Đề tài Một vài kinh nghiệm của giáo viên tiểu học trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy

Đề tài Một vài kinh nghiệm của giáo viên tiểu học trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy

Sự nghiệp giáo dục được gắn liền với sự phát triển của đất nước. Đất nước ta đang bước sang nền kinh tế tri thức và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để ngang tầm với sự phát triển của thời đại, tiến tới hội nhập thì cần phải có nguồn nhân lực đó chính là con người. Một con người có cả trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt. Hơn nữa bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có hệ thống kĩ năng chuyên biệt của nghề đó. Là một giáo viên đứng lớp trực tiếp đang thực hiện công tác giảng dạy đòi hỏi phải có đầy đủ các kĩ năng, hơn nữa phải đạt trình độ cao hơn là kỉ xảo trong nghề nghiệp. Vậy kĩ năng cần thiết đối với giáo viên là gì?

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm của giáo viên tiểu học trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. Đặt vấn đề:
Sự nghiệp giáo dục được gắn liền với sự phát triển của đất nước. Đất nước ta đang bước sang nền kinh tế tri thức và đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để ngang tầm với sự phát triển của thời đại, tiến tới hội nhập thì cần phải có nguồn nhân lực đó chính là con người. Một con người có cả trí tuệ và phẩm chất đạo đức tốt. Hơn nữa bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có hệ thống kĩ năng chuyên biệt của nghề đó. Là một giáo viên đứng lớp trực tiếp đang thực hiện công tác giảng dạy đòi hỏi phải có đầy đủ các kĩ năng, hơn nữa phải đạt trình độ cao hơn là kỉ xảo trong nghề nghiệp. Vậy kĩ năng cần thiết đối với giáo viên là gì? Điều này mang tính chất khoa học sư phạm, không phải giáo viên nào ngay từ khi mới ra trường cũng có thể thành đạt ngay mà phải rèn luyện tích luỹ qua thực tế giảng dạy ta gọi nôm na là bí quyết thủ thuật dạy học, Để có một tiết dạy thành công mĩ mãn xếp loại tốt đã khó, để tham gia hội thao tay nghề đạt 3 tiết tốt khác môn chéo khối lại càng khó khăn hơn. Thực tế trong giảng dạy không ít giáo viên rất lúng túng trong việc thực hiện các kĩ năng lên lớp, hiệu quả chất lượng tiết dạy chưa cao, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính vẫn thuộc về người dạy chưa phối kết hợp tốt các phương pháp trong tiết dạy.
 Là một giáo viên tiểu học trong quá trình giảng dạy tôi đã chịu khó thử nghiệm áp dụng các biện pháp, phương pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết dạy và rút kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân và đồng nghiệp trong tổ để đúc kết thành đề tài: “ Một vài kinh nghiệm của giáo viên tiểu học trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy”, xin giới thiệu để các bạn đồng nghiệp tham khảo.
II/Khảo sát thực trạng:
1/Đặc điểm tình hình của lớp:
a/Thuận lợi:
-Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em mình
-Học sinh được trang bị sách vở và đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ
-Học sinh có ý thức học tập nên đi học chuyên cần, khi vắng học có phép và có lí do chính đáng
-Học sinh tham gia đầy đủ 2 buổi/ngày nên có điều kiện tiếp thu bài và vận dụng thực hành được tốt hơn
-Học sinh được sự quan tâm của cha mẹ, thầy cô và Ban giám hiệu nhà trường.
b.Khó khăn:
-Có nhiều học sinh rơi vào hoàn cảnh khó khăn cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học của con cái
-Địa phương sống bằng nghề nông lệ thuộc thời tiết nắng hạn kéo dài, mức thu nhập thấp nên còn hạn chế cho việc đầu tư cho các em.
-Ngân sách địa phương hạn hẹp nên chưa động viên khen thưởng học sinh đã đạt thành tích xuất sắc của năm học kịp thời. 
-Thiết bị dạy và học chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu.
