Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp 12 phần làm văn nghị luận xã hội

Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp 12 phần làm văn nghị luận xã hội

Bắt đầu từ năm 2009, đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, bên cạnh những phần tái hiện kiến thức văn học, nghị luận văn học, còn có một phần bắt buộc thí sinh thành lập văn bản nghị luận khoảng 400 chữ bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội. Cấu trúc này áp dụng cho cả hệ phổ thông và hệ bổ túc THPT. Thang điểm đánh giá cho phần câu này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi. Theo hướng dẫn của bộ GD-ĐT và thông tin từ các cơ quan truyền thông thì đề thi Ngữ văn năm 2010 cũng sẽ nằm trên trục cấu trúc của đề thi năm 2009. Như vậy có nghĩa trong đề bài thi môn ngữ văn năm nay chắc chắn sẽ có dạng câu này, mà người ta thường gọi đó là nghị luận xã hội. Nhưng thực tế trong kỳ thi Tốt nghiệp năm 2009, số lượng thí sinh làm được bài này không nhiều, nếu có làm được thì chất lượng cũng không cao. Vì sao vậy ? Cần phải làm gì trước thực tế này ? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cần giải quyết của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 nói chung và ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 hệ bổ túc nói riêng.

doc 30 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp 12 phần làm văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: 
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP 12
PHẦN LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
_______________________
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắt đầu từ năm 2009, đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn, bên cạnh những phần tái hiện kiến thức văn học, nghị luận văn học, còn có một phần bắt buộc thí sinh thành lập văn bản nghị luận khoảng 400 chữ bàn về một vấn đề mang tính thời sự của đời sống xã hội. Cấu trúc này áp dụng cho cả hệ phổ thông và hệ bổ túc THPT. Thang điểm đánh giá cho phần câu này khá cao, chiếm 3/10 điểm của toàn bài thi. Theo hướng dẫn của bộ GD-ĐT và thông tin từ các cơ quan truyền thông thì đề thi Ngữ văn năm 2010 cũng sẽ nằm trên trục cấu trúc của đề thi năm 2009. Như vậy có nghĩa trong đề bài thi môn ngữ văn năm nay chắc chắn sẽ có dạng câu này, mà người ta thường gọi đó là nghị luận xã hội. Nhưng thực tế trong kỳ thi Tốt nghiệp năm 2009, số lượng thí sinh làm được bài này không nhiều, nếu có làm được thì chất lượng cũng không cao. Vì sao vậy ? Cần phải làm gì trước thực tế này ? Đó là những câu hỏi đang đặt ra cần giải quyết của giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 nói chung và ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 hệ bổ túc nói riêng.
Là người tham gia chấm thi tốt nghiệp năm 2009, năm 2010 trực tiếp giảng dạy và ôn tập Ngữ văn cho học sinh lớp 12, chúng tôi thực sự trăn trở trước vấn đề này. Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi và thể nghiệm, qua đề tài khiêm tốn này, chúng tôi muốn đề xuất một số phương án ôn tập cho dạng bài làm văn nghị luận xã hội. Với mục tiêu là tìm ra một hướng đi hiệu quả trong giảng dạy ôn thi tốt nghiệp THPT, môn ngữ văn lớp 12 - hệ bổ túc.
*
* *
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Các khái niệm:
1. Nghị luận: đgt. Bàn bạc và đánh giá một vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt)	
2. Văn nghị luận 
- Văn nghị luận: thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề. (theo Từ điển tiếng Việt)
- Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lý luận bao gồm cả lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lý nhằm làm cho người đọc (người nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất. (theo Bảo Quyến – Rèn luyện làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003)
3. Văn nghị luận xã hội
- Văn nghị luận xã hội hiểu đơn giản là những bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí. (theo Thanh Vân – Nghị luận xưa nhưng không cũ – Web: phongdiep.net)
- Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội (theo Bảo Quyến – Rèn luyện làm văn nghị luận – NXB Giáo dục, 2003)
Khái niệm xã hội được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm những vấn đề thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vựcđời sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường, dân số v.v
Nghị luận xã hội có thể đề cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ những vấn đề có tầm nhân loại như chiến tranh hòa bình, tình trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề nhân sinh quan như quan niệm về lẽ sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu đến những vấn đề xã hội cụ thể như nạn tham nhũng, tệ cờ bạc, ý thức về pháp luật, tóm lại là mọi vấn đề liên quan tới đời sống của con người và xã hội đề có thể trở thành đề tài của bài nghị luận xã hội. Tuy nhiên, đề tài của bài nghị luận xã hội thông thường hướng vào những vấn đề có tính chất thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với xã hội. 
