Đề tài Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ

Đề tài Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ

 Việc dạy học ở trường THPT là làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tế và đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay .

 Nắm vững kiến thức là hiểu sâu nhớ lâu, vận dụng tốt những kiến thức đã học " Nhu cầu vận dụng kiến thức vô cùng quan trọng vì nhu cầu vận dụng kiến thức vừa là kết quả của việc nắm vững kiến thức vừa là một yếu tố không thể thiếu được của việc nắm vững kiến thức"

 Nắm vững kiến thức phải đồng thời biến kiến thức thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen. Người giáo viên cần phải biết dạy học sinh vận dụng kiến thức để học sinh "tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích"

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1322Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I - Lý do chọn đề tài 
 Việc dạy học ở trường THPT là làm cho học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tế và đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay .
 Nắm vững kiến thức là hiểu sâu nhớ lâu, vận dụng tốt những kiến thức đã học " Nhu cầu vận dụng kiến thức vô cùng quan trọng vì nhu cầu vận dụng kiến thức vừa là kết quả của việc nắm vững kiến thức vừa là một yếu tố không thể thiếu được của việc nắm vững kiến thức"
 Nắm vững kiến thức phải đồng thời biến kiến thức thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen. Người giáo viên cần phải biết dạy học sinh vận dụng kiến thức để học sinh "tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích"
 Bài tập là một trong những phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, mặt khác giải bài tâp là một phương pháp học tâp tích cực có hiệu quả giúp học sinh nắm vững kiến thức.
 Giải bài tập hoá học có mục đích củng cố hoàn thiện kiến thức trong chương trình, đồng thời từ nội dung bài tập có thể mở rộng đi sâu rút ra những kiến thức mới. Giải bài tập hóa học là một khâu quan trọng trong việc phát triển tư duy học sinh và củng cố lí thuyết đã học. Để giải quyết tốt bài tập, vấn đề quan trọng hàng đầu là nắm vững phương pháp giải. Giáo viên trong quá trình dạy học phải hình thành được phương pháp giải bài tập cho học sinh; làm thế nào khi đọc một bài toán học sinh có thể qui về dạng bài tập đã biết và sử dụng phương pháp đã học để giải quyết bài tập một cách nhanh chóng và khoa học. 
Phương pháp nhận dạng bài tập vì vậy là vấn đề vô cùng quan trọng. 
 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp 10 đến lớp 12 và tham khảo nhiều tài liệu chuyên ngành hóa học lẫn phương pháp giảng dạy bộ môn, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm của mình trong việc tổ chức quá trình dạy học với đề tài : 
‘‘ Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ ’’
II. Mục đích nghiên cứu
 Giúp học sinh nhận dạng và giải bài tập hoá học vô cơ một cách thành thạo, nhằm giúp học sinh có cơ sở kiến thức để tiếp thu kiến thức cao hơn, để áp dụng vào các hoạt động sản xuất hoạt động xã hội sau này. Học sinh phải nắm chắc lý thuyết để vận dụng vào bài tập. 
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, xây dựng những bài tập cụ thể. Thông qua đó học sinh sẽ hiểu và nắm vững phương pháp làm các bài tập liên quan.
Nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng hình thành cách giải một bài toán hóa học theo các bước một cách thành thạo. Qua đó giúp các em lĩnh hội và tiếp thu kiến thức một cách vững vàng hơn 
IV. Đối tượng nghiên cứu.
 Các dạng bài tập hóa vô cơ
V. Phương pháp nghiên cứu.
 Để hoàn thành đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
 + Phương pháp thống kê
 + Phương pháp phân tích – tổng hợp
 + Phương pháp so sánh – đối chiếu
 Trên cơ sở hệ thống kiến thức giáo khoa và thông qua kinh nghiệm học tập của bản thân, xây dựng các cơ sở lí thuyết và một số bài tập cụ thể.
VI. Thời gian nghiên cứu 
 Từ tháng 12/2010 đến tháng 11/2011.
VII. Kết quả thu được trước khi triển khai đề tài
 Trước khi chưa sử dụng phương pháp dạy học nói trên kết quả kiểm tra bài 45 phút ( lớp 12A2; 12C1) đạt được kết quả khá thấp. Cụ thể:
Lớp
Tổng số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A2
46
2
4,3
9
19,6
15
32,6
17
36,9
3
6,5
26
56,5
12C1
44
0
0,0
5
11,6
16
34,1
19
40,4
5
10,6
21
46,7
 Cộng 
93
2
2,2
16
17,2
31
33,3
36
38,7
8
8,6
49
52,7
Phần II. NỘI DUNG
I . Một số yêu cầu cơ bản khi giải bài tập 
 - Trong quá trình học trên lớp cũng như làm các bài tập về nhà và các bài tập tham khảo  Phải rút ra các bước chung để giải bài tập hoá học.
 - Khi giải bài tập cần phải chú ý không những mặt tính toán mà phải chú ý đến bản chất hoá học của bài toán đó sự thống nhất giữa các mặt định tính và định lượng của các hiện tượng hoá học là cơ sở phương pháp luận của bất kì một bài toán hoá học nào. 
 - Biết vận dụng các phương pháp: phương pháp bảo toàn khối lượng; phương pháp bảo toàn nguyên tố; phương pháp bảo toàn electron; phương pháp tăng giảm khối lượng  vào từng bài tập 
II. Một số dạng bài tập cơ bản thường gặp 
 + Bài tập tính theo phương trình phản ứng 
 + Bài tập xác định công thức phân tử 
 + Bài tập về hỗn hợp các chất 
 + Bài tập nồng độ 
III. Một số phương pháp, định luật thường được sử dụng để giải toán 
 + Phương pháp đại số 
 + Phương pháp giá trị trung bình 
 + Phương pháp tăng giảm khối lượng 
 + Phương pháp sử dụng định luật bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố
 + Phương pháp sử dụng định luật thành phần không đổi 
 + Phương pháp sử dụng định luật về các chất khí 
IV. Các bước cơ bản để giải bài tập 
 Bước 1: Tóm tắt đề đầy đủ, ngắn gọn logic giúp tìm các dữ kiện đã cho, dữ kiện cần tìm dễ dàng 
 Bước 2: Phân tích đề : Tìm các hiện tượng hoá học, chất tham gia phản ứng sản phẩm tạo thành trong các hiện tượng đó
 Bước 3: Viết đầy đủ chính xác (cả cân bằng) các phương trình phản ứng theo hiện tượng (lưu ý hiện tượng nào xảy ra trước, hiện tượng nào xảy ra sau cho chính xác và logic) 
 Bước 4: Xác định dạng của bài toán để tìm phương pháp giải cho phù hợp theo nội dung hoá học và dữ kiện đã cho (Lưu ý cả thứ tự phép tính và biện luận) 
 Bước 5: Rút ra kết luận về phương pháp giải, tìm ra những kiến thức gì quan trọng được củng cố 
V. Một số dạng bài tập minh họa
1. Bài tập dựa vào phương trình để tính 
 Đây là phép tính cơ bản hầu như có mặt trong các bài toán hoá học . Một số yêu cầu cần thiết : 
+ Viết đủ đúng và cân bằng chính xác các phương trình phản ứng theo các hiện tượng cho trong bài 
+ Xác định đúng thành phần dung dịch hoặc chất, hỗn hợp chất sau phản ứng 
+ Dung dịch sau phản ứng là dung dịch các chất tạo thành không kết tủa, không bay hơi và có thể có chất phản ứng còn dư 
+ Khối lượng dung dịch sau phản ứng (định luật bảo toàn)
 mdd sau phản ứng = (mdd đầu + m chất cho vào) - (m + m )
+ Hỗn hợp sau phản ứng : SP phản ứng + chất phản ứng dư + chất không phản ứng 
+ Đặt ẩn số cần tìm
+ Dựa theo hệ số phương trình đã cân bằng và dữ kiện để tính và nên đưa dữ kiện cho về đợn vị mol để tính cho đỡ phức tạp 
Nếu phương trình: aA + bB 	 cC + dD
	Thì : nA : a = nB : b = nC : c = nD : d
Tỷ lệ giữa số mol và hệ số của các chất trong phương trình luôn bằng nhau. 
* Các biểu thức tính số mol thường dùng: 
nA = ma : MA = pV : RT = VA0: 22,4 = V.CM = mC% : 100 MA = C%V.D: 100MA 
1. 1. Dựa vào một phương trình để tính
Ví dụ: Hoà tan 3,2g Fe2O3 trong dd HNO3 
 + Tình lượng muối tạo thành 
 + Tính lượng HNO3nguyên chất đã lấy để dùng nếu người ta lấy dư 2% so với lượng HNO3 cần phản ứng 
Bước 1: HNO3 
 Cho 3,2g Fe2O3 Muối 
 (dư 2% ) 
 Hỏi mM = ?, m HNO3 dùng = ?
Bước 2: Phân tích đề 
 Cho Fe2O3 tác dụng với dd HNO3 muối và nước 
Bước 3: Phương trình 
 6HNO3 + Fe2O3 ® 2Fe(NO3)3 + 3H2O 
Bước 4 và 5 
+ Bài toán dạng tính theo phương trình có sử dụng chất phản ứng dư 
+ Tính lượng muối và axit dùng 
Theo phương trình phản ứng:
 nFe(NO3)3 = nFe2O3 .2 = 3,2 : 160 .2 = 0,04 mol 
 ® m Fe(NO3)3 = 0,04 . 242 = 9,68 g 
Theo phương trình phản ứng 
 nHNO3 = 6n Fe2O3 = 6. 0,04 = 0,24 mol
 ® m HNO3 = 0,24.63 + 2: 100. 0,24.63 = 15,12 + 0,3024 =15,4224g 
1. 2. Dựa vào sơ đồ hợp thức để tính 
 Thường dùng với dạng bài có nhiều hiện tượng hoá học xảy ra nối tiếp nhau, sản phẩm của phản ứng này là chất phản ứng của phản ứng kia. Việc lập sư đồ hợp thức sẽ rút gọn phép tính vì chỉ cần dựa vào chất ban đầu, chất trung gian, chất cuối để suy luận và tính 
Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn một sợi đây Cu nặng 2,56 g trong không khí . để chất rắn thu được nguội tới nhiệt độ thường rồi cho hoà tan vào dung dịch HCl dư được dung dịch A.Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch NaOH thu được kết tủa B 
 a. Viết phương trình phản ứng sảy ra 
 b. Tính lượng B tạo thành 
 Bước 1: 
 + O2 t0 HCl dư NaOH 
 Cho 2,56g Cu C.rắn ddA B 
 Cháy hoàn toàn (nguội)
 Hỏi mB = ?
Bước 2: Khi đốt cháy Cu trong không khí ® sản phẩm là CuO (rắn) 
 - Cho CuO phản ứng với HCl dư (phản ứng hết CuO) ® dd A gồm CuCl2 và HCl dư 
 - Khi dung dịch A phản ứng với NaOH ® Cu(OH)2 ( kết tủa B) 
Bước 3 : 2Cu + O2 2CuO (1)
 CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O (2) 
 HCl + NaOH ® NaCl + H2O (3)
 CuCl2 + 2NaOH ® Cu(OH)2 + 2NaCl (4)
Bước 4: Bài toán dựa theo phương trình tính nhưng có 1 hệ thống các phản ứng xảy ra liên tiếp nhau® Giải theo phương pháp lập sơ đồ phản ứng . Theo phương trình phản ứng (1), (2), (4) ta có: 
 	1mol Cu ® 1mol CuO ® 1mol CuCl2 ® 1mol Cu(OH)2 
Hay : n Cu(OH)2 = nCu = 2,56 : 64 = 0,04 mol 
	® m Cu (OH)2 = 0,04 . 98 = 3,92 g
* Nếu không giải theo phương pháp lập sơ đồ phản ứng thì ta sẽ phải thực hiện 3 phép tính .
Tính: m CuO theo phương trình (1) 
 m CuCl2 theo phương trình (2)
 m Cu(OH)2 theo phương trình (4)
1. 3. Dựa vào phương trình để tính có xét đến hiện tượng một chất ít một chất nhiều (tỉ lệ phản ứng không bằng hệ số cân bằng)
Ví dụ: Cho một lượng dung dịch chứa 4,9 g H2SO4 phản ứng với dung dịch chứa 5g NaOH thu được dung dịch X. Tính lượng mỗi hợp chất chứa Na trong dung dịch X thu được 
 Bước 1: Cho 4,9 g H2SO4 + 5 g dd NaOH dd X
 Hỏi Lượng mỗi chất có Natri =?
Bước 2: H2SO4 là axit 2 lần axit khi phản ứng với NaOH có thể cho 2 loại muối tuỳ theo tỉ lệ các chất phản ứng. 