2/Chất lượng đầu năm: Hai môn toán và tiếng việt 
Sĩ số : gồm 34 học sinh
Trong đó: 19 nam và 15 nữ
a/Toán
 Giỏi: 07/34 - đạt 20,6%	Trung bình: 10/34 - đạt 29,4%
 Khá: 15/34 - đạt 44,1%	Yếu: 02/34 - đạt 5,9%
b/Môn Tiếng việt:
Giỏi: 08/34 - đạt 23,6%	Trung bình: 10/34 đạt 29,4%
Khá: 14/34 - đạt 41,1%	Yếu: 02/34 - đạt 5,9%
III/Một số biện pháp tiến hành:
Tôi thiết nghĩ người giáo viên trong xã hội hiện nay không chỉ có trách nhiệm, mà phải còn có lương tâm và sự sáng tạo. Tính sáng tạo của người giáo viên là một trong những nhu cầu bức thiết của hệ thống sư phạm, chúng ta nhằm đến việc có những người thầy sáng tạo thì sẽ dạy dỗ nên một thế hệ trẻ sáng tạo hơn. Tính sáng tạo mà người giáo viên có được là hình thành từ nhu cầu học hỏi ,tìm hiểu không bao giờ ngưng nghỉ. Luôn không hài lòng với hiểu biết,năng lực, hiện có của bản thân mình. Có hoài bảo và ước mơ trong nghề nghiệp, luôn có nhu cầu đổi mới, cách tân hoạt động sư phạm cũng như các hoạt dộng khác.
Biết duy trì và rèn luyện những tri thức mới trở thành những kĩ năng mới cũng như những cách thức, phương pháp làm việc mới. Theo tôi nghĩ những kĩ năng này rất cần thiết đối với giáo viên trong việc góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy. 
Trong sách giáo viên và thiết kế bài dạy dã xác định mục tiêu bài dạy nhưng tuỳ theo tình hình thực tế của học sinh, trường lớp mà giáo viên nghiên cứu bài dạy để xác định đúng trọng tâm mục tiêu, tôi tiến hành theo các bước như sau: 
1/Kinh nghiệm về xác định mục tiêu bài học:
a/Mục tiêu bài học phải đạt được 3 yêu cầu cần đạt như sau:
-Mức độ yêu cầu về mặt kiến thức cần chuyển tải trong tiết dạy
-Các kĩ năng cần cung cấp va rèn luyện trong giờ dạy
-Ý nghĩa bài học tác dụng giáo dục gì cho học sinh về thế giới quan, nhân sinh quan, tính cách người lao động
b/Phương pháp xác định mục tiêu bài học:
-Đọc chậm bài học trong sách giáo khoa ít nhất vài lần kể cả hệ thống bài tập.
-Quan sát xem bố cục bài được chia ra thành mấy tiêu chí về mặt kiến thức
-Chú ý những cụm từ hay thuật ngữ mang tính chìa khoá trong bài, cơ cấu của bài để thấy rõ hơn các trong mục tiêu và trọng tâm bài học
-Khái quát toàn bài để làm toát lên các ý về kiến thức, kĩ năng nào đã có ở bài trước hay mới phát sinh ở bài đang học, góc độ giáo dục gì và ở điểm nào với mức độ là bao nhiêu
c/Trình bày mục tiêu bài học trong giáo án:
-Trình bày ngắn gọn phân biệt 3 mặt hướng về học sinh
-Chắt lọc ngôn ngữ để trình bày, từ ngữ chứa đựng hàm ý để không bị thiếu hoặc không bị thừa để huớng dược trọng tâm bài học
-Không nên trình bày sẵn nội dung bài học có trong mục tiêu của một bài học
-Quán triệt mục tiêu bài học trong giờ lên lớp.
-Dự kiến phân bổ thời gian cho từng phần, chú ý tập trung nhiều hơn cho phần trọng tâm của bài học.
-Phương pháp dạy học chủ yếu được xác định dựa vào phần trọng tâm, cốt yếu nhất của phương pháp dạy là làm nổi bật phần trong tâm bài học
-Trên lớp giảng bài phải bám sát theo kế hoạch đã định, phần nào sai lệch thì phải điều chỉnh ngay, dần dần giáo viên sẽ quen và sẽ có tác phong làm việc đúng kế hoạch.
VD: Xác định mục tiêu bài học: bài chu vi hình chữ nhật / trang87/sgk
-khi dạy bài này theo tôi cần xác định mục tiêu như sau:
củng cố khái niệm về hình chữ nhật từ đó học sinh biết cách nhận dạng hình chữ nhật ( theo yếu tố cạnh và góc)
Hiểu và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
Vận quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật và giải các bài toán có liên quan
-Mục tiêu 2 là phần trọng tâm của bài học nên phần này giáo viên sẽ phân bổ thời gian nhiều hơn
2/Kinh nghiệm đặt hệ thống câu hỏi:
a/Hệ thống câu hỏi trong giáo án:
-Trong chương trình toán ở tiểu học khi dạy một bài học thường cơ cấu từ 5-7 câu hỏi có chất lượng để thiết kế giáo án. Bên cạnh đó còn có các câu hỏi phụ nhằm dẫn dắt thêm để xử lí tình huống cụ thể khi lên lớp.
-Mỗi câu hỏi tương ứng có câu trả lời, tránh trường hợp giáo viên nói nhiều học sinh nói ít.
-Đặt câu hỏi phải có định hướng các câu trả lơi, không hỏi mập mờ và không nên đặt câu hỏi chỉ trả lời “có”,”không”
b/Thực hiện các câu hỏi trong giờ lên lớp
-Về cơ bản thực hiện đúng theo câu hỏi đã soạn trong giáo án.Các câu hỏi phát sinh chủ yếu dùng để dẫn dắt thêm hoặc làm rõ vấn đề.
-Sau khi lẹn lớp xong cần rút kinh nghiệm về phương pháp hỏi, nội dung câu hỏi để kiến thức đó được tích luỹ và điều chỉnh cho lần dạy sau.
c/ Phương pháp thiết kế hệ thống câu hỏi:
-Khi dạy toán học việc đặt câu hỏi tuỳ theo con đường hình thành khái niệm, quy tắc để xây dựng.
-Khi dạy toán ở dạng đặt tính rồi tính thì giáo viên tập trung hỏi đến kĩ năng vận dụng kiến thức vừa học để làm.
-Khi dạy toán ở dạng giải bài toán có lời văn thì giáo viên nên tập trung câu hỏi tìm hiểu điều đã biết và điều chưa biết, hướng dẫn cách làm, cách trình bày bài làm, cách trình bày lời giải sao cho vừa đúng vừa ngắn gọn và đầy đủ.
VD: Dạy bài: Bài toán có liên quan đến rút về đơn vị( bài toán 2 trang 128 sgk, phần đóng khung)
Bài toán 2: Có 35 lít mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
-Đây là bài toán thuộc dạnh bài toán có lời văn theo tôi nên tap trung các câu hỏi như sau:
 ÞBài toán cho biết gì ?
(7 can chứa 35 lít mật ong)
ÞBài toán hỏi gì?
(2 can có mấy lít mật ong)
ÞMuốn tính được số lít mật ong có trong 2 can trước hết chúng ta phải tính được gì ?
(tính được số mật ong có trong một can)
ÞLàm thế nào để tính được số mật ong có trong một can ?
(Lấy số mật ong có trong 7 can chia cho 7) 
ÞBiết số lít mật ong có trong một can ta làm thế nào để tính số mật ong có trong 2 can ?
(Lấy số lít mật ong có trong một can nhân lên 2 lân)
-Qua hệ thống câu hỏi trên giáp học sinh hiểu biết cách giải và trình bày bài giải như sau:
 Số lít mật ong có trong mỗi can là:
: 7 = 5(l) 
 Số lít mật ong có trong 2 can là:
	5 ´ 2 = 10 ( l )
 	Đáp số: 10 lít
 3/Kinh nghiệm phối kết hợp với tổ chuyên mơn ra đề kiểm tra.
a/Đề kiểm tra phải cân đối giữa thời gian và nội dung,mức độ kiến thức:
-Thời gian một tiết học là 40 phút, cân cứ thời gian làm bài đề, tránh ra đề quá dài, quá khó
b/Đề kiểm tra phải phù hợp giữa mức độ kiến thức với học lực của học sinh.
-Nội dung đề kiểm tra chứa dựng ý phát hiện năng khiếu để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
4/Kinh nghiệm đánh giá đúng sai bài giải của học sinh và sửa sai cho học sinh
a/Việc chỉ chổ sai cho học sinh là điều rất quan trọng:
-Trong quá trình day học điều cần thiết là thường xuyên rèn luyện cho học sinh cảm giác điều dễ sai lầm, từ đó xác lập bản lĩnh cá nhân học sinh, tự khẳng định được kết quả học tập.
