3. Bằng chứng phôi sinh học so sánh về tiến hóa có thể phát biểu là:
A. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì khác nhau
B. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì như nhau.
C. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có giai đoạn tương tự nhau.
D. Quá trình phát triển phôi của các loài họ hàng luôn giống nhau.
Bài kiểm số 5 1. Các sinh vật cùng tiến hóa từ tổ tiên chung là kết luận dựa vào: A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học. Bằng chứng sinh học phân tử C. Bằng chứng địa lí – sinh học. D. A+B+C 2. Bằng chứng giải phẫu so sánh giựa vào các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về. A. Cấu tạo cơ quan và cơ thể. B. Giai đoạn phát triển phôi thai. C. Cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit. D. Sinh học và biến cố địa chất. 3. Bằng chứng phôi sinh học so sánh về tiến hóa có thể phát biểu là: A. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì khác nhau B. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì như nhau. C. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có giai đoạn tương tự nhau. D. Quá trình phát triển phôi của các loài họ hàng luôn giống nhau. 4. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về: A. Cấu tạo trong của các nội quan. B. Các giai đoạn phát triển của phôi thai. C. Cấu tạo polipeptit hoặc polinucleotit. D. Sinh học và biến cố địa chất. 5. Cơ sở của bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về. A. Cấu tạo trong giữa các loài khác nhau B. Các giai đoạn phát triển phôi thai C. Cấu tạo Protein hoặc ADN. D. Sinh học và biến cố địa chất 6. Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. 7. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. 8. Theo quan niệm của Lamac, dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là A. nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. sự thích nghi ngày càng hợp lý. 9. Theo La Mác nguyên nhân tiến hoá là do A. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên 10. Theo La Mác cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 11. Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. C. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. 12. Theo La Mác loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh, không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. 13. Đóng góp quan trọng của học thuyết La mác là A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật. B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ giản đơn đến phức tạp. C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. D. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật. 14. Lamac chưa thành công trong việc giải thích tính hợp lí của các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, ông cho rằng A. ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. B. những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. C. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng theo cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới. D. mọi cá thể trong loài đều nhất loạt phản ứng giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới và trải qua quá trình lịch sử lâu dài các biến đổi đó trở thành các đặc điểm thích nghi. 15. Theo quan điểm La mác, hươu cao cổ có cái cổ dài là do A. ảnh hưởng của ngoại cảnh thường xuyên thay đổi. B. ảnh hưởng của các thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn của chúng. C. kết quả của chọn lọc tự nhiên. D. ảnh hưởng của tập quán hoạt động. 16. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. 17. Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do A. tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. 18. Theo Đác Uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. 19. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. 20. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. 21. Theo Đacuyn, CLTN tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. B. những biến dị cá thể. C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. D. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao. 22. Sự thích nghi của một các thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng A. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản. B. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn. C. sức khoẻ của cá thể đó. D. mức độ sống lâu của cá thể đó. 23. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều. B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau. C. chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền. D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít. 24. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên. 25. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đac uyn là chưa A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật. C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới. D. làm rõ tổ chức của loài sinh học. 26. Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là quá trình A. đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi. B. đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. C. CLTN qui định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. D. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá của quần thể gốc. 27. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi thành phần KG của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi KH của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần KG của quần thể dẫn tới sự biến đổi KH. 28. Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là A. là hệ quả của tiến hoá lớn. B. diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp. C. diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. D. có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. 29. Đa số đột biến là có hại vì A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. B. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng. C. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong KG, giữa KG với MT. D. làm mất đi nhiều gen. 30. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra A. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. C. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. 31. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì A. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn. B. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới. C. so với ĐB NST chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và SS của cơ thể. D. tần số xuất hiện lớn. 32. Điều không đúng về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá là A. tạo ra các biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. C. trung hoà tính có hại của đột biến. D. làm cho các đột biến trội có hại tồn tại ở trạng thái dị hợp. 33. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. 34. Theo quan niệm hiện đại thực chất của quá trình CLTN là sự phân hoá A. khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. B. giữa các cá thể trong loài. C. giữa các cá thể trong loài. D. khả năng SS của những kiểu gen khác nhau trong loài. 35. Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B.giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly. 36. Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. quá trình ĐB tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình GP tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. đa số ĐB là có hại, quá trình GP trung hoà tính có hại của đột biến. C. quá trình ĐB gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình GP sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. D. quá trình ĐB làm cho một gen phát sinh thnàh nhiều alen, quá trình GP làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó. 37. Điều không đúng khi nhận xét: thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đácuyn về CLTN thể hiện ở chỗ A. phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền; B. làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị; C. đề cao vai trò của CLTN trong quá trình hình thành loài mới; D. làm sáng tỏ bản chất của CLTN. 38. Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. 39. Ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. B. các alen lặn tần số đáng kể. C. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. D. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. 40. Theo Đacuyn, chọn lọc là quá trình gồm 2 mặt song song gồm A. Đào thải tính trạng bất lợi, tích lũy tính trạng có lợi B. Đào thải cá thể kém thích nghi, tích lũy cá thể thích nghi C. Đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi D. Sàng lọc các biến dị có hại và có lợi .Hết
Tài liệu đính kèm: