Câu 1: Dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là :
A . Tính cụ thể
B . Tính cảm xúc
C . Tính cá thể
D . Cả ba đặc trưng trên
Câu 2 :Chi tiết nào sau đây không thuộc văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ ?
A . Rùa vàng nổi lên mặt nước đòi lại gươm
B . Rùa vàng tháo vuốt trao cho nhà vua
C . Nhà vua cầm sừng tê bảy tấc theo rùa vàng xuống thuỷ phủ
D . Rùa vàng hiện lên thét lớn : “ kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”
Câu 3 : Mục đích chính của truyện “ tam đại con gà” là gì ?
A . Nêu lên bài học kinh nghiệm về cách ứng xử, nhanh trí
B . Nhằm giễu cợt thói dốt nát mà hay nói chữ
C . Khuyên nhủ răng dạy con ngươi cần trung thực
D . Nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm những thầy đồ dốt
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2006 – 2007 MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề ) I .Phần trắc nghiệm : ( 3 điểm ) Hãy lựa chọn phương án đúng nhất . Câu 1: Dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là : A . Tính cụ thể B . Tính cảm xúc C . Tính cá thể D . Cả ba đặc trưng trên Câu 2 :Chi tiết nào sau đây không thuộc văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ ? A . Rùa vàng nổi lên mặt nước đòi lại gươm B . Rùa vàng tháo vuốt trao cho nhà vua C . Nhà vua cầm sừng tê bảy tấc theo rùa vàng xuống thuỷ phủ D . Rùa vàng hiện lên thét lớn : “ kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó” Câu 3 : Mục đích chính của truyện “ tam đại con gà” là gì ? A . Nêu lên bài học kinh nghiệm về cách ứng xử, nhanh trí B . Nhằm giễu cợt thói dốt nát mà hay nói chữ C . Khuyên nhủ răng dạy con ngươi cần trung thực D . Nói ngụ ý, bóng gió để châm biếm những thầy đồ dốt Câu 4 : Các bộ phận văn học lớn nào cấu tạo nên nền văn học Việt Nam ? A . Văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam B . Văn học trung đại Việt Nam và văn học hiện đại C . Văn học dân gian và văn học viết Việt Nam D . Văn học Việt Nam thời kì chống Pháp và thời kì chống Mĩ Câu 5 : Từ ngữ nào trong câu ca dao sau thuộc phép tu từ ẩn dụ : “ Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm” A . Ai B . Trúc C . Mai D . Trúc và mai Câu 6 : Những từ ngữ : dựng tóc gáy, lạnh xương sống, toát mồ hôi, thót tim, đứng tim, xanh mắt, vỡ mặt thường được dùng trong : A . Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết B . Ngôn ngữ viết C . Ngôn ngữ nói II. Phần tự luận : ( 7 điểm) Từ truyện cổ tích Tấm Cám, bạn hãy viết một văn bản tự sự dựa trên 3 hoàn cảnh :Tấm bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc, Tấm đi xem hội làng và lúc Tấm là cô gái từ quảthị bước ra giúp bà lão dọn dẹp nhà cửa. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT LỚP 10 BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN I .Phần trắc nghiệm : ( 3 điểm) Học sinh làm đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1: D Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: C II .Phần tự luận : ( 7 điểm) 1.Yêu cầu : viết thành bài văn tự sự , kết hợp miêu tả và biểu cảm . 2. Nội dung : miêu tả cô Tấm trong 3 hoàn cảnh khác nhau a) Tấm trong hoàn cảnh nghèo bị hành hạ khốn khổ, tủi nhục :bị dì ghẻ bắt ngồi nhặt thóc b) Tấm rạng rỡ tươi tắn trong trang phục lộng lẫy của ngày lễ hội : Tấm đi xem hội làng c) Tấm với vẻ đẹp giản dị mộc mạc vừa trong trắng thanh cao .Tấm là cô gái từ quả thị bước ra giúp bà lão . Ở mỗi hoàn cảnh, học sinh dựa vào những chi tiết có sẵn trong truyện, mặt khác cần sáng tạo bổ sung để bài văn miêu tả sinh động hơn, miễn là các chi tiết và ngôn ngữ phù hợp với tình huống Tấm xuất hiện. 3. Tiêu chuẩn cho điểm : Điểm 7 : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. Bài làm có kết cấu chặt chẽ, hành văn lưu loát, tưởng tượng phong phú có cảm xúc. Mắc vài lỗi diễn đạt nhỏ Điểm 5 : đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu khá chặt chẽ, tưởng tượng khá phong phú có cảm xúc. Mắc một số lỗi diễn đạt. Điểm 3 : đáp ứng được nửa yêu cầu trên. Kết cấu tương đối rõ. Hành văn hiểu được ý. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1 : bài viết sai lạc nội dung phương pháp và diễn đạt. Điểm 0 : bài lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: