Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy” trong giảng dạy Sinh học lớp 9

Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy” trong giảng dạy Sinh học lớp 9

 - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là "Đào tạo học sinh thành người lao động năng động sáng tạo thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. Mục tiêu của dạy sinh học không chỉ hướng tới hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản về sinh học mà phải hình thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo hình phát triển năng lực tự học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tập giải quyết những vấn đề thực tế liên quan tới sinh học một cách sáng tạo chuẩn bị cho khả năng thích ứng với đời sống xã hội.

 - Nghị quyết trung ương II đã nhấn mạnh "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo năng lực tự đào tạo của người học". Coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay ." Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự trở thành yêu cầu cần thiết nhằn thực hiện mục tiêu đào tạo mới.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1377Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy” trong giảng dạy Sinh học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng “tích cực hoá hoạt động
của học sinh dưới sự chỉ dẫn của thầy” Trong giảng dạy sinh học lớp 9
A/ Đặt vấn đề 
 I / Lý do chọn đề tài 
 1. Cơ sở lý luận :
 - Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là "Đào tạo học sinh thành người lao động năng động sáng tạo thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. Mục tiêu của dạy sinh học không chỉ hướng tới hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản về sinh học mà phải hình thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo hình phát triển năng lực tự học, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tập giải quyết những vấn đề thực tế liên quan tới sinh học một cách sáng tạo chuẩn bị cho khả năng thích ứng với đời sống xã hội. 
 - Nghị quyết trung ương II đã nhấn mạnh "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo năng lực tự đào tạo của người học". Coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay ." Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự trở thành yêu cầu cần thiết nhằn thực hiện mục tiêu đào tạo mới.
2/ Cơ sở thực tiễn
 - Đối tượng nghiên cứu của sinh học lớp 9 là nghiên cứu về di truyền và biến dị, sinh vật về môi trường. Đây là các kiến thức mới đối với học sinh nhất là phần di truyền và biến dị.
 - ở các lớp dưới học sinh được nghiên cứu về những sinh vật cụ thể : Thực vật, động vật, con người với đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý. Nguồn kiến thức chủ yếu được phát hiện từ phương tiện trực quan, thực hành, thí nghiệm và kiến thức thực tế cuộc sống.
 -Sang lớp 9: Nội dung kiến thức là biến dị, di truyền, các qui luật của các quá trình sống trong cơ thể sinh vật. Đây là kiến thức khó, nội dung đi sâu vào bản chất của các hiện tượng nên rất trừu tượng . Ngoài việc sử dụng các phương tiện trực quan để khai thác kiến thức học sinh còn phải trải qua quá 
Sách Giáo Khoa mới có nhiều điểm khác so với sách cũ, các kiến thức đi sâu vào bản chất của các hiện tượng nên rất trừu tượng. Ngoài việc sử dụng các phương tiện trực quan để khai thác kiến thức học sinh còn phải trải qua quá trình tính lập luận, tư duy tích cực mới có thể phát hiện và hiểu kiến thức. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc học tập của học sinh và giảng dạy giáo viên. Trong quá trình giảng dạy các giáo viên đã rất cố gắng cải tiến phương pháp tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học nhưng hiệu quả sử dụng phương tiện chưa cao. Hoạt động học tập của học sinh chưa thành thạo nhất là kỹ năng tư duy trìu tượng, lập luận chứng minh cho các quy luật, khả năng tư duy so sánh tổng hợp của một số học sinh còn yếu.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu đề tài:
 - Từ nhận thức và thực trạng trên giảng dạy sinh học 9 tôi đã nghiên cứu lựa chọn phương pháp thích hợp trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh giúp các em quen với phương pháp học tập bộ môn.
 + Thiết kế và cải tiến đồ dùng giảng dạy cho phù hợp với phương pháp với phương pháp giảng dậy của mình.
 + Rèn kỹ năng tự nghiên cứu khai thác tìm tòi kiến thức từ các phương tiện trực quan tranh vẽ, mô hình, bảng biểu... qua đó phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, lòng say mê học tập bộ môn.
 - Trong đề tài này tôi trình bày việc đổi mới phương pháp dạy học trong một số bài thuộc kiến thức: Biến dị và di truyền trong chương trình sinh học lớp 9.
B- Giải quyết vấn đề.
1.Triển khai thực hiện chương trình SGK mới.
Trước khi dạy mỗi bài chúng rôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài trao đổi và thống nhất trong nhóm để:
- Xác định mục tiêu bài dạy
- Lựa chọn phương pháp giảng dạy.
- Chọn phương tiện trực quan phù hợp với điều kiện nhà trường và có giá trị sư phạm cao.
- Thiết kế đồ dùng mới và có thể cải tiến đồ dùng hiện có cho phù hợp với thiết kế hoạt động học tập của học sinh để chúng thực sự là nguồn khai thác kiến thực cho học sinh trở thành phương tiện sử dụng linh hoạt và hiệu quả nhất gây hứng thú học tập cho các em.
Chương I: các định luật của Men Đen.
Đây là một chương khó có 7 tiết học với nhiều kiến thức.
- Các kiến thức không phải chỉ dừng ở thí nghiệm, hiện tượng kết quả Thí nghiệm mà đi sâu vào giải thích bản chất, tính quy luật của hiện tượng để sau khi học xong quy luật di truyền của Men Đen có thể dùng quy luật làm nền móng để giải thích cũng như so sánh với các quy luật di truyền khác
Bài 2: Lai một cặp tính trạng.
 Sau khi đã tìm hiểu về bộ môn những thuật ngữ và ký hiệu cơ bản về di truyền học Tiết 2 bài lai cặp tính trạng là bài đầu tiên tìm hiểu thí nghiệm của Men Đen có nhiều khái niệm mới học sinh lần đầu gặp: Kiểu hình, kiểu gen, tính trội, tính lặn. Đồng hợp, dị hợp, hợp tử, cách xác định giao tử, thế hệ mới của phép lai. 
 Yêu cầu của bài không phải chỉ cho học sinh nắm được kiến thức mà phải tập cho học sinh cách học loại bài về các phép lai tiếp theo.
I. Thí nghiệm của Men Đen:
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ hình 2.1 Nghiên cứu thông tin phần I từ dòng 1 đến dòng 11. Thảo luận nhóm:
+ Trình bày Thí Nghiệm của Men Đen.
+ Giải thích tại sao phải cắt nhị của cây chọn làm mẹ từ khi chưa chín (Ngăn tự thụ phấn).
- Sau khi học sinh nắm được cách tiến hành thí nghiệm của Men Đen tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tiếp kết quả thí nghiệm trong bảng 2 và thông tin hết phần I. Để học sinh biết phân tích kết quả thí nghiệm giáo viên hướng dẫn trong bảng có:
+ Kiểu hình thế hệ P
+ Kiểu hình thế hệ F1
+ Tỷ kệ kiểu hình ở F2
Các em tìm hiểu thông tin để biết kiểu hình là gì?
- Tính tỉ lệ kiểu hình F2 có thể tính gần đúng
- Quan sát tiếp hình vẽ H 2.2 rồi Thảo luận nhóm làm bài tập điều từ phần SGK
Đại diện 1 nhóm trả lời nhóm khác bổ sung và hoàn thành bài tập và ghi kết luận:
Khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân tích theo tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- Giáo viên nêu vấn đề: Nếu thay đổi vị trí P cây hoa thuần chủng làm mẹ, cây hoa đỏ thuần chủng làm bố thì F1 và F2 như thế nào? Để khắc sâu kiến thức: Bố mẹ có vai trò di truyền như nhau trong các phép lai.
 Sau cung cấp thêm trước khi làm thí nghiệm trên Men Đen đã phải tạo ra giống thuần chủng (tức là giống có tính di truyền ổn định thế hệ sau giống thế hệ trước). Bằng cách cho các giống tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Ông đã làm thí nghiệm trên nhiều cặp tính trạng tương phản đều thu được kết quả tương tự như trên. Qua đó học sinh thấy được công lao của Men Đen.
Phần II: Men Đen giải thích thí nghiệm.
Men Đen đã giải thích thí nghiệm như thế nào?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát hình vẽ sơ đồ giải thích kết quả thí nghiệm tìm hiểu về cách giải thích thí nghiệm của Men Đen.
- Sơ đồ giải thích kết quả của Men Đen hoàn toàn mới và khó với học sinh. Giáo viên không thể đơn giản yêu cầu giao phó công việc khai thác kiến thức trong thông tin và sơ đồ làm như vậy không hợp với lôgíc nhận thức của học sinh nhiều thuật ngữ và kiến thức mới học sinh tự đọc chưa hiểu được nên giáo viên phải giới thiệu nội dung sơ đồ P' giao tử sự tạo thành hợp tử của các thế hệ F1, F2... Gợi ý nhân tố di truyền tồn tại từng cặp.
 Tính trạng hoa đỏ trội được quy định bởi cặp nhân tố di truyền AA
 Tính trạng hoa trắng lặn được quy định bởi cặp nhân tố di truyền aa
 Giao tử đực thụ tinh với giao tử cái tạo thành hợp tử.
Sau khi học sinh nghiên cứu thảo luận nhóm nắm được cách giải thích thí nghiệm của Men Đen. Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lại sơ đồ giải thích lại kết quả thí nghiệm.
 Giáo viên chuẩn bị sẵn các tấm bìa nhỏ ghi sẵn các thông tin hoàn thành sơ đồ đã quan sát trên bản phụ các thông tin sau:
P (hoa đỏ thuần chủng) X (hoa trắng thuần chủng)
 G AA aa
F1
F2
Có thể cho đại diện hai nhóm lên bảng làm
- Nhóm khác nhận xét bổ xung qua sơ đồ học sinh biết các xác định giao tử, hợp tử và kiểu hình của thế hệ lai.
Dựa vào sơ đồ học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:
- Vì sao Men Đen cho rằng ở cơ thể F1 các tính trạng hoa đỏ và hoa trắng không chộn lẫn với nhau?
- Tỷ lệ các loại giao tử F1 và các loại giao tử F2.
- Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ 1 hoa trắng?
Đáp án:
Tính trạng hoa trắng tuy không biểu hiện ở F1 nhưng không bị hoà lẫn được biểu hiện ở F2 tỷ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1A : 1a
 Hợp tử F2 là : 1AA : 2Aa :1aa
3 đỏ một trắng vì thể dị hợp Aa biểu hiện kiểu hình trội giống thể đồng hợp tự AA từ đó học sinh rút ra kết luận.
Men Đen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân ly của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp các nhân tố di truyền trong thụ tinh.
Phát hiện ra quy luật phân ly với nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuẩn chủng P
Bài 9: Nguyên Phân.
ở lớp 6 học sinh đã biết tế bào có khả năng lớn lên và phân chia tạo ra tế bào mới nhiều lần phân chia số lượng tế bào tăng lên giúp cơ thể lớn lên. ở lớp 9 học sinh nghiên cứu sâu cơ chế sự phân chia tế bào: Diễn biến từng thời kỳ và hoạt động của từng thành phần của tế bào trong quá trình phân chia đặc biệt là nhiễm sắc thể.
Đây là kiến thức khó với nhiều khái niệm mới với diễn biến phức tạp của nhiều thành phần trong tế bào. Nếu ngoài việc nghiên cứu thông tin, tồn tại kiến thức từ phương tiện trực quan phải có sự gợi ý hướng dẫn quan sát nghiên cứu tìm tòi của giáo viên cũng như phân bố thời gian các phần hợp lí để có thể thực hiện hết bài dạy.
