên, tôi tiến hành đồng bộ, có kiểm tra, đánh giá chất lượng của học sinh: Qua đó tôi tự đánh giá được các biện pháp tôi đang áp dụng có đạt hiệu quả hay không, từ đó tôi tự điều chỉnh các phương pháp, xem phương pháp nào tối ưu tôi tiếp tục phát huy, phương pháp nào không thích hợp tôi loại bỏ.
V. Kết quả.
- Qua một học kỳ 1 tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm. Đến nay đa số các em trong lớp đã viết đảm bảo theo yêu cầu.
*Tổng số học sinh là: 20 học sinh.
- Chất lượng chữ viết, giữ vở sạch chữ đẹp	: 12 học sinh 
- Chữ viết đạt yêu cầu 	: 5 học sinh 	
- Chữ chưa đạt yêu cầu	: 3 học sinh 
Các em đã biết trình bày các bài thơ, văn xuôi, các bài kiểm tra, các môn học khác một cách rõ ràng và khoa học. Và đã có thói quen cẩn thận khi viết và có ý thức là nếu viết sai là không thể được, từ đó chất lượng các môn học đã được nâng cao.
VI. Bài học kinh nghiệm.
Với kết quả trên đây tôi thấy các em đã tiến bộ rõ rệt. Tôi nhận thấy trách nhiệm của mình khi làm tốt công tác giáo dục, song đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và kiên trì thể hiện tình thương đối với học sinh, tỏ rõ trách nhiệm của người thầy phải tạo cho các em có niềm tin trong học tập, xác định được người học sinh chính là những chủ nhân tương lai, mà muốn xây dựng được quê hương, đất nước giàu đẹp để có thể sánh được với nền kinh tế phát triển mới, tiến kịp với thời đại xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Đó cũng chính là thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mỗi người thầy, mỗi học sinh chúng ta.
Trên đây là một số kinh nghiệm về rèn chữ viết cho học sinh tiểu học. Tôi rất mong được sự đóng góp chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Trịnh Tượng, ngày 20 tháng 12 năm 2004
 Người viết
Lê Thị Thuý Tân

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen chu viet cho HS lop 2.doc