Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Phản ứng phân hạch & Phản ứng nhiệt hạch

Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Phản ứng phân hạch & Phản ứng nhiệt hạch

Câu 3: Trong các lò phản ứng hạt nhân, vật liệu nào dưới đây có thể đóng vai trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron ?

 A. Kim loại nặng. B. Cadimi. C. Bêtông. D. Than chì.

Câu 4: So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng:

A. Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

B. Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.

C. Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch.

D. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không.

Câu 5: Người ta quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch là vì

 A. phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng.

B. nhiên liêu nhiệt hạch hầu như vô hạn.

C. phản ứng nhiệt hạch “sạch” hơn phản ứng phân hạch.

D. cả 3 lí do trên.

 

doc 8 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 2124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Vật lý - Chủ đề: Phản ứng phân hạch & Phản ứng nhiệt hạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẢN ỨNG PHÂN HẠCH & PHẢN ỨNG NHIỆT HẠCH
NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
39
Họ và tên học sinh :.........................................Trường:THPT..............................................................
I. KIẾN THỨC.
* Sự phân hạch
	Dùng nơtron nhiệt (còn gọi là nơtron chậm) có năng lượng cở 0,01eV bắn vào 235U ta có phản ứng phân hạch:
n + U ® X1 + X2 + kn 
	Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch: sau mỗi phản ứng đều có hơn hai nơtron được phóng ra, và mỗi phân hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn. Người ta thường gọi đó là năng lượng hạt nhân.
* Phản ứng phân hạch dây chuyền
+ Các nơtron sinh ra sau mỗi phân hạch của urani (hoặc plutoni, ) lại có thể bị hấp thụ bởi các hạt nhân urani (hoặc plutoni, ) khác ở gần đó, và cứ thế, sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyền. Số phân hạch tăng lên rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, ta có phản ứng phân hạch dây chuyền.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền: Muốn có phản ứng dây chuyền ta phải xét tới số nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch (còn gọi là hệ số nhân nơtron)
- Nếu k < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
- Nếu k = 1 thì phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi. Đó là phản ứng dây chuyền điều khiển được.
- Nếu k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian, dẫn tới vụ nổ nguyên tử. Đó là phản ứng dây chuyền không điều khiển được.
	Để giảm thiểu số nơtron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có k ³ 1, thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn mth. Với 235U thì mth vào cỡ 15kg; với 239U thì mth vào cỡ 5kg. 
* Lò phản ứng hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân 