II. Các chủ đề nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội được sử dụng trong việc bàn bạc đánh giá nhận địnhvề mọi phương diện trong đời sống xã hội, vì vậy mỗi tài liệu lại có một cách chia chủ đề khác nhau. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trong cuốn “Muốn viết được bài văn hay” (NXB GD – 1994) thì nghị luận xã hội có thể chia ra thành 6 chủ đề lớn như sau:
Nghị luận về một vấn đề đạo đức nhân sinh
 Nghị luận về một vấn đề chính trị
 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng văn hóa
 Nghị luận về một vấn đề kinh tế
 Nghị luận về một vấn đề lịch sử
 Nghị luận về một vấn đề địa lý, môi trường
SGK Làm văn lớp 12 (NXB GD-1999) thì chia ra thành 3 chủ đề lớn:
Bình luận chính trị
Bình luận vấn đề xã hội
Bình luận vấn đề tư tưởng văn hóa
Còn SGK Ngữ văn lớp 12 (NXB GD- 2009) lại chia thành 2 chủ đề lớn: 
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Dù chia chủ đề như thế nào thì văn nghị luận xã hội đều tập trung bàn bạc, trao đổi một vấn đề nào đó liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội về vật chất hoặc đời sống tinh thần của con người.
III. Những yêu cầu của bài văn nghị luận xã hội
1. Yêu cầu chung
Bài nghị luận xã hội dù ngắn hay dài đều phải đạt được những yêu cầu sau:
1. 1. Bài nghị luận xã hội phải thể hiện sự hiểu biết chính xác tường tận về vấn đề hay hiện tượng xã hội được bàn bạc. Người viết nghị luận phải chỉ ra được thực chất cũng như xu hướng vận động của vấn đề hay hiện tượng đó.
1. 2. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi người viết phải có chính kiến, phải bộc lộ công khai lập trường quan điểm, tư tưởng của mình. Một bài bình luận xã hội không thể thiếu phần đề xuất những ý kiến, nhận định, đánh giá về vấn đề xã hội được đem ra bàn bạc. Trên cơ sở đó, người viết có thể đề nghị một giải pháp thích hợp.
1. 3. Bài nghị luận xã hội đòi hỏi phải có tính thời sự cao. Nó phải hướng tới mục đích định hướng tư tưởng và hành động cho người đọc, thuyết phục họ tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội đang được đặt ra
1. 4. Bài nghị luận xã hội là một kiểu bài nghị luận có tính chất tổng hợp cao, đòi hỏi phải sử dụng hầu như tất cả các thao tác nghị luận. Một mặt, bài nghị luận xã hội coi trọng việc giải thích làm sáng tỏ nội dung cụ thể của những thuật ngữ, hiện tượng, vấn đềđược đề cập đến; mặt khác, nó đòi hỏi phải phân tích những phương diện, những khía cạnh cụ thể của các hiện tượng, vấn đề xã hội đang bàn bạc. Bài nghị luận xã hội cũng yêu cầu những nhận định, đánh giá phải có căn cứ xác đáng; những ý kiến, nhận xét cần phải được chứng minh
1. 5. Trong nhà trường, bài nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh chẳng những có hiểu biết cụ thể, trình bày rõ ràng, thuyết phục một vấn đề xã hội đem bàn luận mà còn phải nêu được suy nghĩ riêng của mình. Học sinh phải biết vận dụng những kiến thức trong thực tế đời sống hay trong sử sách để luận giải các vấn đề xã hội, đồng thời phải có một ngôn ngữ sắc bén, chính xác, gợi cảm, có khả năng khơi động được tư tưởng và tình cảm xã hội của người đọc.
2. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận xã hội trong bài thi Tốt nghiệp Bổ túc THPT .
Bài văn NLXH thi Tốt nghiệp Bổ túc THPT yêu cầu dưới dạng một bài viết khoảng 300 đến 400 chữ bàn về một vấn đề nào đó mang tính thời sự cấp thiết của đời sống xã hội. Ví dụ năm 2009, đề yêu cầu : 
 Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người. 
Với dung lượng khoảng 400 chữ thì quan trọng nhất là thí sinh phải biết cách thành lập một văn bản NLXH: đúng thể loại, có kết cấu logic, diễn đạt mạch lạc...; đảm bảo tối thiểu về mặt nội dung: biểu lộ tương đối hiểu biết về lĩnh vực bàn luận, có ý kiến , quan điểm rõ ràng , có lý lẽ dẫn chứng xác đáng, có cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục trong quá trình giải quyết vấn đề.
Vấn đề được đưa ra bàn luận ở đây không quá khó đối với HV lớp 12 về cả dung lượng lẫn nội dung nghị luận, vì lĩnh vực bàn luận thực sự các em hiểu khá kỹ. Điều quan trọng là các em làm thế nào để viết ra được những hiểu biết đó, bàn bạc về nó, có quan điểm, thái độ rõ ràngbằng một văn bản đúng với yêu cầu về nội dung và hình thức.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
I. Vai trò vị trí của văn nghị luận xã hội :
1. Trong đời sống
Nghị luận xã hội là loại văn được ứng dụng hết sức rộng rãi trong đời sống . Ta có thể dễ dàng bắt gặp nó trên bất kỳ một một phương tiện thông tin đại chúng nào, nằm dưới dạng các bài bình luận, xã luận về một vấn đề nào đó, một hiện tượng nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, v.vhay những buổi trò chuyện, thuyết giáo của các nhà giáo dục, bài giảng đạo đức của các mục sư, linh mục, tu sỹ Dẫu tồn tại dưới dạng nói hay dạng viết thì nghị luận xã hội luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Bởi nó giúp con người nhận thức một cách đầy đủ, cập nhật, khách quan các vấn đề liên quan đến đời sống , để từ đó định hướng tốt cho sự phát triển tích cực theo quy luật vận động của xã hội. Trung Quốc, nước láng giềng với ta có một bề dày văn hóa đồ sộ và văn học đương nhiên có những thành tựu nổi trội trên thế giới. Tuy vậy trong đề thi tuyển sinh Đại học môn Ngữ văn của họ lại chỉ hỏi về nghị luận xã hội. Ở Việt Nam, việc cho thêm câu hỏi nghị luận xã hội vào đề văn là một tín hiệu đáng mừng, thể hiện sự phát triển của đời sống xã hội và vị trí quan trọng của loại văn này.
      Nghị luận xã hội là một yêu cầu cần thiết trong đời sống đặc biệt là cho học sinh. Bởi vì qua đó, có thể kiểm tra chính xác năng lực tư duy, óc sáng tạo, sự hiểu biết của học sinh; mặt khác tránh tình trạng "đạo văn" hay lệ thuộc nhiều vào sách vở. 
2. Trong nhà trường
Văn nghị luận nói chung, văn nghị luận xã hội nói riêng được đưa vào chương trình phổ thông cả hai cấp học (THCS và THPT) với vị trí trọng yếu trong hệ thống thể loại văn bản được lựa chọn đưa vào tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thành lập. 
2. 1. Chương trình trung học cơ sở:
Nghị luận xã hội được hướng dẫn khá kỹ ở lớp 9 với phần khái luận lẫn cách làm bài và đề cập đến cả hai loại bài NLXH, với 4 bài cụ thể:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý
Ngoài ra còn được bổ trợ thêm qua phần đọc hiểu một số văn bản dạng nghị luận xã hội như:
- Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
- Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới (Vũ Khoan)
Nhận xét: Nhìn chung chương trình THCS chỉ mang tính giới thiệu và thực hành NLXH ở mức độ sơ giản, chưa tập trung vào việc khắc sâu tri thức và rèn luyện kỹ năng làm bài dạng nghị luận này. Nói đúng hơn đó chỉ là bước đệm để hoàn thiện ở chương trình THPT
2. 2. Chương trình Trung học phổ thông (THPT)
Trong chương trình THPT, dạng nghị luận xã hội được thực hành khá kỹ, bắt đầu từ lớp 11. Ngay bài viết số 1 ở đầu năm học lớp 11 đã được định hướng làm bài NLXH, sau đó khi hướng dẫn HV tiếp cận hàng loạt các thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ, bình luận, so sánh thì các ngữ liệu SGK đều lấy dạng NLXH. Cụ thể:
- Bài thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề dân số;
- Bài luyện tập thao tác lập luận phân tích có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề khoa học
- Bài thao tác lập luận bác bỏ có một đoạn ngư liệu viết về vấn đề tiếng mẹ đẻ, một đoạn viết về hút thuốc lá
- Bài thao tác lập luận bình luận: ngữ liệu luyện tập một đoạn bàn về giao thông, một đoạn bàn về pháp luật
- Bài luyện tập thao tác lập luận bình luận ngữ liệu một đoạn viết về lời cảm ơn, một đoạn viết về vấn đề áo phao phòng chết đuối cho HS đi học qua sông suối
- Bài viết số 6 lại tiếp tục được định hướng l ... ỷ lệ
%
12 G
51 HV
2
4 %
19
37 %
20
39 %
7
14%
3
6%
12K
39 HV
3
8 %
15
38 %
12
31%
4
10%
5
13%
Nhận xét: 
 Qua đối chiếu với các số liệu trên đây thì có thể khẳng định các giải pháp ôn tập phần nghị luận xã hội mà chúng tôi đề xuất trong đề tài này thực sự mang lại hiệu quả. Tuy nhiên kết quả này còn ít nhiều hạn chế, đó là HV làm bài đạt điểm tối đa còn quá ít, vẫn còn một số HV rơi vào trường hợp thấp điểm. Tất nhiên để đạt điểm tối đa và bị điểm thấp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác.
*
* *
Phần thứ ba: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trên đây là kết quả tìm tòi nghiên cứu và khảo nghiệm về một vấn đề mang tính cấp thiết , tìm hướng đi hiệu quả cho việc ôn thi tốt nghiệp Bổ túc THPT môn Ngữ văn, phần làm văn nghị luận xã hội, một phần hết sức quan trọng trong rèn luyện kỹ năng thành lập văn bản, đặc biệt là một phần không thể thiếu trong bài thi tốt nghiệp. Toàn bộ kiến thức và giải pháp trong đề tài này là sự chắt lọc từ nhiều tài liệu của các giáo sư, nhà giáo tâm huyết với nghề, kết hợp với sự nung nấu kinh nghiệm 15 năm dạy học của bản thân, đặc biệt là đã thể nghiệm qua đối tượng cụ thể và thu được kết quả nhất định. Chúng tôi nghĩ rằng, đề tài này ít nhiều mở ra được một vài hướng đi khá hiệu quả cho việc ôn tập làm văn nghị luận xã hội, một dạng văn bản đang đặt ra nhiều thách thức cho học viên bổ túc trong quá trình làm bài thi tốt nghiệp môn ngữ văn. Tuy nhiên với thời gian có hạn, điều kiện nghiên cứu hạn hẹp, dung lượng không cho phép, đề tài này chỉ mới mang tính khởi thảo về một vấn đề khá rộng lớn, chắc chắn không thể toàn diện được, kính mong các nhà giáo dục, các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để được đầy đủ và có tính khả dụng hơn./.
Ngày 13 tháng 5 năm 2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009
2. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009
3. Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 2009
4. Sách giáo khoa Làm văn 12, tập 2 – NXB Giáo dục – năm 1996
5. Sách giáo viên Làm văn 12, tập 2 – NXBGiáo dục – năm 1996
6. Sách giáo khoa Làm văn 12, tập 2 dành cho ban xã hội – NXB Giáo dục – 1996
7. Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003
8. Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh – NXB Giáo dục – 1994
9. Văn bồi dưỡng học sinh năng khiếu - Nguyễn Đăng Mạnh , Đỗ Ngọc Thống – NXB Giáo dục – 1997
10. Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG Hà Nội – 2001;
11. Từ điển tiếng Việt điện tử: - 
12. Từ điển tiếng Việt điện tử : - 
13. Một số bài viết trên các tạp chí điện tử:
-  
- 
PHỤ LỤC
I. Một số đề văn nghị luận xã hội:
1 - Tình thương là hạnh phúc của con người.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 2- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 3- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 4- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.
5[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] - Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?
6[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] - “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính.”[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.
7[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGH[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] - Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.”[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 
8[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] - Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGH[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 9- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 10- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái.”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Em hiểu câu nói đó như thế nào?
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 11- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói :
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] « Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. »
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Hãy bình luận câu nói trên.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 12- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt”.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 13- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau:
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 14-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 15- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học)
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 16- Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”?
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 17- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép Tôn-xtôi)
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 18- Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 19- Tiền tài và hạnh phúc.
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT][RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] 20- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
[RIGHT][U]Trích từ[/U]:  [/RIGHT] Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó? 
II. Một số đề NLXH và đáp án gợi ý
Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Phải vào đại học mới có tương lai. Suy nghĩ của anh chị về vấn đề này.
+ Tầm quan trọng của bậc học đại học
- Đối với đất nước, xã hội
- Đối với cá nhân.
- Vào đại học là có tương lai: Đại học là con đường lí tưởng dẫn đến thành công.
+ Đại học không phải là con đường duy nhất đưa đến thành công.
- Lí luận.
- Dẫn chứng.
+ Liên hệ:
Là học sinh đang đứng trước những kì thi căng thẳng em xác đinh thái độ, tâm lí và hành động như thế nào?
Đề 2: Văn hào Nga Léptơnxtôi nói: "Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".
Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
+ Giải thích:
- Lí tưởng là gì?
- Phân biệt lí tưởng với một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn (tham vọng và dục vọng).
- Mối quan hệ giữa lí tưởng của cá nhân và lí tưởng của loài người.
+ Bình luận:
- Lí tưởng là kim chỉ nam cho hành động.
- Có lí tưởng thôi chưa đủ, cần hành động để biến lí tưởng thành hiện thực.
+ Liên hệ:
- Lí tưởng của bản thân là gì?
- Thực hiện lí tưởng ấy như thế nào?
Đề 3: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.
+ Giải thích:
- Nghiện
- Karaoke
- Internet
+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ.
- Bối cảnh xã hội: kỉ nguyên của công nghệ.
- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, lien kết bạn bè.
- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí...
+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ.
+ Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:
- "Đánh cắp" thời gian của chính mình.
- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn.
+ Phương hướng khắc phục.
+ Liên hệ bản thân.
Đề 4: AIDS và thanh niên.
+ AIDS là gì?
+ Thực trạng căn bệnh:
- Thế giới
- Việt Nam
- Nguyên nhân
+ Giải pháp.
+ Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này?
Đề 5: An toàn giao thông
+ Vai trò của giao thông và an toàn giao thông.
+ Thực trạng an toàn giao thông nước ta.
+ Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra.
+ Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông.
- Hiểu biết, ý thức kém
- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.
- Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông.
+ Giải pháp:
+ Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày.
Đề 6: Ô nhiễm môi trường
+ Khái niệm môi trường.
+ Vai trò của môi trường đối với đời sống con người.
+ Thực trạng:
- Thế giới
- Việt Nam
+ Hậu quả:
- Cản trở sự phát triển kinh tế
- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.
Đề 7: Bình luận câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn"
+ Giải thích:
- Từ "nguồn"
- Cả câu.
+ Bình luận:
- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của "nhớ nguồn")
- Biểu hiện của nhớ nguồn
+ Liên hệ bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 44 Kinh nghiem huong dan on thi TN 12 phan NLXH.doc