Bước 3: H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O 
 H2SO4 + NaOH ® NaHSO4 + H2O 
Bước 4: Bài toán cho 2 chất phản ứng đều có khối lượng 
Phản ứng sẽ phải xét đến tỉ lệ chất phản ứng đã cho 
Nếu: n NaOH / H2SO4 ≥ 2 xảy ra theo (1) và NaOH dư	 n NaOH / H2SO4 = 1 xảy ra theo (2), phản ứng vừ đủ	 1 < n NaOH /H2SO4 < 2 xảy ra theo cả (1) và (2) 
nH2SO4 = 4,9 : 98 = 0,05 mol Xảy ra theo (1) và dd NaOH dư 
nNaOH = 4 : 40 = 0,125 mol	 
 dung dịch sau phản ứng gồm Na2SO4 , NaOH dư trong nước 
- Tính lượng Na2SO4 theo H2SO4 ( ít hơn )
nNa2SO4 = nH2SO4 = 0,05 ® mNa2SO4 = 0,05 . 142 = 7,1 g
- Tính lượng NaOH dư :
 nNaOH dư = nNaOH - nNaOH pư = 0,125 - 2n H2SO4 = 0,025 mol 
 ® mNaOH dư = 0,025 . 40 = 1 g
1. 4. Dựa theo phương trình có sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng 
Ví dụ: Ngâm đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ làm khô, đinh sắt có khối lượng tăng 0,8 g 
 a. Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn 
 b. Vai trò của các chất trong phản ứng 
 c. Tính CM CuSO4 
Bước 1: d2 CuSO4 
 Cho đinh sắt đinh sắt tăng 0,8 g 
 200ml(pư hết)
 - Viết PTPƯ (phân tử, rút gọn)
 Hỏi - Xác định vai trò chất phản ứng 
 - CMCuSO4
Bước 2: Khi nhúng đinh sắt vào dung dịch CuSO4 ® do Fe hoạt động hơn Cu nên Fe đẩy Cu khỏi dung dịch tạo Cu kết tủa bám vào đinh sắt, bản thân Fe khi phản ứng tan ra tạo dung dịch muối Fe2+ 
Bước 3: Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu 
 Fe + Cu2+ ® Fe2+ + Cu
 Chất khử mạnh chất oxi hóa mạnh 
Bước 4: Bài toán nên sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải 
 Theo phương trình : ® nFe = nCu = nCuSO4 
Cứ 1 mol Fe (56g) tan ® có 1mol Cu (64g) kết tủa ® tăng 8 g 
® đinh sắt tăng 0,8g tức là có 0,8 : 8 = 0,1 mol Fe phản ứng 
® nCuSO4 = 0,1 CM CuSO4 = 0,1 : 0,2 = 0,5 mol / l
2. Bài toán hỗn hợp 
Đặc điểm của dạng bài tập này: có nhiều chất tham gia phản ứng, có thể giải theo phương pháp đại số hoặc theo phương pháp giá trị trung bình 
2. 1. Phương pháp đại số và phương pháp giá trị trung bình
- Viết đầy đủ phương trình có liên quan ( đúng, có cân bằng )
- Đặt ẩn, lập phương trình, hệ phương trình:
 + Có bao nhiêu giá trị cần tìm ® có bấy nhiêu ẩn 
 + Cho bao nhiêu quan hệ ® có bấy nhiêu phương trình 
 + Nếu là hỗn hợp khí ® Có thể chọn V làm ẩn 
- Giải và biện luận nếu cần 
 Nếu nhiều chất cùng phản ứng với một chất khác mà cho phương trình có dạng tương tự về sản phẩm , hệ số, hiệu suất Chuyển bài toán nhiều chất về một chất tương đương .
 Ví dụ: Hòa tan 26,8 g hỗn hợp CaCO3 , MgCO3 vào dung dịch HCl dư thu dược 6,72 l CO2 (ở đktc). Tính khối lượng và thành phần % theo khối lượng mỗi hợp chất trong hỗn hợp đầu 
 Giải: CaCO3 
Bước 1: Cho 26,8g HCl dư 6,72 l CO2 (dktc)
 MgCO3 
 Hỏi m CaCO3 = ? , m MgCO3 = ? , % CaCO3 = ? , % MgCO3 = ?
Bước 2: Là hỗn hợp 2 muối của 2 kim loại cùng nhóm IIA (Có hoá trị 2) phản ứng với HCl Cho sản phẩm có thành phần phân tử, tỉ lệ tương tự 
Bước 3:
 Cách1: Giải theo giá trị trung bình 
Gọi R là kí hiệu chung của 2 kim loại có công thức tương đương RCO3 khối lượng mol trung bình là 
PTPƯ tương đương : RCO3 + 2HCl ® RCl2 + H2O + CO2
® nRCO3 = nCO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3mol = 26,8: M ® M = 89,3
Gọi số mol CaCO3 là x thì số mol MgCO3 là ( 0,3 – x )
Ta có: 
 M1x + M2 (0,3- x) 100.x + 84.(0,3 - x)
 = = = 89,3 
 n 0,3 
® x = 0,1 ® nCaCO3 = 0,1 . n MgCO3 = 0,3 - 0,1 = 0,2 
® m CaCO3= 100 . 0,1 = 10g ® % CaCO3 = 10: 26,8 .100 = 37,31 %
 mMgCO3 = 84 .0,2 = 16,8 ® % MgCO3 = 16,8 : 26,8 . 100 = 62,69%
 Cách 2: Giải theo phương pháp đại số 
 CaCO3 + 2HCl = CaCl2 + H2O + CO2 (1) 
 MgCO3 + 2HCl = MgCl2 + H2O + CO2 (2)
Gọi số mol của CaCO3 , MgCO3 là a , b 
Ta có khối lượng 2 muối : 100 a + 84 b = 26,8 (3) 
 Số mol CO2 tạo ra là a + b = 6,72 : 22,4 = 0,3 (4) 
® ta có hệ phương trình:
 100 a + 84 b = 26,8 
 a + b = 0,3 
Giải hệ ta có : a= 0,1 ; b = 0,2 
® m CaCO3= 100 . 0,1 = 10g ® % CaCO3 = 10: 26,8 .100 = 37,31 %
 mMgCO3 = 84 .0,2 = 16,8 ® % MgCO3 = 16,8 : 26,8 . 100 = 62,69%
2.2. Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng
Nguyên tắc của phương pháp này khá đơn giản, dựa vào định luật bảo toàn khối lượng: “Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành trong phản ứng”. Cần lưu ý là: không tính khối lượng của phần không tham gia phản ứng cũng như phần chất có sẵn, ví dụ nước có sẵn trong dung dịch.
Khi cô cạn dung dịch thì khối lượng muối thu được bằng tổng khối lượng các cation kim loại và anion gốc axit.
 Ví dụ 1: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
Bước 1: Cho m gam hh X: Fe3O4, FeO, Fe2O3 11,2 l CO2 (đktc)
 Hỏi m = ? 
Bước 2: Khi cho luồng khí CO đi qua hh X (Fe3O4, FeO và Fe2O3) nung nóng Các phản ứng khử sắt oxit có thể có:
	3Fe2O3 + CO 2Fe3O4 + CO2	(1)
	 Fe3O4 + CO 3FeO + CO2	(2)
	 FeO + CO Fe + CO2	(3)
Như vậy chất rắn A có thể gồm 3 chất Fe, FeO, Fe3O4 hoặc ít hơn, điều đó không quan trọng, quan trọng là số mol CO phản ứng bao giờ cũng bằng số mol CO2 tạo thành.
Bước 3: Cách giải
	nB = 0,5 mol
Gọi x là số mol của CO2 ta có phương trình về khối lượng của B:
	44x + 28(0,5 - x) = 0,5 ´ 20,4 ´ 2 = 20,4
x = 0,4 mol và đó cũng chính là số mol CO tham gia phản ứng.
Theo ĐLBTKL ta có: 
	mX + mCO = mA + mCO2
 	m = 64 + 0,4 ´ 44 - 0,4 ´ 28 = 70,4 gam.
Ví dụ 2: Cho 20 g hỗn hợp khối lượng 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị I và II tác dụng với dung dịch HCl dư, được khí B, dung dịch A, cô cạn dung dịch A được 22,2 g muối khan. Tính thể tích khí B thu được ( ở đktc)
Bước 1: HCl dư
 Cho 20g (M2CO3, XCO3) d2 A+ khí B 
 Cô cạn ® 22,2g muối khan
 Hỏi V khí B = ?
Bước 2: Cả hai muối của 2 kim loại hoá trị I và II đều phản ứng với HCl dư đều cho muối clorua 
Bước 3: 
 M2CO3 + 2 HCl ® 2MCl + H2O + CO2
 XCO3 + 2HCl ® XCl2 + H2O + CO2
Bước 4: Sử đụng định luật bảo toàn 
 20 g + 2n . 36,5 = 22,2g + 18n + 44n 
 ® n = 0,2 ® VCO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)
Phần III. KẾT LUẬN
Sau khi đã hoàn chỉnh đề tài “ Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ ” tôi đã photo thành nhiều bản phát cho các giáo viên trong tổ và các học sinh (trong đó có học sinh khối 10, khối 11, khối 12) xin ý kiến nhận xét và tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến hay, sâu sắc để giúp tôi hoàn chỉnh đề tài này, có thể nói sau gần3 năm từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến nay đề này đã được sự tham gia góp ý của rất nhiều học sinh và giáo viên và tất cả đều thống nhất đây là một ý tưởng hay và cách trình bày như vậy là phù hợp với chương trình và trình độ học sinh có tác dụng rất tốt trong việc giúp học sinh nhận dạng và giải thành thạo bài toán hóa vô cơ.
	 Để có được sự đánh giá khách quan hơn tôi đã chọn ra 2 lớp 12 ( 12A3, 12C5 ) để thực nghiệm và một lớp để làm đối chứng ( lớp 12C1 ). Lớp đối chứng vẫn được tiến hành ôn tập bình thường, lớp thực nghiệm được phát các bản photo phần “Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải một số bài tập hóa vô cơ ” để ôn tập. Sau đó cả hai lớp được làm một bài kiểm tra trong thời gian 45 phút, hình thức kiểm tra là trắc nghiệm khách quan phối hợp với tự luận, nội dung bài kiểm tra có đầy đủ các dạng bài tập. Sau đây là kết quả thu được:	
 Lớp
Tổng số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A2
46
7
15,2
16
34,8
14
34,4
11
23,9
0
0,0
37
80,4
12C5
42
1
2,4
8
19,0
17
40,5
14
33,3
3
7,1
26
61,9
12C1
47
0
0,0
5
10,6
17
36,2
19
40,4
5
10,6
22
46,8
 Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của học sinh các lớp thực nghiệm cao hơn học sinh ở lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các điểm chính :
+ Tỷ lệ % học sinh yếu kém của lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là thấp hơn so với lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt trung bình đến khá, giỏi của các lớp thực nghiệm trong đa số trường hợp là cao hơn so với với lớp đối chứng.
Như vậy có thể khẳng định rằng kinh nghiệm trên có tác dụng tới việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là kết quả bước đầu còn khiêm tốn và hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến thêm của các quý thầy cô, xin chân thành cảm ơn./
PHỤ LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ......
01
I. Lí do chọn đề tài..
01
II. Mục đích nghiên cứu..
01
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
01
IV. Đối tượng nghiên cứu
02
V. Phương pháp nghiên cứu
02
VI. Thời gian nghiên cứu
02
VII. Kết quả thu được trước khi triển khai đề tài
02
Phần II. NỘI DUNG.....
03
I. Một số yêu cầu cơ bản khi giải baì tập
02
II. Một số dạng bài tập cơ bản thường gặp ở lớp 12..
03
III. Một số phương pháp, định luật thường được sử dụng để giải toán 
03
IV. Các bước cơ bản để giải bài tập hóa học .....................
03
V. Một số dạng bài tập minh họa
03
1. Bài tập dựa vào phương trình để tính 
03
1.1. Dựa vào một phương trình để tính..
04
4.1. Dựa vào sơ đồ hợp thức để tính..
05
1.3. Dựa vào pt để tính có xét đến hiện tượng một chất ít, một chất nhiều
06
1.4. Dựa vào phương trình có sử dụng phương pháp tăng, giảm khối lượng
06
2. Bài toán hỗn hợp.....
07
2.1. Phương pháp đại số và phương pháp giá trị trung bình ..
07
2.2. Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng 
08
Phần III. KẾT LUẬN.......
10
PHỤ LỤC...........................
11

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong dan hoc sinh nhan dang va giai mot so baitoan hoa vo co.doc