I. Biến đổi hình thức NST trong chu kỳ tế bào
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin 6 dòng đầu phần I và quan sát tranh vẽ H9.1.
- Để học sinh quan sát có hiệu quả giáo viên giới thiệu: Sơ đồ minh hoạ thời gian và các thời kỳ của một chu kỳ tế bào (Từ lúc tế bào sinh ra đến lúc xuất hiện thế hệ tế bào sau)
Độ dài trong đường tròn thể hiện thời gian của phân bào nguyên phân.
- Trả lời câu hỏi: Một chu kỳ tế bào chia làm mấy thời kỳ nào chiếm nhiều thời gian nhất.
1 học sinh trả lời học sinh khác bổ xung 
 Giáo viên hoàn thiện kiến thức trên hình vẽ 
một chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và nguyên phân nguyên phân gồm kỳ đầu kỳ giữa sau và kỳ cuối.
kỳ trung gian là thời kỳ của tế bào tế bào lớn lên có khả năng phân chia ra thế hệ tế bào mới 
Giáo viên tiếp tục cho học sinh nghiên cứu thông tin hết phần I và hình 9.2 và giợi ý quan sát.
Hình thái nhiễm sắc thể được biến đổi qua các chu kỳ của tế bào: nhiễm sắc thể duỗi ra và xoắn lại co ngắn chuyển từ dạng nhiễm sắc thể đơn sang dạng nhiễm sắc thể kép và ngược lại 
lưu ý .. duỗi thàng sợi mảnh và dài kỳ nào nên duỗi xoắn : co ngắn lại và to ra kỳ nào nhiễm sắc thể đóng xoắn
thảo luận nhóm dùng các từ : Nhiều nhất ,cực đại ít nhiều điền vào ô trống trong bảng 9.1 
Đại diện 1 nhóm học sinh lên bảng điền kết quả của nhóm vào bảng phụ của giáo viên trên bảng 
nhóm khác nhận xét và bổ xung 
Giáo viên nhận xét phân tích kết quả của các nhóm đưa ra đáp án 
Hình thái NST
Kỳ trung gian 
Kỳ đầu 
Kỳ giữa 
Kỳ sau 
Kỳ cuối 
Mức độ duỗi xoắn 
Nhi ... ể sử dụng mô hình động hoặc băng hình là tốt nhất có thể quan sát lần lượt diễn biến của nhiễm sắc thể thoi phân bào trung tử ,màng nhân trong các thời kỳ của nguyên phân từ đó các em dễ hiểu và dễ nhớ và hứng thú học tập hơn .
Nếu dùng tranh vẽ giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm nghiên cứu thông tin quan sát tranh vẽ trong bảng 9.2 phóng to điền nội dung thích hợp vào bảng 9 .2 sách giáo khoa .
Gợi ý 
- Quan sát hình vẽ và đối chiếu với thông tin phần 2 của sách giáo khoa về diễn biến của nhiễm sắc thể ,thoi phân bào màng nhân và trung tử để điền vào nội dung của ô trống ở các kỳ cho phù hợp ở mỗi kỳ cần lưu ý :
+Nhiễm sắc thể ở dạng đơn hay dạng kép 
+Xoắn hay duỗi 
+Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào 
+Vị trí của nhiễm sắc thể trên thoi phân bào 
Sau khi học sinh các nhóm thảo luận và làm xong bảng 9.2 giáo viên kiểm tra bằng cách :
Cho học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả nhóm mình các nhóm khác theo dõi đối chiếu với với kết quả của nhóm mình nhận xét và bổ xung giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng kẻ bảng 9.2 sách giáo khoa 
Đáp án 
Các kỳ 
Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể 
Kỳ đầu 
-Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn 
-Nhiễm sắc thể kép đính vào thoi phân bào ở tâm động 
Kỳ giữa 
-Nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại 
-Xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào 
Kỳ sau 
Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân ly về hai cực của tế bào 
Kỳ cuối 
Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn ở dạng sợi mảnh 
 Giáo viên khắc sâu cho học sinh biến đổi hình dạng : Duỗi xoắn bằng đóng xoắn theo chu kỳ 
Sau khi nhân đôi ở trạng thái kép :Kỳ đầu ,giữa ở trạng thái đơn kỳ sau và kỳ cuối và bước vào kỳ trung gian khi chưa nhân đôi .
?Số lượng nhiễm sắc thể trong hai tế bào con và trong tế bào mẹ trước khi nhân đôi 
?Vì sao người ta gọi quá trình phân bào này là nguyên phân 
?Số nhiễm sắc thể trong tất cả các tế bào dinh dưỡng của cơ thể có bằng nhau không 
Giáo viên yêu cầu học sinh tính số tế bào con tạo thành sau hai ba lần nguyên phân liên tiếp từ một tế bào mẹ từ đó rút ra công thức tính số tế bào tạo thành sau nguyên phân .
Bài 16 ADNvà bản chất của gen 
Sau khi học xong đặc điểm cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của A DNgiáo viên có thể kiểm tra 
-Trình bày cấu trúc không gian của ADN
-Nguyên tăc bổ xung thể hiện trong cấu trúc của ADN như thế nào ? Hệ quả của nguyên tắc bổ xung .
I ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào ?
-Nội dung kiến thức phần này là quá trình tự nhân đôi của ADN
-Những nguyên tắc của sự tự nhân đôi 
Để nắm được diễn biến quá trình tự nhân đôi giáo vên nên dùng mô hình động để học sinh có thể trình bày được từng bước của quá trình tự nhân đôi dễ dàng trên và tạo hứng thú học tập cho các em 
Tự do trong môi trường nội bàođể hình thành mạch đơn mới theo chiều ngược nhau 
Cần cho học sinh nghiêm cứu thông tin sách giáo khoa 13 dòng đầu phần trả lời :
Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra ở đâu vào kỳ nào của quá trình phân bào 
Trình bày quá trình tự nhân đôi của ADN trên mô hình giợi ý và quan sát diễn biến sự nhân đôi theo chiều mũi tên 
-Sau khi học sinh nghiên cứu sách giáo khoa xong giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
-ở câu hỏi 1 học sinh trả lời dễ dàng 
-Câu hỏi 2giáo viên chuẩn bị 1 đoạn ngắn ADN mẹ có hai mạch đơn đã duỗi đặt sẵn trên bảng từ và ở ngoài có hai mạch đơn khác giống hai mạch đơn cũ của ADN mẹ và các Nu tự do trong nội bào gắn sẵn vào bảng từ .
Giáo viên nêu yêu cầu học sinh dùng các nguyên liệu có sẵn để minh hoạ diễn biến quá trình tự nhân đôi của ADN
Yêu cầu học sinh trình bày rõ từng bước 
-ADN tháo xoắn duỗi thẳng 
-Hai mạch đơn của ADN tách dần nhau ra 
-Sự liên kết từng Nu của 2 mạch đơn ADN Nu với Nu
-Hai ADN con tạo thành sau nhân đôi
Khi trình bày sự tạo thành 2 mạch đơn mới của ADN học sinh có thể không để ý sự tạo thành hai mạch đơn mới trên 2 mạch của ADN ngược chiều nhau .giáo viên yêu cầu nhóm khác bổ xung và hoàn thiện .
Lưu ý : Quá trình nhân đôi của AND có sự tham gia của 1 số enzim có tác dụng tháo xoắn ,tách mạch giữ cho hai mach đơn ở trạng thái duỗi và liên kết các Nu với nhau .
Tiếp theo yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi phần lệnh bằng phiếu học tập .
Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN
+Trong quá trình tự nhân đôi các loại Nuclêôtít nào liên kết với nhau tạo thành từng cặp 
+Sự hình thành mạch mới ở 2 ADNcon diễn ra như thế nào 
+Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADNcon và mẹ 
-Đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận trả lời 4 câu hỏi trên 
-Nhóm khác bổ xung và giáo viên nhận xét đưa ra đáp án để các nhóm đối chiếu 
1.Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên 2 mạch của ADN
2.Trong quá trình tự nhân đôiA liên kết với T và ngược lại G liên kết với X và ngược lại 
3.Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con dần dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN bố mẹ và ngược chiều nhau 
4.Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ và 1 mạch mới được tổng hợp từ nguyên liệu môi trường nội bào 
Giáo viên hỏi :
ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ? Học sinh hiểu rõ 2 nguyên tắc và rút ra kết luận :
-Quá trình tự nhân đôi của ADN Diễn ra theo nguyên tắc bổ xung và nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn )nhờ đó 2 ADN con được tạo thành giống nhau giống ADN mẹ 
Giáo viên mở rộng : Sau khi tạo thành 2 ADN con hình thành chất nền Prôtê in tạo thành 2 Grô ma tít xoắn lại ở kỳ đầu sau này được phân chia vào hai tế bào con 
để chuyển sang phần 2 giáo viên nêu vấn đề :
Trong các thí nghiệm của Men đen ta đã biết gen qui định tính trạng vậy bản chất của gen là gì ? gen và ADN quan hệ với nhau như thế nào ?
Bản chất của gen 
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong 3 dòng đầu phần II.Quan sát tranh vẽ cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể .
Trên hình vẽ nhiễm sắc thể có hai phần là ADNvà Prô tê in Trên ADN chia thành từng đoạn nhỏ (gen )Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập 
-Khái niện gen ? Căn cứ vào phân loại gen ? chức năng gen cấu trúc 
-Bản chất hoá học của gen 
Đại diện một nhóm học sinh trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình nhóm khác bổ xung .
Giáo viên nhân xét và đưa ra đáp án đúng và yêu cầu 1 học sinh nhắc lại :
Kết luận :
- Gen là một đoạn của ADN có chức năng di truyền xác định 
- Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc một loại Prô tê in 
- Bản chất của gen là ADN 
Giáo viên có thể mở rộng : dựa vào chức năng người ta phân thành nhiều loại gen :
Gen cấu trúc 
Gen điều hoà 
Gen khởi động 
Trong chương trình nghiên cứu chủ yếu về cấu trúc. Để giải thích cho thí nghiệm của mình Men đen đã qui định mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp nhân tố di truyền Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại từng cặp nhân tố di truyền Men đen giả định đó là gen 
ngày nay người ta đã biết cấu trúc phân tử của gen gồm nhiều Nu clê ô tít 
nhiên cứu tiếp hết phần II cho biết 
Mỗi gen có bao nhiêu cặp nu 6 00-1500 cặp nu có trình tự xác định .
Số cặp nhiễm sắc thể của ruồi giấm 4 cặp số gen là 4000
Người có 23 cặp nhiễm sắc thể có số gen là 35 vạn 
Nhiễm sắc thể chứa nhiều gen Giáo viên nêu những ứng dụng thực tế về kỹ thuật gen trong sản xuất đời sống và y học và chức năng một số gen gây hứng thú học tập cho học sinh .
đặt vấn đề chuyển sang phần II Bản chất của gen là ADN đã biết khái niện chức năng gen -Còn ADN chức năng gì 
III. Chức năng của AND:
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin phần III quan sát hình vẽ cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể 
Thảo luận nhóm trả lời hai câu hỏi 
-ADNcó chức năng gì 
-Giải thích vì sao ADN thực hiện được các chức năng đó 
Câu hỏi 1 học sinh dễ dàng trả lời được còn câu hỏi 2 khó với học sinh đa số chỉ giải thích được ADNgữi thông tin và chứa gen .
Còn vì sao ADNthực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền khó với học sinh giáo viên có thể giải thích ADNcó khả năng tự nhân đôi -là cơ sở cho sự nhân đôi nhiễm săc thể ở kỳ trung gian sau đó 2 ADN con tạo thành giống nhau di chuyển về không tế bào con truyền đạt thông tin từ tế bào mẹ sang thế hệ bào con hoặc giao tử (giảm phân )chính sự tự nhân đôi của ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và sinh sản .
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về chức năng ADN
Kết luận ADNmang thông tin di truyền 
-ADN truyền đạt thông tin di truyền 
2 - Kết quả:
 Qua một năm dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học .Tôi thấy thu được kết quả tương đối tốt -kết quả học tập của học sinh cao hơn đầu năm .
 -Đa số học sinh nắm được phương pháp học tập mới ,có hứng thú say mê học tập bộ môn 
 -Kỹ năng hoạt động nhóm thành thạo -hoạt động có hiệu quả do có sự giúp đỡ nhau trong nhóm nên các em học nhóm yếu có tiến bộ hơn .
 - Số học sinh có kỹ năng tư duy quan sát tìm tòi kiến thức ,có kỹ năng học tập là 80%.
 Số học sinh có kỹ năng thực hành tốt là : 50%
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
10%,
30%,
52%,
8%.
 Cuối năm 
18%
40%,
40%
2%
 Thực tế so với yêu cầu :số học sinh giỏi chưa nhiều số học sinh kỹ năng thực hành tốt chưa cao so với yêu cầu nên đòi hỏi chúng tôi còn phải tiếp tục rút kinh nghiệm trong giảng dạy để đạt kết quả cao hơn .
3 - Bài học kinh nghiệm:
 Khi dạy loại kiến thức về hình thái cấu tạo và chức năng sống của dộng vật giáo viên cần kết hợp khéo léo phương pháp đặc thù của kiến thức là phương pháp trực quan với phương pháp dạy khác nhằm kích thích năng lực tư duy,độc lập sáng tạo của học sinh 
 -Lựa chọn phương tiện trực quan có giá trị sư phạm cao và phù hợp với điều kiện nhà trường 
 Trong mỗi hoạt động phối hơp nhịp nhàng giàu tính tích cực chủ động của học sinh với vai trò hướng dẫn linh hoạt chủ đạo của giáo viên qua tác động đến các đối tượng học sinh quan tâm đến học sinh yếu kém.
Sau mỗi hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhiều mặt và bằng nhiều hình thức khác nhau ( Kết quả hoạt đông, kỹ năng; ý thức , kích thích động viên học sinh tích cực tham gia hăng say hoạt động ) .
C. Kết luận: 
 Qua thực tế giảng dạy với ý định lựa chọn phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả của giờ dạy . Tôi thấy rằng phương pháp nào làm cho giờ dạy hấp dẫn học sinh chủ động tự lực tìm tòi kiến thức thì chất lượng càng cao độ bền trí nhớ càng tốt .
điều đó khẳng định rằng thầy phải đào sâu suy nghĩ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất đối với mỗi bài dạy . Nhưng sử dụng phương pháp nào cũng cần chú ý thể hiện sự tích cực hoạt động của học sinh , gây hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu kiến thức thì kết quả giờ dạy mới cao được . 
 - Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi rút ra từ trong quá trình giảng dạy.
Tôi thấy thu được kết quả tương đối tốt .Trong kinh nghiệm của tôi có thể có những giải pháp chưa phải là hay nhất mong được sự góp ý và mong muốn học tập nhiều từ các đồng chí để tôi có thêm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn.
 Đề xuất 
 -Trường có đầy đủ thiết bị giảng dạy 
 -Phải tạo điều kiện về kinh phí cho bộ môn .
 -Xắp xếp các giờ sinh học của khối vào một buổi để tiết kiệm kinh phí cho giảng dạy . 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN sinh 9 2008 - 2009.doc