-Trong quá trình dạy toán, giáo viên phải rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải bài toán.Giáo viên nên hướng dẫn cách sử dụng các ý trong bài.Người giáo viên phải thấy rõ những hạn chế của học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ học sinh khắc phục
IV/Kết quả đạt được:
1/Kết quả hai môn toán và tiếng việt (giữa kì một)
-Toán:
. Giỏi: 11 em đạt 32,4%
. Khá: 14 em đạt 41,1%
. Trung bình: 9 em đạt 26,5%
. Yếu: 0
-Tiếng việt:
. Giỏi: 12 em đạt 35,3%
. Khá: 13 em đạt 38,2%
. TB: 9 em đạt 26,5%
2/ Kết quả hai môn toán và tiếng việt (cuối kì một)
-Toán:
. Giỏi: 12 em đạt 35,3%
. Khá: 15 em đạt 44,1%
. TB : 6 em đạt 17,7%
. Yếu: 1 em đạt 2,9 %
-Tiếng việt:
. Giỏi: 10 em đạt 29,4%
. Khá: 13em đạt 38,2%
. TB: 11 em đạt 32,4%
.Yếu: 0
c/Kết quả hai môn toán và tiếng việt (giữa kì hai)
-Toán: 
 . Giỏi: 16 em đạt 47%
 . Khá: 13 em đạt 38,2%
 . TB : 5 em đạt 14,8%
 . Yếu: 0
-Tiếng việt:
. Giỏi: 16 em đạt 47%
. Khá: 16 em đạt 47%
. TB : 2 em đạt 6%
. Yếu: 0
 So sánh với kết quả khảo sát ban đầu chất lượng giờ dạy được nâng lên qua kết quả thao giảng, hội thao tay nghề, chất lượng học của học cũng được nâng cao theo giữ kì, cuối kì và cuối năm học. 
V/Hiệu quả và khả năng phổ biến:
 Như vậy các biện pháp để thực hiện các kĩ năng cần thiết đối với giáo viên phần lớn thành công tiết dạy mà tôi đã thể nghiệm và đúc rút thành chuyên đề của bản thân và cũng như của tổ đều thực hiện có hiệu quả.Chứng tỏ không riêng gì tôi và giáo viên trong tổ đều quan tâm đến chất lượng cũng thực hiện chuyên đề này và có hiệu quả trong việc giảng dạy.Vậy đề tài của tôi có hiệu quả và khả năng phổ biến đđối với giáo giảng dạy tiểu học
IV/ Bài học kinh nghiệm:
-Người giáo viên làm việc muốn có sự thành công và hiệu quả cao thì cần phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
1/Phải có sự hiểu biết về nội dung môn học và có ý tưởng liên quan đến các lĩnh vực khác đối với cuộc sống hằng ngày.
2/Phải có tri thức sư phạm tức là biết truyền thụ các ý tưởng đó cho học sinh và phải có khả năng nhận biết sự hiểu thấu của học sinh về các ý tưởng đó.
3/Phải có tri thức về sự phát triển giáo viên phải có khả năng hiểu rằng cần sự giúp đỡ như thế nào cho sự tăng trưởng và phát triển trong một số lĩnh vực như: xã hội, thể chất, xúc cảm cũng như nhận thức của học sinh
*Ngoài những kỉ năng và tri thức nói trên người giáo viên giỏi phải có khả năng thay đổi hoạt động giảng dạy cũng như hành vi của mình khi vận dụng quá trình rèn luyện có chiều sâu hơn cả trên bình diện cá nhân cũng như tổ, nhóm thì cần phải:
-Đăng kí việc thử nghiệm các ý tưởng mới về dạy học.
-Vận dụng sáng tạo các ý tưởng đề xuất tại các cuộc hơp tổ, nhóm chuyên môn vào công việc trên lớp.
-Biết thử nghiệm các ý tưởng mới và biết đánh giá tác động cúa chúng.
-Dự giờ thăm lớp và góp ý xây dựng tiết dạy
-Biết báo cáo những thành công và thất bại trước tổ, nhóm
-Biết xác định mục tiêu việc nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với năng lực của mình.
VII/Đề xuất, kiến nghị
 Đề nghị công ty cung cấp thêm trang thiết bị dạy học cho các phân môn như tự nhiên xã hội và tiếng việt. Chính việc làm thiết thực này góp phần tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao chất lượng tiết dạy.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem(2).doc