Đề tài: Hình tượng đất nước qua ba bài thơ: Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

Đề tài: Hình tượng đất nước qua ba bài thơ: Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 12

Đề tài: HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC QUA BA BÀI THƠ:

-BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG – HOÀNG CẦM,

-ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN ĐÌNH THI,

- CHƯƠNG- ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM.

Gợi ý giải quyết vấn đề:

A/ NÉT GIỐNG NHAU Ở CẢM HỨNG ,CẢM NHẬN VỀ ĐẤT NƯỚC TRONG BA TÁC PHẨM:

 1>Cảm hứng để phác hoạ, khái quát về đất nước đều gắn với thi liệu từ thực tế , gắn với trải nghiệm , là huyết mạch, tâm khảm của mỗi nhà thơ- những nhà thơ cách mạng .

 Ba tác giả tâm sự về các sáng tác của mình:

 a/ Hoàng Cầm và BKSĐ:

 Khi nghe tin quê hương rơi vào tay giặc : “Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt, xót xa dường ấy Những màu sắc ,âm thanh dệt nên quê hương, giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt và trong “ máu loang chiều mùa đông. Phải cố gắng lắm tôi mới đuổi theo được những câu thơ ,ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút”.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 6029Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài: Hình tượng đất nước qua ba bài thơ: Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Đất nước- Nguyễn Đình Thi, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 12
Đề tài: HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC QUA BA BÀI THƠ:
-BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG – HOÀNG CẦM,
-ĐẤT NƯỚC- NGUYỄN ĐÌNH THI,
- CHƯƠNG- ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM.
Gợi ý giải quyết vấn đề:
A/ NÉT GIỐNG NHAU Ở CẢM HỨNG ,CẢM NHẬN VỀ ĐẤT NƯỚC TRONG BA TÁC PHẨM:
	1>Cảm hứng để phác hoạ, khái quátï về đất nước đều gắn với thi liệu từ thực tế , gắn với trải nghiệm , là huyết mạch, tâm khảm của mỗi nhà thơ- những nhà thơ cách mạng .
	Ba tác giả tâm sự về các sáng tác của mình:
	a/ Hoàng Cầm và BKSĐ:
	Khi nghe tin quê hương rơi vào tay giặc : “Chưa bao giờ tôi thấy quê hương lại cụ thể, máu thịt, xót xa dường ấyNhững màu sắc ,âm thanh dệt nên quê hương, giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt và trong “ máu loang chiều mùa đông. Phải cố gắng lắm tôi mới đuổi theo được những câu thơ ,ý thơ dồn dập, trào lên ngọn bút”.
	( Dẫn theo :Những sáng tác thời kháng chiến của tôi-Lưu Khánh Thơ ghi)
	b/ Nguyễn Đình Thi –và Đất nước :
	Nhữõng hình ảnh trong bài thơ: dòng sông đỏ nặng phù sa, bầu trời, đồng ruộng theo NĐT được viết ra trên cơ sở những chất liệu thực tế. ..Hình ảnh của quê hương kháng chiến đã õ tạo nên cho người viết những cảm hứng trong sáng, mạnh mẽ.
	c/NKĐ và chương Đất nước:
	“Tôi viết về những điều giản dị của chính tôi;về tuổi trẻ và các bạn bè đang đấu tranh ở thành phố”
	( Nhà thơ NKĐ với bài thơ Đất nước- Nguyễn Quyến ghi )
	Nét giống nhau này vừa là phẩm chất của nền văn học cách mạng vừa là vấn đề lý luận sâu sắc: “V ăn nghệ phụng sự kháng chiến ,nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”
	(Nguyễn Đình Thi, Nhận đường- dt sgk Ngữ văn 12 t1 trang 10)
	2/ Các nhà thơ đều rung độïng trước thiên nhiên tươi đẹp của đất nước .Thiên nhiên được làm phông , làm nền thể hiện những vấn đề lớn , tư tưởng lớn về đất nước.
	- BKSĐ :hình ảnh con sông Đuống hiền hoà ,duyên dáng cùng sắc xanh của nương ngô , bãi mía, triền dâu là biểu tượng cho sự đầm ấm trù phú, thanh bình của quê hương khi chưa ù bị giặc tàn phá.
	-Đất nước –NĐT: Cảm hứng về đất nước gắn với cảm hứng về mùa thu. Mùa thu Hà Nội buồn buồn đầy phong vị, đậm hồn dân tộc;mùa thu cách mạng với lịch sử lớn lao .đâùt trời đổi mới.Sự thay đổi trong hình ảnh mùa thu vận động theo sự đổi mới của kháng chiến , của đấùt nước hướng đến niềm vui được làm chủ đất nước, là biểu tượng cho tự do.
	- Đất nước –NKĐ: Dáng hình ,địa danh của đất nước được sử dụng để thể hiện tư tưởng : đất nước này là đất nước của nhân dân.
	3/ Các nhà thơ đều nhắc đến quê hương, đất nước trong bề sâu lịch sử văn hoá,
Đất nước không chỉ có trong những cái hữu hình: dòng sông,bầu trời, núi rừng, cánh đồng,hạt gạo ,hạt muối,cái kèo, cái cột mà còn có trong cái vô hình : truyền thống văn hoá, truyền thống kiên cường ,bất khuất ngàn đời của dân tộc.
*-BKSĐ :Có một trường liên tưởng văn hoá từ vùng quê Kinh Bắc đến hồn Việt. Sắc màu dân tộc là sự thanh bình yên ả của vùng quê ;hồn vía, tinh hoa dân tộc hiện lên qua những nghề
	-1 - 
truyền thống, những hội hè đình đám cổ truyền , những danh lam thắng cảnh nổi tiếng sắc điệu dân tộc còn hiện lên ngay cả trong nét mặt , sắc cười dịu dàng thanh quí của các cô gái, trong hình ảnh những người mẹ già tần tảo thân cò 
	* Đất nước –NĐT đã đưa ra định nghĩa về ĐN:
	Nước chúng ta
Nước của những ngưỡi chưa bao giờ khuất
 	Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất 
	Những buổi ngày xưa vọng nói về.
	Từ sự cảm nhận bằng linh giác lời của sông núi, lời của cha ông gửi cho đời sau, tác giả khái quát thành truyền thống bất khuất , kiên cường của dân tộc 
*Đất nước- NKĐ: .Đất nước hiện lên trong chiều sâu tâm linh được truyền nối, xuyên suốt qua nhiều thế hệ, phần tâm linh đó đã kết nối tất cả nhân dân về trong cội nguồn , trong sự thiêng liêng thành kính về một ngày giỗ Tổ:
	Thời gian đằng đẵng
	Không gian mêng mông
	Những ai đã khuất 
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng đâu ăn đâu làm đâu 
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗTổ.
	4/ Cảm hứng ĐN mang tính chính trị –xã hội rõ nét.
	Hình ảnh quê hương , đất nước không chỉ mang sắc thái muôn đời mà còn là hình ảnh vận động, biến đổi theo từng bước phát triển của Cách mạng , của kháng chiến: 
	*BKSĐ có hình ảnh quê hương trong thanh bình yên ả bỗng chốc trở nên điêu tàn, tan tác bởi lũ giặc hung tàn:
	Bên kia sông Đuống 
	Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
	 Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
	Giăc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
	Ruộng ta khô nhà ta cháy
	*Đất nước –NĐT :Hình tượng Đất nước được miêu tả trong sự vận động của cuộc kháng chiến chống Pháp , gắn với niềm vui được làm chủ đất nước và sự hình thành chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, gắn với hình ảnh đất nước từ trong đau thương đã bật dậy quật khởi hào hùng ,sáng ngời chiến thắng:
àĐất nước đau thương:(những cánh đồng quê chảy máu)
àTích tụ căm hờn: T ừ gốc lúa bờ tre hồn hậu 
	 Đã bật lên những tiếng căm hờn.
àChuyển hoá kỳ diệu: Ôm đất nước những người áo vải
	 Đã đứng lên thành những anh hùng.
àĐất nước quật khởi: Súng nổ rung trời giận dữ 
	Người lên như nước vỡ bờ
	Nước Việt Nam từ máu lửa
	Rũ bùn đứng dậy sáng loà
	-2-
B/ NÉT RIÊNG CỦA TỪNG TÁC PHẨM:
1/ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là một trong những bài thơ đầu tiên về đề tài đất nước trong thời kì kháng chiến.Ở BKSĐ , cảm nhận về đất nước chủ yếu được thể hiện trên phương diện đau thương. Tình yêu nước của Hoàng Cầm gắn với một miền quê cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể(khi quê hương bị giặc chiếm đóng,tàn phá ).
-Hình ảnh Đát nước trong bài thơ hiện về qua những giá trị văn hoá cổ truyền BKSĐ là sự nhói đau vì đất nước, quê hương bị giày xéo, vì những giá trị cổ truyền bị tàn phá
-BKSĐ là sự chép tội ác bọn giặc- bầy quỷ dữ khát máu một cách cụ thể và đầy phẫn uất .
-BKSĐ xây dựng được những hình ảnh chân thật , xúc động chạm đúng vào tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.(hình ảnh của những con vật trong tranh, hình ảnh mẹ già ,em thơ).
2/ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
-Đất nước trước hết cũng được gắn với một địa danh cụ thể ,đó là thủ đô Hà Nội. .Hương vị đất nước trong bài thơ gắn với những nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội(gió heo may, hương cốm).
-Hai bình diện chính ,hai hệ thống hình ảnh chính mà Nguyễn Đình Thi lấy làm điểm tựa để hình dung về một đất nứơc toàn vẹn là hình ảnh Đất và Trời .(Đất nước đổi đời: Gió thổi rừng tre phất phới – Trời thu thay áo mới; Đất nước giành chủ quyền : Trời xanh đây là của chúng ta.-Núi rừng đây là của chúng ta ;Đất nước đau thương: Ôi những cánh đồng quê chảy máu-Dây thép gai đâm nát trời chiều;Đất nước quật khởi cũng được nhìn nhận từ hai phía: bầi trời và mặt đất: Súng nổ rung trời giận dữ- Người lên như nước vỡ bờ.
(Theo Chu Văn Sơn .Thơ, điệu hồn và cấu trúc, dẫn theo sgk NVăn 12 T1 NXB GD 2008 tr 135)
Hình ảnh đất nước có tính khái quát, mang đậm màu sắc sử thi ,là sự đồng nhất giữa cảm hứng thời đại và cảm hứng lịch sử .
3/Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
-Đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt dường khát vọng )của NKĐ là một sự cảm nhận sâu sắc và tàon diện về đất nước.Đất nước được cảm nhận là đất nước của ca dao, cổ tích , của huyền thoại của niềm tự hào về chiều dài lịch sử, chiều rộng của địa lý, chiều sâu của phong tục tập quán 
-Cảm nhận và suy tư về đất nước được trình bày dưới hình thức tâm tình của đôi lứa yêu nhau.Sự hình dung về đất nước dựa vào hai hình ảnh Đất và Nước.Sự vỡ tách và nhập ghép hai hình ảnh này đượm phong vị triết học :Đất- anh :khí chất vững vành kiên định. Nước –em:dịu dàng ,nữ tính. Đất nước ở bên ta . quanh ta trong những điều rất đỗi bình dị(câu chuyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn . búi tóc của mẹ),đất nước trong ta , là máu xương của ta, Đất nước lớn lên cùng tình yêu đôi lứa và sự nổ lực gắn bó san sẻ của mỗi nguời
	-Chân lý mà nhà thơ muốn khẳng định :một quan điểm lịch sử sâu sắc: Đất nước này là Đất nước của Nhân dân, được biểu đạt bằng giọng thơ trừ tình chính trị , suy tư sâu lắng ,thiết tha. Viết về 4000 năm lịch sử , tác giả không nhắc đến các vương triều mà nhắc đến 4000 lớp người giống ta lứa tuổi để nhấn mạnh công đức những người bình dị vô danh. Gía trị vật chatá, tinh thần-bó đuốc truyền thống được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác,thế hệ này sang thế hệ khác được định nghĩa một cách cụ thể, bất ngờ qua các hình ảnh:hạt lúa, ngọn lửa, tên xã, tên lànggiọng nói bản thân
.-->Đánh thức được ý thức trách nhiệm của thể hệ trẻ đối với đất nước một cách thuyết phục vàtha thiết .
	TTT
	-3-

Tài liệu đính kèm:

  • dochinh tuong Dat nuoc.doc