	Phản ứng hạt nhân dây chuyền tự duy trì, có điều khiển, được thực hiện trong thiết bị gọi là lò phản ứng hạt nhân.
	Trong phần lớn các lò phản ứng nhiên liệu phân hạch là 235U hay 238Pu. Để đảm bảo cho k = 1, trong các lò phản ứng người ta dùng các thanh điều khiển có chứa bo hay cađimi là các chất có tác dụng hấp thụ nơtron.
	Bộ phân chính của nhà máy điện hạt nhân là lò phản ứng hạt nhân. Chất tải nhiệt sơ cấp, sau khi chạy qua vùng tâm lò, sẽ chảy qua bộ trao đổi nhiệt, cung cấp nhiệt cho lò sinh hơi. Hơi nước làm chạy tua bin phát điện giống như trong các nhà máy điện thông thường. 
* Phản ứng nhiệt hạch
	Khi hai hạt nhân nhẹ kết hợp lại để tạo nên một hạt nhân nặng hơn thì có năng lượng tỏa ra. Ví dụ: H + H ® He + n + 4MeV.
	Phản ứng kết hợp hạt nhân chỉ xảy ra ở nhiệt đôï rất cao nên mới gọi là phản ứng nhiệt hạch.
* Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ
	Phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt Trời và các ngôi sao là nguồn gốc năng lượng của chúng.
* Thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất
	Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch hay bom H (còn gọi là bom hiđrô hay bom khinh khí).
	Vì năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch rất nhiều, và vì nhiên liệu nhiệt hạch có thể coi là vô tận trong thiên nhiên, nên một vấn đề quan trọng đặt ra là: làm thế nào để thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được, để đảm bảo cung câó năng lượng lâu dài cho nhân loại.
II. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Phản ứng nhiệt hạc xảy ra ở điều kiện
	A. nhiệt độ bình thường.	B. nhiệt độ cao.
	C. nhiệt độ thấp.	D. dưới áp suất rất cao.
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng nhất. Gọi k là hệ số nhân nơtron. Điều kiện để phản ứng dây chuyền xảy ra là
	A. k 1.	C. k = 1.	D. k 1.	
Câu 3: Trong các lò phản ứng hạt nhân, vật liệu nào dưới đây có thể đóng vai trò “chất làm chậm” tốt nhất đối với nơtron ?
	A. Kim loại nặng.	B. Cadimi.	C. Bêtông.	D. Than chì.
Câu 4: So sánh giữa hai phản ứng hạt nhân toả năng lượng phân hạch và nhiệt hạch. Chọn kết luận đúng:
A. Một phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
B. Cùng khối lượng, thì phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng nhiều hơn phản ứng phân hạch.
C. Phản ứng phân hạch sạch hơn phản ứng nhiệt hạch.
D. Phản ứng nhiệt hạch có thể điều khiển được còn phản ứng phân hạch thì không.
Câu 5: Người ta quan tâm đến phản ứng nhiệt hạch là vì
	A. phản ứng nhiệt hạch toả năng lượng.	
B. nhiên liêu nhiệt hạch hầu như vô hạn.
C. phản ứng nhiệt hạch “sạch” hơn phản ứng phân hạch.	
D. cả 3 lí do trên.
Câu 6: Cho phản ứng hạt nhân: n + T + + 4,8MeV. Phản ứng trên là
	A. phản ứng toả năng lượng.	B. phản ứng thu năng lượng.
	C. phản ứng nhiệt hạch.	D. phản ứng phân hạch.
Câu 7: Cho phản ứng hạt nhân: + . Phản ứng này là
	A. phản ứng phân hạch.	B. phản ứng thu năng lượng.
	C. phản ứng nhiệt hạch.	D. phản ứng toả năng lượng.
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: + + n + 3,25MeV. Phản ứng này là
	A. phản ứng phân hạch.	B. phản ứng thu năng lượng.
	C. phản ứng nhiệt hạch.	D. phản ứng không toả, không thu năng lượng.
Câu 9: Tính năng lượng toả ra trong phản ứng hạt nhân + + n, biết năng lượng liên kết của các hạt nhân , tương ứng bằng 2,18MeV và 7,62MeV.
	A. 3,26MeV.	B. 0,25MeV.	C. 0,32MeV.	D. 1,55MeV.
Câu 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng phân hạch dây chuyền ?
	A. Trong phản ứng dây chuyền, số phân hạch tăng rất nhanh trong một thời gian ngắn.
	B. Khi hệ số nhân nơtron k > 1, con người không thể khống chế được phản ứng dây chuyền.
	C. Khi hệ số nhân nơtron k = 1, con người có thể không chế được phản ứng dây chuyền.
	D. Khi k < 1 phản ứng phân hạch dây chuyền vẫn xảy ra.
Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch ?
	A. Là loại phản ứng toả năng lượng.
	B. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
	C. Hiện nay, các phản ứng nhiệt hạch đã xảy ra dưới dạng không kiểm soát được.
	D. Là loại phản ứng xảy ra ở nhiệt độ bình thường.
Câu 12: Để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, vì sao cần có điều kiện mật độ hạt nhân đủ lớn ?
	A. Để giảm khoảng cách giữa các hạt nhân, nhằm tăng lực hấp dẫn giữa chúng làm cho các hạt nhân kết hợp được với nhau.
	B. Để tăng cơ hội để các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.
	C. Để giảm năng lượng liên kết hạt nhân, tạo điều kiện để các hạt nhân kết hợp với nhau.
	D. Để giảm khoảng cách hạt nhân tới bán kính tác dụng.
Câu 13: Để thực hiện phản ứng nhiệt hạch, vì sao cần điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ ?
	A. Để các electron bứt khỏi nguyên tử, tạo điều kiện cho các hạt nhân tiếp xúc và kết hợp với nhau.
	B. Để phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử tham gia phản ứng, kết hợp tạo thành hạt nhân nguyên tử mới.
	C. Để các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Cu-lông giữa các hạt nhân.
	D. Cả A và B.
Câu 14: Hạt nhân nào sau đây không thể phân hạch ?
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 15: Trong phản ứng phân hạch hạt nhân, những phần tử nào sau đây có đóng góp năng lượng lớn nhất khi xảy ra phản ứng ?
	A. Động năng của các nơtron.	B. Động năng của các proton.
	C. Động năng của các mảnh.	D. Động năng của các electron.
Câu 16: Chọn câu đúng. Để tạo ra phản ứng hạt nhân có điều khiển cần phải
	A. dùng những thanh điều khiển có chứa Bo hay Cd.
	B. chế tạo các lò phản ứng chứa nước áp suất cao(có vai trò làm chậm nơtron).
	C. tạo nên một chu trình trong lò phản ứng.
	D. tạo ra nhiệt độ cao trong lò(5000C).
Câu 17: Chọn câu sai. Những điều kiện cần phải có để tạo nên phản ứng hạt nhân dây chuyền là 
	A. sau mỗi lần phân hạch, số n giải phóng phải lớn hơn hoặc bằng 1.
	B. lượng nhiên liệu (urani, plutôni) phải đủ lớn để tạo nên phản ứng dây chuyền.
	C. phải có nguồn tạo ra nơtron.
	D. nhiệt độ phải được đưa lên cao.
Câu 18: Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra khi phản ứng kết hợp hạt nhân diễn ra trong môi trường có:
	A. nhiều nơtron.	B. nhiệt độ rất cao.
	C. áp suất lớn.	D. nhiều tia phóng xạ.
Câu 19: Nếu dùng nơtron chậm có năng lượng cỡ 0,01eV bắn vào hạt nhân U235 thì thông tin nào sau đây là sai ?
	A. Các hạt nhân sản phẩm hầu hết là các hạt anpha,bêta.
	B. Phản ứng sinh ra 2 hoặc 3 nơtron.
	C. Phản ứng hạt nhân toả năng lượng khoảng 200 MeV dưới dạng động năng của các hạt.
	D. Các hạt nhân sản phẩm có số khối thuộc loại trung bình nằm trong khoảng từ 80 đến 160.
Câu 20: Trong phản ứng hạt nhân: , hạt nhân X có:
	A. 6 nơtron và 6 proton.	B. 6 nuclon và 6 proton.	
	C. 12 nơtron và 6 proton.	D. 6 nơtron và 12 proton.	
Câu 21: Hạt nhân đứng yên phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân X, biết động năng của hạt α là Kα = 4,8 MeV. Lấy khối lượng hạt nhân tính bằng u bằng số khối của chúng, năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên bằng
	A. 9,667MeV.	B. 1.231 MeV. C. 4,886 MeV. D. 2,596 MeV. 
Câu 22: Cho phản ứng hạt nhân : T + D → α + n. Cho biết mT =3,016u; mD = 2,0136u; mα= 4,0015u; mn = 1,0087u; u = 931 MeV/c2. Khẳng định nào sau đây liên quan đến phản ứng hạt nhân trên là đúng ?
	A. thu 11,02 MeV.	 B. tỏa 18,06MeV. C. tỏa 11,02 MeV. D. thu 18,06MeV. 
Câu 23: Bắn phá hạt nhân đứng yên bằng một hạt α thu được hạt proton và một hạt nhân Oxy. Cho khối lượng của các hạt nhân: mN = 13,9992u; mα = 4,0015u; mP= 1,0073u; mO = 16,9947u, với u = 931 MeV/c2. Khẳng định nào sau đây liên quan đến phản ứng hạt nhân trên là đúng ?
	A. Toả 1,21 MeV năng lượng. B. Thu 1,21 MeV năng lượng.
	C. Tỏa 1,39.10-6 MeV năng lượng. D. Thu 1,39.10-6 MeV năng lượng.
Câu 24: Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là không đúng ?
	A. Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch.
	B. Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được.
	C. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
	D. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với 2 hoặc 3 nơtron.
Câu 25: Hạt nhân mẹ A có khối lượng mA đang đứng yên, phân rã thành hạt nhân con B và hạt α có khối lượng mB và mα. So sánh tỉ số động năng và tỉ số khối lượng của các hạt sau phản ứng, hãy chọn kết luận đúng.
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 26: Hạt proton có động năng Kp = 2MeV, bắn vào hạt nhân đứng yên, sinh ra hai hạt nhân X có cùng động năng. Cho biết mp = 1,0073u; mLi = 7,0144u; mX = 4,0015u; 1u = 931MeV/c2; NA = 6,02.1023mol-1. Động năng của mỗi hạt X là:
A. 9,705MeV. 	B.19,41MeV. C. 0,00935MeV. D. 5,00124MeV. 
Câu 27: Dùng p có động năng K1 bắn vào hạt nhân đứng yên gây ra phản ứng p + α + . Phản ứng này tỏa năng lượng 2,125MeV. Hạt nhân , α bay ra với các động năng lần lượt là 3,575MeV, 4 MeV. Tính góc giữa các hướng chuyển động của hạt α và hạt p (lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u gần bằng số khối). 1uc2 = 931,5 MeV.
A. 450. 	B. 900. 	C. 750. 	D. 1200..
Câu 28: Khối lượng các nguyên tử H, Al, nơtron lần lượt là 1,007825u ; 25,986982u ; 1,008665u ; 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là
A. 211,8 MeV. 	 	B. 2005,5 MeV. 
C. 8,15 MeV/nuclon. 	D. 7,9 MeV/nuclon.
Câu 29: Trong phóng xạ β – của hạt nhân : + e - + , động năng cực đại của electron bay ra bằng bao nhiêu ? Cho khối lượng của các nguyên tử là mH = 3,016050u ; mHe = 3,016030u ; 
1uc2 = 931,5 MeV 
A. 9,3.10 – 3 MeV. B. 0,186 MeV. C. 18,6.10 – 3 MeV. D. 1,86.10 – 3 MeV. 
Câu 30: Bắn hạt α vào hạt nhân , ta có phản ứng:. Nếu các hạt sinh ra có cùng vận tốc v với hạt α thì tỉ số giữa tổng động năng của các hạt sinh ra và động năng của hạt α là:
 A. 1/3.	B. 2,5.	C. 4/3.	D. 4,5.
Câu 31: Hạt nhận phóng xạ α. Phần trăm năng lượng toả ra biến đổi thành động năng của hạt α bằng
 A. 76%.	B. 85%.	 C. 92%.	D. 98%.
Câu 32: Dùng hạt p có động năng Kp = 1,6 MeV bắn phá hạt nhân đang đứng yên, thu được 2 hạt giống nhau . Biết mLi = 7,0144 u, mHe = 4,0015u; mp = 1,0073u. Động năng của mỗi hạt He là:
 A. 11,6 MeV.	B. 8,9 MeV.	C. 7,5 MeV.	D. 9,5 MeV.
Câu 33: Hạt α có động năng Kα = 3,51 MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây phản ứng : α + Al ® P + X. Phản ứng này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng. Cho biết khối lượng một số hạt nhân tính theo u là: mAl = 26,974u, mn = 1,0087u; mα = 4,0015u và mP = 29,9701u; 1u = 931MeV/c2.
 A. Tỏa ra 1,75 MeV.	 	B. Thu vào 3,50 MeV.
 C. Thu vào 3,07 MeV.	 D. Tỏa ra 4,12 MeV.
Câu 34: Hạt α có động năng Kα = 3,51 MeV đập vào hạt nhân nhôm đứng yên gây phản ứng : α + Al ® P + x. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng động năng. Tìm vận tốc của hạt nhân phốtpho (vP) và của hạt x (vx). Biết rằng phản ứng thu vào năng lượng 4,176.10-13J. Có thể lấy gần đúng khối lượng các hạt sinh ra theo số khối mP = 30u và mx = 1u. 
 A. vP = 8,4.106 m/s; vn = 16,7.106m/s. B. vP = 4,43.106 m/s; vn = 2,4282.107m/s.
 C. vP = 12,4.106 m/s; vn = 7,5.106m/s. D. vP = 1,7.106 m/s; vn = 9,3.106m/s.
Câu 35: Xét phản ứng kết hợp : D + D ® T + p .Biết các khối lượng hạt nhân đôtêri mD = 2,0136u ,triti mT = 3,0160u và khối lượng prôtôn mp = 1,0073u .Tìm năng lượng mà một phản ứng toả ra .
 A. 3,6 MeV. 	B. 4,5 MeV. C. 7,3 MeV. D. 2,6 MeV. 
Câu 36: Tính năng lượng liên kết của hạt nhân đơtêri D = H . Biết các khối lượng mD = 2,0136u , mp = 1,0073u và mn = 1,0087u . 
 A. 3,2 MeV. B. 1,8 MeV. C. 2,2 MeV. D. 4,1 MeV.
Câu 37: Xét phản ứng hạt nhân xảy ra khi bắn phá nhôm bằng hạt a : . Biết các khối lượng mAL = 26,974u , mp = 29,970u , m= 4,0015u, mn = 1,0087u.Tính năng lượng tối thiểu của hạt a để phản ứng xảy ra. Bỏ qua động năng của các hạt sinh ra. 
A. 5 MeV. 	B. 3 MeV. 	C. 4 MeV. D. 2 MeV.
Câu 38: Hạt nhân mẹ A có khối lượng mA đang đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt a có khối lượng mB và ma , có vận tốc và : . Chọn kết luận đúng khi nói về hướng và trị số của vận tốc các hạt sau phản ứng.
A. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng. 
B. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ nghịch với khối lượng.
C. Cùng phương, cùng chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng. 
D. Cùng phương, ngược chiều, độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng.
Câu 39: Hạt nhân mẹ A có khối lượng mA đang đứng yên phân rã thành hạt nhân con B và hạt a có khối lượng mB và ma , có vận tốc và : . Mối liên hệ giữa tỉ số động năng, tỉ số khối lượng và tỉ số độ lớn vận tốc(tốc độ) của hai hạt sau phản ứng:
 A. 	B. C. 	D. 
Câu 40: Hạt nhân pôlôni là chất phóng xạ anpha a . Biết hạt nhân mẹ dang đứng yên và lấy gần đúng khối lượng các hạt nhân theo số khối A. Hãy tìm xem bao nhiêu phần trăm của năng lượng toả ra chuyển thành động năng hạt a.
	A. 89,3%.	B. 98,1%. C. 95,2%.	 D. 99,2%.
Câu 41: Hạt nhân mẹ Ra đứng yên biến đổi thành một hạt α và một hạt nhân con Rn. Tính động năng của hạt α và hạt nhâ Rn. Biết mRa = 225,977 u; mRn = 221,970 u; mα = 4,0015 u. 
 A. Kα = 0,09 MeV; KRn = 5,03 MeV. B. Kα = 30303 MeV; KRn = 540.1029 MeV. 
 C. Kα = 5,03 MeV ;KRn = 0,09 MeV.	 D. Kα = 503 MeV ; KRn = 90 MeV. 
“Nói sự thật không chưa đủ. Phải tìm ra cái phần sâu sắc trong sự thật ấy”
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 39
1B
2D
3D
4B
5D
6A
7D
8C
9A
10D
11 D
12D
13C
14C
15C
16A
17D
18B
19A
20A
21 C
22B
23B
24A
25C
26A
27B
28C
29C
30
31
32
33C
34D
35A
36C
37B
38B
39A
40B
41C
MỘT SỐ BÀI TOÁN CHỌN LỌC TRONG ĐỀ THI ĐH GẦN ĐÂY
R Thực hiện phản ứng nhiệt hạch sau đây: . Cho biết: m(D) = 2,0136u; m(T) = 3,0160u; m() = 4,0015u; NA = 6,022.1023 nguyên tử/mol; u = 931 MeV/c2. Trả lời câu 21
Câu 21: Năng lượng toả ra khi tổng hợp được 1kmol khí heli từ phản ứng trên bằng:
	A. 18,0614 MeV.	B. 17,4.1014J.	C. 17,4 MeV.	D. 17,4.1011J.
R Dùng nơtron bắn phá hạt nhân ta thu được phản ứng: 
Cho biết: m(n) = 1,0087u; m(Mo) = 94,88u; m(U) = 234,99u; m(La) = 138,87u; NA = ,022.1023 nguyên tử/mol; 1u = 931 MeV/c2. Trả lời các câu hỏi 22,23
Câu 22: Năng lượng mà một phản ứng toả ra bằng:
	A. 125,34 MeV.	B. 512,34 MeV.
	C. 251,34 MeV.	D. 215,34 MeV.
Câu 23: có thể phân hạch theo nhiều cách khác nhau, nếu lấy kết quả ở câu 21 làm giá trị trung bình của năng lượng toả ra trong một phân hạch thì 1 gam phân hạch hoàn toàn tạo ra bao nhiêu năng lượng?
	A. 5,815.1023 MeV.	B. 5,518.1023 MeV.
	C. 5,518.1024 MeV.	D. 5,815.1024 MeV.
R Sau khi được gia tốc bởi máy xyclôtrôn, hạt nhân của đơteri bắn vào hạt nhân của đồng vị tạo nên phản ứng hạt nhân thu được nơtron và một hạt nhân X. Cho m(p) = 1,00728u; m(Li) = 7,01823u; m(X) = 8,00785u; m(n) = 1,00867u; m(D) = 2,01355u; uc2 = 931MeV. Trả lời các câu hỏi 24
Câu 24: Năng lượng toả ra từ một phản ứng trên bằng:
	A. 41,21 MeV.	B. 24,14 MeV.	C. 14,21 MeV.	D. 12,41 MeV.
R Cho prôtôn có động năng Kp = 2,5 MeV bắn phá hạt nhân đứng yên. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn một góc như nhau. Cho m(p) = 1,0073u; m(Li) = 7,0142u; m(X) = 4,0015u. Trả lời các câu hỏi 25,26,27
Câu25: Phản ứng tiếp diễn, sau một thời gian ta thu được 5 cm3 khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Năng lượng mà phản ứng toả(thu) trong phản ứng trên bằng:
	A. 27,57.10-13 J.	B. 185316 J.	C. 185316 kJ.	D. 27,57 MeV.
Câu26: Động năng của các hạt sau phản ứng bằng:
	A. 9,866 MeV.	B. 9,866 J.	C. 9,866 eV.	D. 9,866 KeV.
Câu27: Góc có giá trị bằng:
	A. 41023’.	B. 48045’.	C. 65033’.	D. 82045’.
R Cho phản ứng phân hạch là: . Cho biết m(U) = 234,99u; m(n) = 1,01u; m(Mo) = 94,88u; m(La) = 138,87u. Bỏ qua khối lượng của electron. Trả lời các câu hỏi 28
Câu 28: Năng lượng toả ra từ phản ứng trên bằng:
	A. 124,25 MeV.	B. 214,25 MeV.
	C. 324,82 MeV.	D. 241,25 MeV.
R Cho phản ứng nhiệt hạch: . Biết m(D) = 2,0136u; m(T) = 3,016u; m(He) = 4,0015u; m(n) = 1,0087u. Trả lời các câu 29,30
Câu 29: Phản ứng trên toả ra năng lượng bằng:
	A. 18,0711 eV.	B. 18,0711 MeV.
	C. 17,0088 MeV.	D. 16,7723 MeV.
Câu 30: Nhiệt lượng tỏa ra khi thực hiện phản ứng trên để tổng hợp được 1 gam hêli bằng:
	A. 22,7.1023 MeV.	B. 27,2.1024 MeV.	C. 27,2.1023 MeV.	D. 22,7.1024 MeV.
R Cho các hạt có động năng 4MeV va chạm với các hạt nhân nhôm đứng yên. Sau phản ứng có hai loại hạt được sinh ra là hạt nhân X và nơtron. Hạt nơtron sinh ra có phương chuyển động vuông góc với phương chuyển động của các hạt . Cho biết m() = 4,0015u; m() = 26,974u; m(X) = 29,970u; m(n) = 1,0087u; 1uc2 = 931MeV. Trả lời các câu hỏi 31,32,33,34
Câu 31: Phương trình phản ứng hạt nhân có dạng là:
	A. .	B. .
	C. .	D. .
Câu 32: Phản ứng này thu hay toả bao nhiêu năng lượng ?
	A. Toả 2,98 MeV.	B. Thu 2,98 MeV.	C. Thu 29,8 MeV.	D. Toả 29,8 MeV.
Câu 33: Động năng của hạt nhân X và động năng của nơtron được sinh ra sau phản ứng lần lượt là
	A. 0,47 MeV; 0,55MeV.	B. 0,38 MeV; 0,47MeV.	
	C. 0,55 MeV; 0,47MeV.	D. 0,65 MeV; 0,57MeV.	
Câu34: Tốc độ của hạt nhân X sau phản ứng là
	A. 1,89.106 m/s.	B. 1,89.105 m/s.	C. 1,98.106 km/s.	D. 1,89.107 m/s.
R Đồng vị phóng xạ phóng xạ tạo thành hạt nhân X. Cho biết m() = 4,0015u; m() = 233,9904u; m(X) = 229,9737u. Trả lời các câu hỏi 35,36,37,38
Câu35: Hạt nhân X là
	A. .	B. .	C. .	D. 
Câu36: Phản ứng toả ra năng lượng bằng:
	A. 14,1512 MeV.	B. 15,1512 MeV.	C. 7,1512 MeV.	D. 14,1512 eV.	
Câu37: Động năng của các hạt và hạt nhân X sau phóng xạ lần lượt là
	A. 0,24 eV; 13,91eV.	B. 0,24 MeV; 13,91MeV.
	C. 0,42 MeV; 19,31MeV.	D. 13,91 MeV; 0,241MeV.
Câu38: Tốc độ của hạt nhân X ngay sau khi phóng xạ là
	A. 4,5.105 km/h.	B. 25,9.105m/s.	C. 4,5.105 m/s.	D. 4,5.106 m/s.
R Trong thí nghiệm Rơ - dơ- pho, khi bắn phá hạt nhân nitơ bằng hạt , hạt nhân nitơ bắt giữ hạt để tạo thành flo không bền, hạt nhân này phân rã ngay tạo thành hạt nhân X là proton. Cho biết m() = 14,0031u; m(p) = 1,0073u; m() = 4,0020u; m(X) = 16,9991u; 1u = 931MeV/c2. Trả lời các câu hỏi 39,40
Câu39: Phản ứng hạt nhân là
	A. .	B. .
	C. .	D. .
Câu40: Phản ứng này toả hay thu bao nhiêu năng lượng ?
	A. Thu 2,11 MeV.	B. Toả 1,21 MeV. 	C. Toả 12,1 MeV.	D. Thu 1,21 MeV.
ĐÁP ÁN
21B 
22D
23B
24C
25C
26A
27D
28B
29B
30C
31A
32B
33C
34A
35A
36A
37B
38C
39C
40D

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_vat_ly_chu_de_phan_ung_phan_h.doc