Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 19)

Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 19)

Câu 1: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là:

A. A = 0,73; a = 0,27. B. A = 0,27; a = 0,73. C. A =0,53; a =0,47. D. A = 0,47; a = 0,53.

Câu 2: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là

A. 46,8750%. B. 48,4375%. C. 43,7500%. D. 37,5000%.

Câu 3: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA.

C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1742Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi đại học môn Sinh (Đề 19)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là: 
A. A = 0,73; a = 0,27. B. A = 0,27; a = 0,73. C. A =0,53; a =0,47. D. A = 0,47; a = 0,53. 
Câu 2: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là 
A. 46,8750%. B. 48,4375%. C. 43,7500%. D. 37,5000%. 
Câu 3: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 
A. 0,01Aa : 0,18aa : 0,81AA. B. 0,81 Aa : 0,01aa : 0,18AA. 
C. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. D. 0,81Aa : 0,18aa : 0,01AA. 
Câu 4: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong quần thể này là 
A. 64%. B. 16%. C. 32%. D. 4%. 
Câu 5: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: 
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA : 0,250Aa : 0,375aa. 
C. 0,125AA : 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA : 0,375Aa : 0,250aa: 
Câu 6: Xét tổ hợp gen aBAbDd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là 
A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%. B. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%. 
C. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%. D. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%. 
Câu 7: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau: 
(1) AaBbDd × AaBbDd. 
(2) AaBBDd × AaBBDd. 
(3) AABBDd × AAbbDd. 
(4) AaBBDd × AaBbDD. 
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là 
A. (2) và (3). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3). 
Câu 8: Ở một loài thực vật, gen quy định hạt dài trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn; gen quy định hạt chín sớm trội hoàn toàn so với alen quy định hạt chín muộn. Cho các cây có kiểu gen giống nhau và dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có kiểu hình hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái xảy ra hoán vị gen với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở đời con là 
A. 840. B. 2000. C. 3840. D. 2160. 
Câu 9: Ở ruồi giấm, gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen b quy định thân đen; gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen v quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 17 cM. Lai hai cá thể ruồi giấm thuần chủng (P) thân xám, cánh cụt với thân đen, cánh dài thu được F1. Cho các ruồi giấm F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tính theo lí thuyết, ruồi giấm có kiểu hình thân xám, cánh dài ở F2 chiếm tỉ lệ 
A. 56,25%. B. 64,37%. C. 50%. D. 41,5%. 
Câu 10: Một cá thể có kiểu gen ABabDEDE, biết khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM. Các tế bào sinh tinh của cá thể trên giảm phân bình thường hình thành giao tử, theo lí thuyết, trong số các loại giao tử được tạo ra, loại giao tử ab DE chiếm tỉ lệ 
A. 20%. B. 30%. C. 15%. D. 40%. 
Câu 11: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây này có kiểu gen là: 
A. Abbb, aaab. B. AAAb, Aaab. C. Aabb, abbb. D. AAbb, aabb. 
Câu 12: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất? 
A. ab dE × ab dE. B. Ab XDXd × ab XDY. 
C. aB Dd × ABdd. D. AaBbDd × AaBbDd.
Câu 13: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 
A. 56,25%. B. 6,25%. C. 25%. D. 18,75%. 
Câu 14: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. 
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng
Câu 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? 
A. aaBb × AaBb. B. Aabb × AAbb. C. AaBb × AaBb. D. Aabb × aaBb. 
Câu 16: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? 
A. AaBbDd × AaBbDD. B. AaBbDd × aabbdd. 
C. AaBbDd × aabbDD. D. AaBbdd × AabbDd. 
Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ 
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%. 
Câu 18: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là 
A. 6. B. 4. C. 8. D. 2. 
Câu 19: Một quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,6AA : 0,4Aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, người ta thu được ở đời con 8000 cá thể. Tính theo lí thuyết, số cá thể có kiểu gen dị hợp ở đời con là 
A. 2560. B. 320. C. 7680. D. 5120. 
Câu 20: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên? 
A. AAXBXb × aaXBY. B. AAXbXb × AaXBY. 
C. AAXBXB × AaXbY. D. AaXBXb × AaXBY. 
Câu 21: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là 
A. aaBBMn. B. aaBBMMnn. C. aBMn. D. aBMMnn. 
Câu 22: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
A. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 3 con lông trắng : 1 con lông màu. 
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
Câu 23: Một quần thể động vật, xét một gen có 3 alen trên nhiễm sắc thể thường và một gen có 2 alen trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về hai gen trên là 
A. 60. 	B. 32.	 C. 30. 	D. 18. 
Câu 24: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là 
A. 28. 	B. 15.	 C. 21.	 D. 14. 
Câu 25: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡng bội giảm phân bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quả màu vàng ở đời con là 
A. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa. 
C. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. 
Câu 26: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là 
A. 85 cm. B. 70 cm. C. 80 cm. D. 75 cm. 
Câu 27: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con nhiều loại kiểu gen và kiểu hình nhất? 
AaXBXB x AaXbY. B. AbaB x AbaB. C. AaBb x AaBb. D. AaXBXb x AaXbY. 
Câu 28: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép lai trên? 
A. AAaBb và AAAbb. B. AaaBb và AAAbb. C. Aaabb và AaaBB. D. AAaBb và AaaBb. 
Câu 29: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là 
A. 40. B. 75. C. 54. D. 105. 
Câu 30: Ở một loài thực vật, cho hai cây thuần chủng đều có hoa màu trắng lai với nhau, thu được F1 100% cây hoa màu đỏ. Cho F1 lai với cây có kiểu gen đồng hợp lặn, F2 phân li theo tỉ lệ 3 cây hoa màu trắng : 1 cây hoa màu đỏ. Màu sắc hoa di truyền theo quy luật 
A. tương tác bổ sung. B. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). 
C. phân li. D. tương tác cộng gộp. 
Câu 31: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 6000 cây, trong đó có 960 cây hạt dài. Tỉ lệ cây hạt tròn có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hạt tròn của quần thể này là 
A. 48,0%. B. 42,0%. C. 25,5%. D. 57,1%. 
Câu 32: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, quả hình cầu trội hoàn toàn so với quả hình lê. Các gen quy định chiều cao và hình dạng quả cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 20 centimoocgan (cM). Cho cây thuần chủng thân cao, quả hình cầu lai với cây thân thấp, quả hình lê, F1 thu được 100% thân cao, quả hình cầu. Cho cây F1 lai với cây thân thấp, quả hình lê, F2 thu được 4 loại kiểu hình, trong đó cây cao, quả hình lê chiếm tỉ lệ là 
A. 10%. 	B. 25%. 	C. 40%. 	D. 50%. 
Câu 33: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là: 
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG 
Giả sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là 
A. (1) ← (3) → (4) → (1). B. (1) ← (2) ← (3) → (4). 
C. (3) → (1) → (4) → (1). D. (2) → (1) → (3) → ( 4). 
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt xanh; gen B quy định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn. F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là 
A. 23. 	B. 14. 	C. 13. 	D. 12. 
Câu35: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên nhiễm sắc thể là 12 centimoocgan (cM). Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 1 : 1? 
A. ABab x AbAb. B. AbaB x abab. C. ABab x ABaB. D. AbaB x aBab. 
Câu 36: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
A. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám. B. 3 lông trắng : 1 lông đen. 
C. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen. D. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám. 
Câu 37: Giả sử một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa, tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là: 
A. A = 0,73; a = 0,27. 	B. A = 0,27; a = 0,73	. 	C. A =0,53; a =0,47. 	D. A = 0,47; a = 0,53. 
Câu 38: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là 
A. 46,8750%. B. 48,4375%. C. 43,7500%. D. 37,5000%. 
Câu 39: Ở một loài động vật, các kiểu gen: AA quy định lông đen; Aa quy định lông đốm; aa quy định lông trắng. Xét một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm 500 con, trong đó có 20 con lông trắng. Tỉ lệ những con lông đốm trong quần thể này là 
A. 64%. B. 16%. C. 32%. D. 4%. 
Câu 40: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là 
A. ABCD. B. CABD. C. BACD D. DABC
41: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là 
A. 0,25%. B. 0,025%. C. 0,0125%. D. 0,0025%. 
Câu 41: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là 
A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 48%. 
Câu 42: Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là 
A. 14. B. 12. C. 18. D. 116. 
Câu 43: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: 
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1. 
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1. 
F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1. 
F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1. 
F4: 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1. 
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? 
A. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp. 
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. 
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần. 
Câu 44: Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 là 
A. F1: 100% có sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng. 
B. F1: 100% có sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng. 
C. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 3 có sừng: 1 không sừng. 
D. F1: 1 có sừng : 1 không sừng; F2: 1 có sừng: 1 không sừng.
Câu 45: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F1 là 
A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x Aaaa. 
Câu 46. Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là 
A. DdXMXm x ddXMY. B. DdXMXM x DdXMY. 
C. DdXMXm x DdXMY. D. ddXMXm x DdXMY. 
Câu 47. Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh cụt thu được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 70,5% thân xám, cánh dài: 20,5% thân đen, cánh cụt: 4,5% thân xám, cánh cụt: 4,5% thân đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 trong phép lai này là 
A. 20,5%. B. 4,5%. C. 9 %. D. 18%. 

Tài liệu đính kèm:

  • docluyen thi dai hoc.doc