Đề tài Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên

Đề tài Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên

 Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên.

 Bài làm

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, liệu có phải đã là giai đoạn”vàng” của Việt Nam hay chưa? Đối với tôi thì có lẽ đùng như vậy! Ở giai đoạn này là một đề tài lớn đáng để khai thác đối với các nhà văn, nhà thơ. Mà tiêu biểu nhất chính là cái đói, cái cơ cực, khốn cùng đến tận mạc của những người nông dân đang phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”- dưới hai ách thống trị của bọn thực dân và phát xít. Cuộc sống vùng nông thôn với những lo âu, những hù tục và đàn áp của bọn cường hào mà ta có thể gặp qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” của Nam Cao hay “Con trâu” của Trần Tiêu Nhắc đến mảng đề tài nông thôn, khơng thể nào quên được Kim Lân –người con đẻ của đồng ruộng, một lòng hướng về với cội nguồn, nguyên thuỳ. Và với Kim Lân, ông chọn cái đói năm At Dậu-1945 để khai thác. Đề cao giá trị hiện thực, đồng thời soi vào ấy ánh sáng của lòng nhân đạo – Đó chính là giá trị cao uý nhất của” Vợ nhặt”, một tác phẩm vang bóng biết bao thế hệ. Vậy điều gì đã làm nên những giá trị đó. Đơn giản chính là việc tạo dựng tình huống truyện hết sức độc đáo và đặc sắc; khiến cho người đọc bị hút vào vòng xoáy ấy và sống cùng các nhận vật trong truyện.

Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người – một phần mười dân số Việt Nam.” Nười chất như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thậy nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn mùi ẩm thối của rác rửi và mùi gây của xác người.” Người đọc cảm nhận được sự tù túng, vô lối thoát.

Nhà văn Kim Lân đã có lần phát biều:” Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khồ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết về truyện ngắn nhưng với ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghỉ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3010Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện Vợ nhặt để chứng minh ý kiến trên.
 Bài làm
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, liệu có phải đã là giai đoạn”vàng” của Việt Nam hay chưa? Đối với tôi thì có lẽ đùng như vậy! Ở giai đoạn này là một đề tài lớn đáng để khai thác đối với các nhà văn, nhà thơ. Mà tiêu biểu nhất chính là cái đói, cái cơ cực, khốn cùng đến tận mạc của những người nông dân đang phải sống trong cảnh “một cổ hai tròng”- dưới hai ách thống trị của bọn thực dân và phát xít. Cuộc sống vùng nông thôn với những lo âu, những hù tục và đàn áp của bọn cường hào mà ta có thể gặp qua “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” của Nam Cao hay “Con trâu” của Trần TiêuNhắc đến mảng đề tài nông thôn, khơng thể nào quên được Kim Lân –người con đẻ của đồng ruộng, một lòng hướng về với cội nguồn, nguyên thuỳ. Và với Kim Lân, ông chọn cái đói năm At Dậu-1945 để khai thác. Đề cao giá trị hiện thực, đồng thời soi vào ấy ánh sáng của lòng nhân đạo – Đó chính là giá trị cao uý nhất của” Vợ nhặt”, một tác phẩm vang bóng biết bao thế hệ. Vậy điều gì đã làm nên những giá trị đó. Đơn giản chính là việc tạo dựng tình huống truyện hết sức độc đáo và đặc sắc; khiến cho người đọc bị hút vào vòng xoáy ấy và sống cùng các nhận vật trong truyện.
Nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người – một phần mười dân số Việt Nam.” Nười chất như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thậy nằm còng queo bên đường. Không khí vẫn mùi ẩm thối của rác rửi và mùi gây của xác người.” Người đọc cảm nhận được sự tù túng, vô lối thoát.
Nhà văn Kim Lân đã có lần phát biều:” Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói người ta khồ cực và chỉ muốn chết. Tôi định viết về truyện ngắn nhưng với ý khác là khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghỉ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn muốn sống, sống cho ra con người.”
	 (Sách bài tập ngữ văn 12, tập 2, trang 16)
Chính vì lẽ đó mà “Vợ nhặt” như rẽ ngang cái bối cảnh đói khổ lúc bấy giờ để có một điểm sáng-thiên truyện cho toàn tác phẩm. Vẫn cái âm u, tăm tối, bóng những người đói dật dờ như những bóng ma, tiếng quạ gào lên tha thiết. Ta lại bắt gặp một đôi vợ chồng vừa quen nhau tình cờ truớc mấy hôm, và chỉ mới gặp nhau qua hai lần ngắn ngủi. điều gì đã”xui khiến” họ lại với nhau?
Tràng chẳng qua chỉ là một anh chàng dở hơi, vô tư, nông cạn, chỉ thích chơi với trẻ con, không hề biết tính toán. Lại còn là dân ngụ cư nghèo đói, làm nghề đẩy xe bò. Ngoại hình của Tràng thì lại không phải là lí do để thị lấy chàng. Vừa xấu xí, thô kệch, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều; hai bên quai hàm bạnh ra, đầu trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, cái cười cũng lạ, cứ phải ngủa mặt lên cười hềnh hệnh.
Trong cái đói, bênh lề cái chết, ngất ngưỡng bên bờ vực thẳm, thị đâu nghĩ nhiều đến như vậy; thị lấy Tràng chỉ vì “ Bốn bát bánh đúc”. Gạt phăng cái sĩ diện, nết na của một người con gái, thị cong cớn đi theo người ta ngay, vì miếng ăn đang thôi thúc ruột gan thị;”ăn xong liệu có no được mãi không”, có lẽ thị nghĩ thế nên mới bám theo Tràng về nhà để mà làm vợ, cố bám lấy miếng ăn. Tràng lại tình cớ gặp may, ngố thế mà vẫn lấy được vợ; nhưng” vợ” trong cái thời này không khác gì rước thêm về nhà một cái “ của nợ”. Cả làng xóm ai cũng nghĩ thế cả: “ ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
Đến cả bà cụ Tứ - mẹ của Tràng cũng nghĩ như thế. Nhưng lúc này bà chợt hiểu ra biết bao cơ sự, vừa ai oán, vùa xót thương. Thì nếu không vì miếng ăn trong cái thời đói thì ai mà thèm lấy con bà, đó lại là cái may Như trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao, đói làm gì đến mức như thế này nhưng con trai của Lão Hạc nghèo, không lấy được vợ nên phải đi làm mộ phu. Còn nếu xét về quan niệm nhân gian:
 “ Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà.
	 Trong ba việc ấy thật là khó thay”
Lấy vợ khó lắm lận, nhưng với Tràng lại khác, nó dễ lắm cơ! Chỉ bốn bát bánh đúc; chẳng khác nào “ nhặt” vợ về nhà. Cái từ “ nhặt” nghe sao mà đau đáu trong lòng, nóng cả ruột gan. Chẳng phải ngưòi vợ là bếp lửa ấm áp trong gia đình sao? Sao lại là “nhặt”, không phải là “cưới”, cưới một cách hẳn hoi như Dậu trong “ Một đám cưới” của Nam Cao. Đám cưới đó vẫn là đám cưới trong thời đói, vẫn là giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, năm 1945. thật ra thì vẫn có sự khác biệt rất lớn. Ơ “ một đám cưới” thì cái đói đến râm rỉ, ngấm dần, buộc phải “bán” con gái vì hai mươi đồng bạc. Còn ở “vợ nhặt” thì “nhặt vợ” trong cái cảnh đói thảm khốc, đói lan nhanh như một cơn bão càn quét. Thì thử hỏi có ai còn chấp nhất cái chuyện “ cưới” hay “nhặt” nữa không? “ngưòi ta chấp nhặt chi cái lúc này”.
	Như đã nói ở đầu về thiên truyện và về ý định của tác giả khi viết” Vợ nhặt”. Tác phẩm “ vợ nhặt” có cái “đám cưới” khác người, khác đời nhưng cái ý nghĩa cốt lõi cuối cùng vẫn là đặc sắc nhất. Nó không bằng cái đám cưới của chị Dần trong “ một đám cưới” của Nam Cao về mạt hình thức, nhưng nó đẹp hơn ở chố tấm lòng nhân ái.” Một đám cuới” kết thúc bằng sự chi li, đau sót của chị Dần và người cha, một kết thúc buồn và chua xót. Nhưng “vợ nhặt” lại mở ra một cánh của mới húa hẹn đem đến tình yêu và hạnh phúc tươi sáng. Ta hãy cùng đi theo những bước đi của vợ chồng anh cu Tràng để tìm ra cái điểm sáng của toàn truyện mà Kim Lân đã dày công sáng tác.
	Khi đã về nhà chồng, mặc dù bị mang tiếng là “vợ nhặt” nhưng thị được đối xử như một người con trong gia đình, không hề có sự đối xử, phân biệt. Tất cả họ đều giống nhau, đều là một tầng lớp thấp kém, đương phải đối đầu với nạn đói- nằm kề bên bờ vực cái chết.
	Sáng hôm sau ở nhà chồng, thị không còn là một cô gái nói năng cong cớn như mới ngày hôm qua. Vì có chồng, có gia đình dường như làm cho con người ta lớn hơn, trưởng thành hơn trong suy nghĩ. Thị nhận thức mình mang cái thiên chức cao cả, là bổn phận làm một người con dâu hiếu thảo, là một người vợ đảm đang, đúng mực. Thị dậy từ rất sớm, cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau sửa lại cái nơi mà họ bắt đầu vun đắp cuộc sống sau này.
Tràng ngủ dậy, thấy trong người còn lâng lâng, ngờ ngợ việc mình đã có vợ. Hắn không tin lắm vào sự thật. Bước ra ngoài, thấy thị và mẹ đang dọn dẹp nhà của, Tràng như trưởng thành hơn, không còn là thằng nhãi con chỉ thích chơi với con nít nữa. Hắn đã có vợ! Nhận thức từ trong suy nghĩ, hắn muốn làm một thứ gì đó để chung tay vào việc xây dựng tổ ấm gia đình. Hắn thương mẹ hăn, thương vợ hắn, hắn thấy mình phải đưa gia đình đến cuộc sống tươi sáng hơn. 
	Bữa cơm sáng hôm ấy, cả nhà ăn vớ nhau, nô đùa vui vẻ, đến món cám cũng trờ thành món chè khoán đặc biệt. Người mẹ rất hiểu tâm lí các con, bà dùng những lời động viên khích lệ rất thực tế để động viên các con, đặt vào các con một niềm tin, chớ nên bi quan: “ ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Ta nhận thấy mái ấm gia đình họ như đã át đi cái chết chóc, đau thương ở đầu truyện, giờ đây là ngọn lửa đang nhen nhóm ờ trong lòng. Chỉ cần một ngọn gió để làm mồi nhử lửa thôi. Chắc hẳn ngọn lửa trong lòng họ sẽ bừng lên. Và lúc này hình ảnh đoạn người cướp kho thóc Nhật và hình ảnh ngọn cờ đỏ sao vàng chính là chất xúc tác khiến họ tìm được con đường đi của mình- con đường cách mạng. Cách mạng là cánh của đã mờ ra cho họ một tương lai mới tốt đẹp hơn.
	Đôxtôiepxki có câu nói” hạnh phúc cứu vớt con người”, quả đúng như vậy, chính hạnh phúc gia đình làm họ lạc quan hơn, là ngọn đuốc dẫn đường cho họ. Nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công trong việc tạo dựng cốt truyện hết sức độc đáo, đầy kịch tính; đã nâng “ vợ nhặt” lên một tầng cao mới mang đậm giá trị nhân đạo và hiện thực. Nhân đạo ở chỗ mở ra cho những người nông dân cơ cực một cuộc sống mới tươi đẹp và nét hiện thực ở chỗ phản ánh chân thực nạn đói năm 1945, đồng thời tố cáo tội ác của bạn thực dân và bọn phát xít.
	 Trần Hồng Lộc Định

Tài liệu đính kèm:

  • docTình huống truyện ngắn vợ nhặt.doc