Trong xu hướng dạy học hiện đại, dạy học hướng vào học sinh là một trong những giải pháp tối ưu đem lại sự biến đổi thực sự về “chất” trong giáo dục, tạo nên bước ngoặt mới trong hệ thống phương pháp dạy học ở các nhà trường, cũng như đem lại hiệu quả mới cho giờ học, từ đó khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo cho học sinh.
Xét dưới góc độ dạy học của giáo viên, một bài lên lớp được hợp thành từ ba yếu tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong ba yếu tố này, nội dung dạy học đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của giờ lên lớp. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của chúng ta hiện nay chính là làm thế nào để thiết kế tốt được nội dung dạy học; làm thế nào để một mặt thiết kế đó thể hiện được đầy đủ, chính xác những nội dung kiến thức cần truyền thụ. Mặt khác, qua thiết kế đó, giáo viên vừa có thể giúp học sinh nhận biết và định lượng được các đơn vị kiến thức, vừa có thể cho các em hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức ấy
Sở gd & đt hoà bình Trường THPT Yên Thuỷ B Sáng kiến kinh nghiệm Một số kiểu Graph áp dụng vào quá trình dạy học ngữ văn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho các trường THPT vùng sâu Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chung Tổ: Xã hội đơn vị: Trường THPT Yên Thuỷ B Năm học 2006 - 2007 Mở Đầu. mở đầu Lý do chọn đề tài Trong xu hướng dạy học hiện đại, dạy học hướng vào học sinh là một trong những giải pháp tối ưu đem lại sự biến đổi thực sự về “chất” trong giáo dục, tạo nên bước ngoặt mới trong hệ thống phương pháp dạy học ở các nhà trường, cũng như đem lại hiệu quả mới cho giờ học, từ đó khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo cho học sinh. Xét dưới góc độ dạy học của giáo viên, một bài lên lớp được hợp thành từ ba yếu tố cơ bản: Mục đích dạy học, nội dung dạy học và phương pháp dạy học. Trong ba yếu tố này, nội dung dạy học đóng một vai trò quan trọng, quyết định chất lượng và hiệu quả của giờ lên lớp. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu của chúng ta hiện nay chính là làm thế nào để thiết kế tốt được nội dung dạy học; làm thế nào để một mặt thiết kế đó thể hiện được đầy đủ, chính xác những nội dung kiến thức cần truyền thụ. Mặt khác, qua thiết kế đó, giáo viên vừa có thể giúp học sinh nhận biết và định lượng được các đơn vị kiến thức, vừa có thể cho các em hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức ấy Qua quá trình thực tế giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã nghiên cứu và giải quyết các khó khăn trên bằng việc áp dụng một số loại Graph vào quá trình dạy học. Đây không phải là phương pháp hoàn toàn mới mẻ, song qua tìm hiểu tôi thấy, phương pháp này chưa được các giáo viên Ngữ Văn chú ý, thực hiện một cách đồng loạt, trong khi đó tính hiệu quả của phương pháp là rất cao, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Qua áp dụng phương pháp graph tôi đã nghiên cứu và tổng kết được một số kiểu graph thường dụng, có hiệu quả cao trong dạy học Ngữ Văn. Chính vì thế trong đề tài nghiên cứu này tôi xin được trình bày về: “ Một số kiểu Graph áp dụng vào quá trình dạy học Ngữ Văn góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho các trường THPT vùng sâu”. Mục đích nghiên cứu. Quá trình dạy học bao gồm ba thành tố cơ bản: nội dung bài học, hoạt động dạy, hoạt động học. Trong nhà trường THPT có thể coi việc nhận thức được nội dung bài học xét cả về góc độ dạy và học là một trong những mục đính của việc dạy học. Nội dung bài học là một hệ thống các khái niệm và những mối quan hệ giữa các khái niệm ấy; là sự nhận thức khái niệm và vận dụng các khái niệm ấy; là những hiện tượng, những sự kiện ngôn ngữ Vì thế nội dung bài học trở thành đối tượng của sự lĩnh hội và là yếu tố khách quan quyết định logic khoa học của quá trình dạy học. Hoạt động dạy là hoạt động tổ chức cung cấp các kiến thức cho học sinh, điều khiển, hướng dẫn học sinh để các em chủ động tiếp nhận kiến thức. Hai quá trình tổ chức và điều khiển này có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Còn hoạt động học là quá trình tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức; là sự chuyển biến kiến thức bên ngoài vào bên trong và là hoạt động tự điều khiển, tự tổ chức hoạt động nhận thức. Hoạt động học bao gồm cả năng lực nhận thức và cả tâm lí lĩnh hội của học sinh . Xét dưới góc độ dạy học, việc sử phương pháp Graph có thể giúp giáo viên cấu trúc hoá, mô hình hoá cả nội dung lẫn quá trình dạy học, giáo viên có thể chọn được con đường thích hợp nhất để đạt đến mục đích đặt ra, giáo viên có thể tính toán được thời gian, cụ thể được công việc, nhờ đó mà điều khiển được một cách tối ưu các hoạt động của mình trong quá trình dạy học. Xét dưới gó độ học tập của học sinh , chúng ta thấy sử dụng Graph trong dạy học sẽ giúp học sinh có một điểm tựa thuận lợi trong việc lĩnh hội kiến thức. Nhờ Graph mang tính trực quan, tính cô đọng của những ghi chú và tính khái quát của những kí hiệu, sơ đồ mà các em nắm được bài nhanh hơn và việc tái hiện lại nội dung bài học cũng sẽ thuận lợi hơn và cũng nhờ tính trực quan của Graph học sinh có thể nhận thức tách biệt được những đơn vị kiến thức trong bài học một cách dễ dàng hơn nhưng đồng thời lại vừa có thể xâu chuỗi chúng lại trong mối quan hệ hữu cơ giữa các đơn vị kiến thức ấy. Các em sẽ có được cái nhìn bộ phận, riêng biệt; đồng thời có được cái nhìn tổng thể, khái quát, cái nhìn trong mối qua hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thức; Và vì vậy, việc nhận thức nội dung bài học sẽ sâu sắc hơn. Tâm lý học chỉ ra rằng, không một ai trong số những người bình thường có thể nhớ chi tiết đến từng dấu câu của một chương hay một quyển sách, nhưng ta lại có đủ khả năng lưu giữ một sơ đồ, một mạng mạch về nội dung của một chương sách, một cuốn sách cho dù sơ đồ ấy hét sức phức tạp. Vì vậy đối với học sinh việc lập Graph là một điểm tựa cho việc tái hiện nội dung khi cần thiết. Học sinh chỉ có thể nhớ lâu, nhớ sâu một vấn đề và khôi phục lại nó thuận lợi, nhanh chóng khi tát cả các nội dung bài học đó, cuốn sách đó được chuyển từ dạng ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ của Graph – ngôn ngữ mạng mạch. Với mục đích áp dụng phương pháp dạy học tích cực tôi đã nghiên cứu về việc sử dụng Graph trong dạy học Ngữ văn và thấy rằng việc áp dụng Graph vào dạy học Ngữ văn là rất quan trọng và đem lại hiệu quả cao. Bởi thông qua Graph người dạy truyền thụ được nhiều kiến thức, người học cũng tiếp thu được tối đa lượng kiến thức mà không cảm thấy mệt mỏi. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 1- Khách thể nghiên cứu: Trường THPT Yên Thuỷ B là một trường nằm trong vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình dạy học và chất lượng giáo dục của Nhà trường. Thứ nhất, kinh tế gia đình của các học sinh mặc dù đã được cải thiện song vẫn còn nằm trong tình trạng khó khăn, chạy ăn từng bữa. Trong số 5 xã có học sinh học tại trường thì có tới 4 xã thuộc diện vùng 135. Kinh tế của các gia đình khó khăn dẫn đến sự đầu tư cho con cái đi học là rất ít. Điều quan trọng hơn nữa là các em ngoài giờ lên lớp còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế, không có nhiều thời gian đầu tư cho học tập. Các giáo viên giảng dạy của nhà trường thường xuyên kiểm tra bài cũ nhưng chỉ một phần rất ít học sinh học bài cũ ở nhà và hầu hết đều đưa ra lí do mệt vì phải làm việc không có thời gian học bài Vẫn biết các lí do đưa ra của học sinh có thể là không đúng nên tôi đã tiến hành điêù tra, thăm hỏi gia đình học sinh thì được biết, quả thật có rất nhiều em là lao động chính trong gia đình. Ngoài thực tế trên, học sinh còn phải chịu một khó khăn khác là địa bàn cư trú của các học sinh là rất rộng, học sinh phải vượt một quãng đường vô cùng khó khăn để đến trường( Có em phải vượt gần 20km đường đồi núi để đến trường). Qua một quãng đường dài như thế, để 7 giờ có mặt ở trường thì các em phải đạp xe từ 5 giờ 30 sáng. Còn những em học ca chiều thì 17 giờ 30 tan thì 21 giờ các em mới về đến nhà Ta chỉ cần đặt ra câu hỏi về sức khoẻ và sự chuyên cần ta cũng đã thấy sự nỗ lực của các em. Song từ đó nó lại có ảnh hưởng không tốt đến thời gian học tập của các em. Thứ hai, Chất lượng ban đầu và sức học của học sinh thấp. Các trường vùng sâu có tỉ lệ học sinh là dân tộc thiểu số rất cao, riêng trường THPT Yên Thuỷ B năm học 2006 – 2007 là 94,4%, nhìn chung trình độ dân trí còn chưa cao, điều này ảnh hưởng tới tố chất ban đầu của học sinh. Hơn nữa những năm gần đây điểm tuyển sinh vào 10 là rất thấp. Năm học 2006 – 2007nhà trường đã tiến hành kiểm tra khảo sát đầu năm, kết quả là khối 12: 50,3%; khối 11: 23,0%; khối 10: 59,4% học sinh dưới trung bình. Từ chất lượng ban đầu thấp dẫn đến học sinh không có sức học. Thứ ba, Từ những thực tế trên, qua quá trình nghiên cứu tôi còn nhận thấy rằng đa số học sinh của các trường vùng sâu không có thói quen tư duy logic, ít có khả năng khái quát hoá vấn đề. Điều này có ảnh hưởng phần nào từ môi trường xã hội và bản tính trầm lặng, kém năng động của học sinh. Từ quá trình nghiên cứu trên đây, tôi nhận thấy để cải tiến quá trình học tập và thói quen tư duy cho học sinh, để nâng cao chất lượng giáo dục, để đảm bảo mục tiêu giáo dục THPT thì người giáo viên phải mất rất nhiều công sức. Vấn đề đặt ra là dạy làm sao để học sinh vừa có thể nắm được kiến thức lâu dài vừa có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành? Dạy làm sao để học sinh không cảm thấy tiếp thu kiến thức là một việc nặng nề mà coi đó là hứng thú học tập ? Làm thế nào để mỗi học sinh là một chủ thể sáng tạo có khả năng độc lập suy nghĩ khi tiếp xúc với mỗi tác phẩm văn chương. Thứ tư, Từ những khó khăn đã nêu trên, dẫn đến một khó khăn cơ bản trong quá trình dạy học của các giáo viên dạy văn là với tố chất ban đầu của học sinh như thế, làm thế nào để vừa hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh đầy đủ các kiến thức của bài học, vừa đảm bảo về mặt thời gian, vừa nâng cao chất lượng học sinh, vừa phù hợp với từng đối tượng học sinh Đó là một bài toán khó. - Đối tượng nghiên cứu. Trước những vẫn đề đặt ra ở trên, tôi đã nghiên cứu và thử áp dụng Graph vào quá trình dạy học. ở mỗi đối tượng học sinh khác nhau tôi đã nhận được những kết quả khác nhau, nhưng kết quả chung nhất mà tôi nhận được đó là: trước mỗi đối tượng bài học, học sinh đều có thể tư duy khái quát được kiến thức; nắm được nội dung bài cũ một cách chắc chắn, lâu dài; học sinh có thể độc lập suy nghĩ sáng tạo hơn, giáo viên lại có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức với thời gian giảng dạy cho mỗi tiết học. iv- giả thuyết khoa học. Trước hiệu quả thu được qua quá trình áp dụng graph vào dạy học Ngữ văn tại trường THPT Yên Thuỷ B, tôi nhận thấy nếu chúng ta áp dụng graph vào tất cả các tiết dạy học Ngữ văn thì chúng ta có thể vừa giải quyết được một lượng lớn kiến thức cần thiết lại vừa có thể hình thành được khả năng tư duy, khái quát kiến thức, rèn luyện năng lực ghi nhớ sáng tạo cho học sinh. Trước đây, việc các giáo viên nghiên cứu và sử dụng graph vào quá trình dạy học đã có nhưng chỉ diễn ra lẻ tẻ ở một số, nhưng nay nếu nghiên cứu và áp dụng gráp đồng bộ và thiết thực như một phương pháp tích cực, thì ở các trường THPT và đặc biệt là các trường vùng sâu thì sẽ cải thiện được tình hình học tập hiện nay, và sẽ giải quyết được các mâu thuẫn như đã trình bày ở trên. V. phương pháp nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu áp dụng graph vào quá trình dạy học Ngữ Văn, tôi đã sử dụng một số phương pháp như: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thực nghiệm. VI. cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu. Từ cơ sở nghiên cứu lí luận dạy học, các lí thuyết Graph, từ cơ sở thực tiễn là tôi được trực tiếp giảng dạy hai khối, 5 lớp ( khối 11 – 2 lớp, khối 10 – 3 lớp ) tổng số học sinh là 225 hs. Với số lượng học sinh như trên tôi đã tiến hành nghiên cứu chia học sinh theo 4 đối tượng khác nhau: Nhóm A – là những học sinh học theo SGK chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000 ( gồm 2 lớp11 ). Nhóm B – là những học sinh học theo SGK chương trình chuẩn, học tự chọn nâng cao ban A ( 1 lớp 10 ). Nhóm C – là những học sinh học theo SGK chương trình chuẩn, học tự chọn nâng cao ban C ( 1 lớp 10 ). Nhóm D – là những học sinh học theo SGK chương trình chuẩn, học tự chọn bám sát (1 lớp 10). Tuy ... sát đầu năm: Giỏi: 0% Khá: 0% TB: 46,7% Yếu: 44,4% Kém: 8,9% Kết quả kì I năm học 2006 – 2007: Giỏi; 0% Khá: 6.7% TB: 66.7% Yếu: 22.2% Kém: 8,9% Sau khi áp dụng graph vào quá trình dạy học ở lớp này được một kì, tôI đã thử nghiệm không sử dụng graph ở học kì II nữa thì kết quả học lực môn Ngữ Văn thu được như sau: Giỏi: 0% Khá: 2,2% TB: 55,65 Yếu: 40,4% Kém: 2,2% Biểu đồ biểu thị như sau: 2. phương pháp phỏng vấn: Tô đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các học sinh ở các nhóm và phỏng vấn các giáo viên dạy văn trong nhà trường cùng giáo viên các trường vùng sâu khác. Qua phỏng vấn mọi người đều có ý kiến chung: Đối với học sinh: Các em đều rất thích các tiết dạy có sử dụng graph vì các em vừa có cách ghi nhớ rất nhanh, vừa không tốn nhiều thời gian học bài cũ. Điều quan trọng là các em có thể hiểu bài, khái quát kiến thức bài học, so sánh với các bài khác cùng loại và có thể ghi nhớ kiến thức, hệ thống kiến thức được cả chương trình học. Đối với các giáo viên: Họ đều công nhận sử dụng graph vào dạy học có thể gây hứng thú học tập cho học sinh, giải quyết được mâu thuẫn giữa nội dung dạy học, thời gian dạy học và mục đích dạy học. Tuy nhiên, họ bày tỏ khó khăn là để chuẩn bị được một graph tuy mất thời gian không nhiều lắm, nhưng nếu bài nào cũng phải chuẩn bị thì khó có thể làm được vì kinh phí và cũng vì thời gian. Một số giáo viên khác lại bày tỏ quan điểm rằng dạy học Ngữ Văn không thể sơ đồ hoá, mã hoá các kiến thức như một công thức được và như thế thì " chất văn " không còn nữa. Nhưng tôi đã nhấn mạnh với họ rằng phương pháp Graph không phải là một phương pháp thay thế tất cả các phương pháp khác trong dạy học Ngữ văn mà nó là một trong những phương pháp có hiệu quả để giải quyết mâu thuẫn giữa mục đích dạy học, nội dung dạy học và thời lượng dạy học. Dù sử dụng Graph như một phương tiện hay một phương pháp thì đều có thể giúp ích cho người dạy ghi nhớ, tái hiện và khái quát, vận dụng kiến thức một cách nhanh hơn, chính xác hơn và càng giúp ích về mặt thời gian để giáo viên có thể tổ chức một tiết dạy học văn có " chất văn " hơn. Ngoài phỏng vấn trực tiếp tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn gián tiếp qua các phiếu điều tra bằng hệ thống các câu hỏi và thu được kết quả sau: Câu 1: Em có thích sử dụng Graph vào các tiết học không? Có: 89,8% Bình thường: 6,7% Không: 3,5% Câu 2: Nếu bây giờ kiểm tra lại mộ số Graph trong các bài đã học em có thể tái hiện được không? Có: 77,3% Chưa biết: 13,8% Không: 8,9% Câu 3: Em có thể tự phân tích các vấn đề đã học bằng một Graph mới không? Có: 63,6% Chưa biết: 22,2% Không: 14,2% Câu 4: Khi sử dụng Graph em có thấy giúp ích gì cho việc học tập của em không? Có: 88,4% Bình thường: 7,6% Không: 4,0% Câu 5: Để việc sử dụng Graph vào học tập có hiệu quả em có ý kiến đề xuất gì không? Khi nhận được câu hỏi này, hầu hết các học sinh đều có ý kiến là: Các thầy cô giáo ở các lớp khác cũng nên sử dụng các Graph vào dạy học, từ đó để các em có điều kiện tham khảo các bạn của mình. Phần đông các học sinh còn bày tỏ nguyện vọng là sau mỗi năm học nhà trường nên in hoàn chỉnh một tập Graph mà các em đã học để các em giữ làm tài liệu học hè. 3. Phương pháp quan sát sư phạm Qua quan sát tôi thấy rằng dù ở nhóm học sinh nào thì khi dạy học có sử dụng phương pháp Graph học sinh đều rất hứng thú học tập, ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng. Nhất là khi tôi sử dụng các kiểu Graph vào các phiếu học tập thì học sinh đều lưu giữ lại để ghi nhớ và hệ thông các Graph. Đặc biệt qua quá trình rèn luyện kỹ năng thì một số học sinh đã có thói quen ghi nhớ kiến thức bằng Graph và có khả năng tự lập được các Graph phức tạp. Sau đây tôi xin giới thiệu một số Graph tôi đã lập ra trong quá tình giảng dạy và một số Graph học sinh tự nghiên cứu sáng tạo trong học tập: 1. Khi dạy tiết 76, bài "Tóm tắt văn bản thuyết minh", ngoài việc giáo viên có thể giới thiệu kiểu Graph quy trình như đã trình bày ở trên, giáo viên còn có thể giới thiệu kiểu Graph so sánh sau để học sinh thấy được sự khác nhau về việc tóm tắt văn bản tự sự và tóm tắt văn bản thuyết minh: Tóm tắ văn bản thuyết minh Tóm tắt văn bản tự sự Hiểu được tác phẩm Nhận thức nội dung Mục đích Dựa vào sự việc chính và nhân vật chính Cách thức Dựa vào định nghĩa dữ liệu, thông số, số liệu, nhận định. Bốn bước có nội dung cụ thể không giống với các nội dung của tóm tắt văn bản thuyết minh Bốn bước có nội dung cụ thể khác với tóm tắt văn bản tự sự Quy trình 2. Khi dạy tiết 63 bài "Hiền tài là nguyên khí của quố gia", giáo viên muốn nhấn mạnh về các luận điểm trong văn bản có thể sử dụng Graph sau: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( tầm quan trọng và ý nghĩa của Hiền tài đối với đất nước). Hệ thống luận điểm Những việc làm thể hiện sự quan tâm của các thánh đế minh vương đối với hiền tài. ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ Cũng dạy bài này tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi số 4 trong SGK bằng sơ đồ. Học sinh đã lập được một sơ đồ kết cấu như sau: Tầm quan trọng của hiền tài Khuyến khích phát triển hiền tài. Kết cấu bài văn bia Những việc đã làm Những việc đang và sẽ làm ( khắc bia tiến sĩ ). ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ 3. Khi dạy tiết 69 bài "Phương pháp thuyết minh" sau khi ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học và học thêm hai phương pháp thuyết minh mới, giáo viên có thể yêu cầu học sinh lập một Graph kết cấu về các phương pháp thuyết minh. đây là một graph tiêu biểu: Các phương pháp thuyết minh P pháp phân loại phân tích Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích P pháp liệt kê. P pháp nêu ví dụ P pháp dùng số liệu P pháp so sánh P pháp chú thích P pháp giảng giải nguyên nhânkết quả C. Kết luận chung Qua một năm học áp dụng graph vào dạy học Ngữ Văn ở Trường THPT Yên Thuỷ B, tôi đã nghiên cứu về hiệu quả và tác dụng của việc sử dụng Graph vào quá trình dạy học và đã tìm ra 4 kiểu Graph chính mà giáo viên có thể sử dụng một cách có hiệu quả vào dạy học Ngữ Văn nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho các trường vùng sâu. Qua thử nghiệm tôi có một số kết luận như sau: 1. Để só thể nâng cao chất lượng dạy học cho các trường vùng sâu cần phải sử dụng Graph vào quá trình dạy học. Vì phương pháp graph có thể giải quyết được các mâu thuẫn căn bản trong một bài toán khó của chất lượng giáo dục đang đặt ra hiện nay. Muốn giải quyết được các vấn đề thời sự như giải pháp "Hai không", vấn đề học sinh ngồi nhầm lớp thì trước tiên các giáo viên và học sinh phải dạy thật, học thật. Giáo viên phải nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh Và đây là một trong những phương pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề đó. Bởi khi sử dụng Graph vào dạy học buộc giáo viên phảI chuyên sâu, tìm hiểu kĩ bài giảng của mình, các học sinh cũng phải ghi nhớ, tái hiện, sáng tạo, tìm tòi kiến thức, rèn luyện kĩ năng tư duy của mình để việc học thực trở thành hiện thực. 2. đã đến lúc phải coi đồ dùng dạy học trong giờ dạy học văn là bắt buộc. Trước đây trong những tiết dự giờ thăm lớp khi nhận xét giờ dạy văn , mục 6 vẫn được "lỏng" hơn các mục khác vì cho rằng văn không có đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học. Nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy phần lớn (tôi không muốn nói là hầu hết) các tiết dạy văn đều có thể nghiên cứu các kiểu Graph với các loại Graph khác nhau để giảng dạy. Vì thế không thể coi "môn Ngữ Văn không có đồ dùng dạy học cũng được". Như nguyện vọng của các em học sinh đưa ra, các em đều muốn rằng các lớp học của toàn trường khi học văn đều được tiếp xúc với các graph. Vì thế tôi thiết nghĩ, cần phải đảm bảo công bằng cho các em. Nhưng không phải giáo viên nào cũng có thể có điều kiện để xây dựng cho mình một bộ Graph, nên nhóm văn, tổ văn của mỗi trường cần phải tập trung xây dung một bộ graph hoàn chỉnh, sau đó Nhà trường sẽ đem in các graph đó ra các tờ giấy rô-ki khổ A0 để giáo viên có thể dễ dàng sử dụng. Làm được như vậy vừa đẹp, vừa rẻ lại vừa thuận tiện, không mất nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả dạy học lại cao. Tuy nhiên để việc áp dụng graph vào dạy học có hiệu quả thì các giáo viên khi xây dựng các graph cần phải tham khảo một số lưu ý sau: 1. Dù sử dụng Graph như một phương tiện hay một phương pháp dạy học thì người xây dựng Graph phải nắm chắc lí thuyết Graph, các loại Graph, và bản chất của nó. Vì nếu không sẽ dẫn đến xây dựng Graph sai và hậu quả là học sinh nắm sai kiến thức 2. Phải dựa vào nội dung dạy học, mục đích dạy học và đối tượng dạy học cụ thể để chọn các kiểu Graph và các loại Graph cho phù hợp. 3. Khi đã xây dựng được một bộ Graph hoàn chỉnh thì các giáo viên cần phải chuyên cần sử dụng. Tránh tình trạng không có thì kêu mà có thì lại bỏ xó thành quả lao động của mình, gây lãng phí về thời gian, công sức và tiền của. ý kiến đề xuất. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cho các trường vùng sâu, để giúp việc thực hiện phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: 1. Phía đồng nghiệp trong nhà trường: Cần có sự giúp đỡ, phối hợp nhiệt tình, đóng góp ý kiến để xây dựng một hệ thống graph có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. 2. Phía Nhà trường: Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được Nhà trường hết sức chú ý quan tâm. Nhưng chúng tôi - phía những người giáo viên xin đề nghị Nhà trường quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện giúp đỡ về thời gian và kinh phí để chúng tôi có được một bộ đồ dùng dạy học cho môn Ngữ Văn. 3. Đối với phía Sở Ban Ngành: Sử dụng graph vào quá trình dạy học không phải là vấn đề mới mẻ nhưng nó chưa được thực hiện đồng bộ ở tất cả các trường và đặc biệt là các trường vùng sâu. hầu hết các trường đều có các giáo viên đã và đang sử dụng graph trong quá trình dạy học. Nhưng việc làm này mới diễn ra lẻ tẻ ở một số tiết, ở một số giáo viên. Theo tôi được biết chưa có trường THPT vùng sâu nào có được một bộ graph hoàn chỉnh và sử dụng nó như một phương tiện dạy học đắc lực mặc dù hiệu quả sử dụng của nó rất cao. Chính vì thế tôi xin kính đề nghị các Sở Ban Ngành tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ các trường THPT đặc biệt là các trường vùng sâu, để mỗi trường có được ít nhất một bộ graph, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng và của tỉnh hoà Bình nói chung. Tài liệu tham khảo. 1. Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về đổi mới phương pháp dạy học của Viện Nghiên cứu sư phạm - Hà Nội năm 2005. 2. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 10 THPT môn Ngữ Văn, NXB GD - 2006. 3. Từ diển Tiếng Việt 2000, do Hoàng Phê chủ biên. 4. SGK Văn Học 11 - Chỉnh lí hợp nhất năm 2000. 5. SGK, SGV Ngữ Văn 10 - Chương trình chuẩn năm 2006. 6. Tạp chí GD số 55 tháng 4/ 2003. Tạp chí GD số 51 tháng 2/2003. Tạp chí GD số 118 tháng 7/ 2005. 7. Báo GD và Thời Đại Chủ Nhật số 48 tháng 11/2006. Mục lục A – Mở đầu Lí do chọn đề tài. Mục đích nghiên cứu. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. Giả thuyết khoa học. Phương pháp nghiên cứu. Cơ sở, phạm vi, thời gian nghiên cứu. B – Quá trình nghiên cứu. Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương II: Các biện pháp thực hiện. Chương III: Thực nghiệm sư phạm. C – Kết luận chung. ý kiến đề xuất
Tài liệu đính kèm: