Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Ngữ văn lớp 10 nâng cao

Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Ngữ văn lớp 10 nâng cao

1. Tên gọi mang tính chất qui ước của hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt- Nam là:

 A. Văn học cổ đại và văn học trung đại.

 B. Văn học cổ đại và văn học hiện đại.

 C. Văn học trung đại và văn học cận đại.

 D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.

2. Văn bản là gì?

 A. Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.

 B. Văn bản là sản phẩm dược tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

 C. Văn bản thường bao gồm nhiều câu.

 D. Cả 3 ý trên.

3. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là:

 A. Tình cha con. B. Tình nghĩa vợ chồng.

 C. Bài học dựng nước. D. Bài học giữ nước.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Ngữ văn lớp 10 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006 – 2007	 TỈNH ĐĂK LĂK	Môn: NGỮ VĂN Lớp 10 NÂNG CAO
Trường THPT chuyên NGUYỄN DU	Thời gian làm bài: 90 phút
	 (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Tên gọi mang tính chất qui ước của hai thời đại lớn của lịch sử văn học viết Việt- Nam là:
	A. Văn học cổ đại và văn học trung đại.
	B. Văn học cổ đại và văn học hiện đại.
	C. Văn học trung đại và văn học cận đại.
	D. Văn học trung đại và văn học hiện đại.
2. Văn bản là gì?
	A. Văn bản là đơn vị giao tiếp bằng ngôn ngữ.
	B. Văn bản là sản phẩm dược tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
	C. Văn bản thường bao gồm nhiều câu.
	D. Cả 3 ý trên.
3. Ý nghĩa quan trọng nhất của truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ là:
	A. Tình cha con.	B. Tình nghĩa vợ chồng.
	C. Bài học dựng nước.	D. Bài học giữ nước.
4. Ramayana là bộ sử thi lớn của Hi Lạp cổ đại:
	A. Đúng	B. Sai.
5. Hãy nối cột A với cột B để có được trình tự hoá kiếp của tấm:
	A 	B
	A. Lần 1	1. Cây xoan đào.
	B. Lần 2	2. Chim vàng anh.
	C. Lần 3	3. Quả thị
	D. Lần 4	4. Canh cửi.
6. Ca dao thuộc thể loại nào?
	A. Trữ tình	B. Tự sự
	C. Cả A và B đều đúng.	D. Cả A và B đều sai
7. Trong văn học chữ Nôm, thể loại nào dưới đây không phải là thể loại thuần tuý của dân tộc?
	A. Phú.	B. Ngâm khúc.
	C. Lục bát.	D. Hát nói. 
8. Trong tác phẩm văn học, lời thoại của nhân vật là ở dạng nào?
	A. Dạng nói	B. Dạng viết	C. Dạng lời nói tái hiện
9. Nội dung của bài thơ Cảnh Ngày Hè (Nguyễn Trãi) là:
	A. Tình yêu thiên nhiên	
	B. Tình yêu đời, yêu cuộc sống
	C. Khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.
	D. Cả 3 ý trên.
10. Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:	
A. Tính cụ thể	B. Tính tự nhiên
	C. Tính cảm xúc	D. Tính cá thể	 
11. Điền vào chỗ trống cuả những dòng thơ sau đây bằng những từ hoặc cụm từ thích hợp:
	Công danhcòn.,
	tai nghe chuyện..
12. Trong tác phẩm Thu Hứng ( Đỗ Phủ), âm thanh tiếng chày đập áo gợi nỗi buồn da diết cho người xa quê:
	A. Đúng 	B. Sai
II. Tự luận: ( 7 diểm)
	Học sinh chọn một trong hai đề sau đây:
	Đề 1. Cảm tưởng của anh chị sau khi học xong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm ngũ Lão.
	Đề 2. Kể lại một câu chuyện cười đã đọc ngoài sách giáo khoa mà anh chị cho là có ý nghĩa phê phán sâu sắc nhất.
	HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
(CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO)
I. Yêu cầu chung:
Phần trắc nghiệm: Nhằm kiểm tra kiến thức của học sinh về các mặt: Làm văn, tiếng Việt, đọc văn.
Phần tự luận: Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức, kĩ năng về văn biểu cảm, tự sư và phương thức biểu đạt vào việc tạo lập văn bản.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Phần trắc nghiệm:
	Có 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm; tổng cộng 3 điểm.
	Câu 1: D	Câu 2: D	Câu 3: D	Câu 4: B
	Câu 5: Chim vàng anh; Xoan đào; Canh cửi; Quả thị.
	Câu 6:A	Câu 7: B	Câu 8: C	Câu 9: D
	Câu 10: D	Câu 11: nam tử còn,
	 thẹn, nghe chuyện Vũ hầu.
	Câu 12: A
2. Phần tự luận:	
Đề 1.
	Bài thơ Tỏ Lòng thuộc giai đoạn văn học thế kỉ X đến thế kỉ XIV, thể hiện rõ nét hào khí Đông A. Khi tạo lập văn bản, học sinh phải bảo đảm được các ý cơ bản sau đây:
	- Bài thơ thể hiện vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần; qua đó bộc lộ lí tưởng và khát vọng của tác giả.
	- Bài thơ dược làm theo thể thơ tứ tuyệt luật Đường, ngôn ngữ hàm súc cô đọng; Hình ảnh thơ kì vĩ	 	
ï	
THANG ĐIỂM
	- Điểm 6-7: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, sáng tạo, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
	- Điểm 4-5: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên. Văn có cảm xúc, mắc ít lỗi diễn đạt và lỗi chính tả.
	- Điểm 2-3: Đáp ứng được một nửa yêu cầu. Văn viết còn lủng củng, cảm xúc chưa rõ, mắc lỗi chính tả khá nhiều.
	- Điểm 1: Bài làm yếu.
	Đề 2.
	Đề bài mang tính tự do, vì thế yêu cầu:
- Kể lại câu chuyện một cách ngắn gọn, rành mạch, với những chi tiết tiêu biểu; Không lặp ý, lặp từ; Không mắc lỗi chính tả. Đảm bảo đúng thể loại là truyện cười, đúng yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự. ( 4 điểm ).
- Từ đó, nêu lên được ý nghĩa phê phán của câu chuyện. (3 điểm)
* Lưu ý: Tuỳ theo mức độ thể hiện của học sinh trên cơ sở đối chiếu với yêu cầu của đề, giáo viên cân nhắc và cho điểm cho phù hợp.
	HẾT	

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10nc_hk1_TNDU.doc