Đề kiểm tra học kỳ I ngữ văn 10 chương trình nâng cao năm học : 2006 - 2007

Đề kiểm tra học kỳ I ngữ văn 10 chương trình nâng cao năm học : 2006 - 2007

Câu 1: Đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây đẽo hình gì?

A. Mặt trăng

B. Hoa lá

C. Mặt trời

D. Đầu sư tử

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây là sản phẩm tinh thần của dân tộc Thái?

A. Sử thi Đăm San

B. Tiễn dặn người yêu

C. Đẻ đất đẻ nước

D. Xinh Nhã.

Câu3:Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” thuộc khúc ca thứ mấy của Ô-đi-xê?

A. Khúc ca thứ XX

B. Khúc ca thứ XXI

C. Khúc ca thứ XXII

D. Khúc ca thứ XXIII.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I ngữ văn 10 chương trình nâng cao năm học : 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGỮ VĂN 10
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Năm học : 2006-2007
Phần trắc nghiệm ( 3 điểm)
Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu dòng mà anh(chị)cho là đúng nhất ( mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Câu 1: Đầu sàn hiên nhà Mtao Mxây đẽo hình gì?
Mặt trăng
Hoa lá
Mặt trời
Đầu sư tử
Câu 2: Tác phẩm nào sau đây là sản phẩm tinh thần của dân tộc Thái?
A. Sử thi Đăm San
B. Tiễn dặn người yêu
C. Đẻ đất đẻ nước
D. Xinh Nhã.
Câu3:Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về”à thuộc khúc ca thứ mấy của Ô-đi-xê?
Khúc ca thứ XX
Khúc ca thứ XXI
Khúc ca thứ XXII
Khúc ca thứ XXIII. 
Câu4:Dòng nào sau đây không phải là nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp?
	A. Nhân vật giao tiếp
	 B. Mục đích giao tiếp
 C. Nội dung giao tiếp
 D. Hoàn cảnh giao tiếp
Câu 5:Loại cây nào không có trong bài thơ “Cảnh ngày hè” ?
	 A. Hòe 
	 B. Thạch lựu
	 C. Sen 
	 D. Hồng
Câu 6:Sử thi Ramayana của người Ấn Độ gồm:
	A. 24.000 câu thơ và 6 khúc ca
	B. 24.000 câu thơ đôi và 6 khúc ca
	C. 42.000 câu thơ và 7 khúc ca
	D. 42.000 câu thơ đôi và 7 khúc ca
Câu7: Phạm Ngũ Lão thấy thẹn khi người đời kể chuyện ai?
	A. Lưu Bị
	B. Tào Tháo
	C. QuanCông
D. Gia Cát Lượng
Câu 8: Ai là tác giả bài thơ “ Đọc Tiểu Thanh kí”?
	A. Nguyễn Du
	B. Nguyễn Bỉnh Khiêm
	 	C. Nguyễn Trãi
	D. Nguyễn Gia Thiều
Câu 9: Mục đích của truyện cười :
	A. Rèn luyện tư duy và giải trí
	B. Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
	C. Giải trí và bộc lộ đời sống tình cảm
	D. Giải trí và phê phán xã hội
Câu10: Truyện “Tấm Cám” thuộc loại cổ tích gì?
	A. Truyện cổ tích về loài vật	
	B. Truyện cổ tích thần kì	
	C. Truyện cổ tích sinh hoạt	
	D. Cả ba ý trên	
Câu 11: Đề tài là gì?	 
	A. Lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, 	 khái quát , bình giá và thể hiện trong văn bản
	B.Vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản
	C. Nhận thức của tác giả muốn trao đổi, đối thoại với người đọc	 	D. Tình cảm chủ đạo của nhà văn
Câu 12: Dụng cụ nào sau đây không được nói đến trong bài thơ “Nhàn” ?
	A. Mai
	B. Cày
	C. Cuốc	
	D. Cần câu
II. Phần tự luận(7 điểm) :
	Hãy phân tích một vài bài ca dao – dânca để làm rõ những nét đẹp tâm hồn và sự tài hoa của người bình dân Việt Nam ngày xưa.
Đáp án:
Phần trắc nghiệm: 
 Câu1: A	Câu5: D	Câu9: D
 Câu2: B	Câu6: B	Câu10: B
 Câu3: D	Câu7: D	Câu11: A
 Câu4: B	Câu8: A	Câu12: B
Phần tự luận:
	Về kiến thức:
- Hiểu đúng yêu cầu đề ra với hai nội dung: Nét đẹp tâm hồn và tài hoa của người dân lao động Việt Nam.
- Học sinh có thể làm bài theo cách chọn phân tích một vài bài ca dao dân ca hay để làm rõ yêu cầu nội dung của đề. 
- Chọn hai bài ca dao dân ca: “Tát nước đầu đình” và bài “ Rủ nhau” 	
Bài “ Tát nước đầu đình” : 
	 * Nét đẹp tâm hồn : Thông minh , nhạy cảm, trẻ trung , mạnh mẽ, hồn nhiên, chân thành, lãng mạn .
 * Tài hoa:
 -Dẫn dắt vấn đề một cách tài tình nhuần nhuyễn , duyên dáng, từ ngữ chọn lựa tinh tế , phù hợp
	 - Âm điệu phong phú, chuyển đổi phù hợp với cảm xúc, với giọng điệu trữ tình của nhân vật trong ca dao.
Bài “ Rủ nhau xuống bể mò cua” :
* Nét đẹp tâm hồn: Cần cù trong cuộc sống , chân thành thủy chung, yêu thương đằm thắm dù cuộc sống vô vàn gian khổ.
*Tài hoa: 
- Từ ngữ rất tinh tế
- Biện pháp tu từ phong phú : Tương phản, ẩn dụ
- Nhịp thơ thay đổi linh hoạt
Đó chỉ là một vài bài ca dao dân ca tiêu biểu, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vốn rất trong sáng , nhân hậu , dạt dào tình nghĩa của nhân dân ta xưa.	 	 
( Học sinh cũng có thể chọn một số bài ca dao dân ca khác nhưng nội dung phân tích phải phù hợp với yêu cầu của đề bài đã cho)	
Về kĩ năng : 
Biết cách làm bài văn phân tích theo hướng cảm nhận về Ca dao dân ca. Bố cục trình bày cần rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt ( không mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp)
IV. Cách cho điểm : (Tiêu chuẩn cho điểm)
1. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
2. Phần tự luận : 
 - Điểm 7 : Bài viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài , diễn đạt tốt.
 - Điểm 6, 5 : Diễn đạt khá lưu loát, trình bày ý đầy đủ, vài lỗi về chính tả
 - Điểm 4, 3: Trình bày đạt 2/3 nội dung yêu cầu đề bài, diễn đạt tương đối lưu loát, mắc một số lỗi về diễn đạt.
 - Điểm 2, 1 : Bài viết sơ sài , chũ viết trình bày cẩu thả.
 - Điểm 0 : Bài viết lan man , lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10nc_hk1_BCKBK.doc