I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I. (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Câu II. (3,0 điểm)
Nhạc sĩ Pháp S.Gunô có lần nói : “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Môda”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Môda và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Môda” ”.
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm)
Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu.
TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ ĐỀ ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT ĐỀ SỐ 17 MÔN NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 150 phút I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Anh/ chị hãy cho biết cảm nhận và thái độ của Phùng qua hai phát hiện của anh trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Câu II. (3,0 điểm) Nhạc sĩ Pháp S.Gunô có lần nói : “Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài. Ba mươi tuổi tôi đã nói : “Tôi và Môda”. Bốn mươi tuổi tôi nói : “Môda và tôi”. Còn bây giờ tôi chỉ nói : “Môda” ”. Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu. Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) Vợ chồng APhủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân là hai truyện ngắn đều viết về số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. Em hãy phân tích hai truyện ngắn trên trong mối quan hệ đối sánh để nêu bật đặc sắc riêng của từng tác phẩm. ------ Hết-------- TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM (Đề thi tham khảo ôn tập thi TN THPT- 2009) I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) a.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: *Phát hiện thứ nhất: -“Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” Một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần. -Cảm nhận của Phùng: Anh cảm thấy hạnh phúc, cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. *Phát hiện thứ hai: - Cảnh bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống: Từ trong con thuyền đẹp như mơ ấy bước ra là một người đàn ông và một người đàn bà quái lạ. Và tiếp theo là cảnh bạo hành trong gia đình tuyền chài. - Thái độ của Phùng: Anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Phùng không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những trái ngang b.Cách cho điểm: -Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi diễn đạt nhỏ. -Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. -Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc hoặc bỏ giấy trắng. Câu 2. (3,0 điểm) a.Yêu cầu về kĩ năng : Biết cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí ; biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, bình luận trong bài văn nghị luận ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp b.Yêu cầu về kiến thức : Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là có sức thuyết phục đối với người đọc nhưng về cơ bản cần phải đáp ứng những ý chính sau : -Hiểu theo nghĩa hẹp nhất, câu nói trên là lời khen ngợi tài năng của Môda. -Hiểu theo nghĩa rộng, câu nói trên có ý nghĩa : + Khi con người trưởng thành sẽ biết đánh giá đúng mình, đúng người. (Thí sinh cần chú ý cách diễn đạt : hai mươi, ba mươi, bốn mươi, bây giờ và trật tự diên đạt tôi – Tôi và Môda, Môda và tôi - Môda ). + Bài học về đức tính khiêm tốn : cần phải có đức tính khiêm tốn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phải sống gần gũi với mọi người, phải có ý thức trong học tập cũng như trong công việc để không ngừng tiến bộ. Người càng tài giỏi càng nên khiêm tốn. (Lưu ý : khiêm tốn không phải là phủ nhận sự tự tin - tự tin là một đức tính rất cần trong học tập cũng như trong cuộc sống, đặc biệt là ở tuổi trẻ) c. Biểu điểm : - Điểm 3 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên (ý hiểu theo nghia hẹp hoặc ý Khi con người trưởng thành sẽ biết đánh giá đúng người, đúng mình có thể trình bày sơ sài hoặc chưa giải quyết được gì nhưng ý Bài học về đức tính khiêm tốn phải được đề cập trong bài làm của thí sinh), còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. II. PHẦN RIÊNG : (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là chứng minh phân tích. Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tác gia Tố Hữu và trích đoạn Việt Bắc được học, học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các ý chính sau đây: *Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết: Bài thơ Việt Bắc nói chung và trích đoạn được học nói riêng được viết theo lối đối đáp giao duyên nam nữ, gần với ca dao- dân ca. Đó là giọng thơ tha thiết, mặn nồng của người đi, kẻ ở ( mình-ta; ta-mình) Âm hưởng trữ tình sâu nặng từ khúc hát dạo đầu đến những lời nhắn gửi, giãi bày, nỗi nhớ da diết trong toàn đoạn thơ. *Tính dân tộc đậm đà: -Ở phương diện nội dung: +Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả. +Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung -Ở phương diện nghệ thuật: +Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng. +Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao- dân ca. +Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn), hình ảnh mang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo +Ngôn ngữ: Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi. +Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình) tạo âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm) +Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình Đánh giá: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thành công đó, môt phần chính là ở giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Với những đặc điểm trên, Tố Hữu đã thực sự lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm này và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng nhân dân. *Cách cho điểm: Điểm 4-5: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết có thể còn một vài sai sót nhỏ về diễn đạt. Điểm 3: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, còn vài sai sót nhỏ trong dùng từ, diễn đạt. Điểm 2: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1: Thiếu ý cơ bản, diễn đạt lủng củng, thiếu chặt chẽ, bố cục lỏng Điểm 0: Bài làm sai lệch hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là phân tích tác phẩm trong sự đối sánh để thấy được những nét chung của 2 tác phẩm, đồng thời cũng nêu được vẻ đẹp độc đáo của từng tác phẩm Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. b.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nắm vững và biết phân tích 2 tác phẩm đã cho ở đề bài trong sự đối sánh để đáp ứng những nội dung cơ bản sau: *Điểm chung ở 2 tác phẩm: -Cả 2 tác phẩm đều là những sáng tác thuộc giai đoạn văn học cách mạng 1945-1975 -Nhân vật chính trong tác phẩm đều là những người lao động có cuộc sống bất hạnh, khổ đau nhưng ở họ đều có những vẻ đẹp trong tâm hồn: Cho dù có bị cuộc sống vùi dập, bị đẩy vào tình thế bi đát nhưng ở họ vẫn luôn có niềm tin vào cuộc đời, vẫn luôn hướng tới một tương lai tươi sáng. *Nét riêng: -Vợ chồng APhủ của nhà văn Tô Hoài: +Miêu tả số phận: Tác phẩm là bức tranh chân thực về số phận đau khổ của những người nông dân lao động miền núi dưới ách áp bức nặng nề của phong kiến, thực dân. +Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Tác phẩm chính là bài ca về sức sống bất diệt, về khát vọng tự do hướng tới cuộc đời mới và cách mạng của những người lao động miền núi vùng Tây Bắc của tổ quốc. -Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân: +Miêu tả số phận: Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thực, cảm động về thân phận bi thảm, rẻ rúng của con người trong nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945-Trong nạn đói, con người có thể bị xem như một thứ hàng có thể nhặt được giữa đường +Phát hiện, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lao động: Dù phải đối mặt với cái chết đang cận kề, người lao động vẫn cưu mang, đùm bọc, che chở và giúp đỡ nhau để vượt qua hoàn cảnh khốn cùng, họ vẫn luôn khao khát một tổ ấm gia đình, hướng tới tương lai tươi sáng. Qua phân tích những đặc sắc riêng ở từng tác phẩm, học sinh cần thấy vai trò và khả năng sáng tạo của nhà văn, đồng thời cũng cần thấy được khuynh hướng chung trong cảm nhận và miêu tả, khám phá đời sống của văn học cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tài liệu đính kèm: