1. Bằng hai câu thơ :
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Tác giả Hồ Chí Minh nêu lên
a.Quan điểm của mình về thơ ca hiện đại .
b. Cảm tưởng khi đọc thơ xưa nghĩ về thơ nay.
c. Quan niệm của mình về văn học cách mạng .
d. Vai trò của thơ và nhà thơ trong nền văn học cách mạng .
e. Vai trò của thơ và nhà thơ trong đấu tranh cách mạng .
2. Tâm tư trong tù là tác phẩm của :
a. Tố Hữu ; b. Nguyễn Khoa Điềm; c. Nguyễn Đình Thi ; d. Nguyễn Mỹ
3. Hình ảnh “mùa thu hương cốm” trong bài “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) nói lên :
a. Vẻ đẹp đất nước do thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đưa lại .
b. Cái cớ để tạo nên sự hồi tưởng về những mùa thu trong quá khứ .
c. Biểu tượng của đất nước thanh bình .
d. Hình ảnh miêu tả thuần tuý về một mảng không gian ,thời gian .
4. Trong một bài thơ, tác giả viết : (chọn lời thơ đúng)
a. Anh có nghe gió ngàn đang vẫy gọi
Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng.
b. Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng.
c. Anh có nghe gió ngàn đang vẫy gọi
Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng.
d. Anh có nghe gió ngàn đang ru gọi
Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng.
Đề kiểm tra học kỳ I Môn : Văn Lớp 12 Thời gian : 90 phút I/ Phần trắc nghiệm :(3 điểm) 1. Bằng hai câu thơ : Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Tác giả Hồ Chí Minh nêu lên a.Quan điểm của mình về thơ ca hiện đại . b. Cảm tưởng khi đọc thơ xưa nghĩ về thơ nay. c. Quan niệm của mình về văn học cách mạng . d. Vai trò của thơ và nhà thơ trong nền văn học cách mạng . e. Vai trò của thơ và nhà thơ trong đấu tranh cách mạng . 2. Tâm tư trong tù là tác phẩm của : a. Tố Hữu ; b. Nguyễn Khoa Điềm; c. Nguyễn Đình Thi ; d. Nguyễn Mỹ 3. Hình ảnh “mùa thu hương cốm” trong bài “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi) nói lên : a. Vẻ đẹp đất nước do thắng lợi của kháng chiến chống Pháp đưa lại . b. Cái cớ đểû tạo nên sự hồi tưởng về những mùa thu trong quá khứ . c. Biểu tượng của đất nước thanh bình . d. Hình ảnh miêu tả thuần tuý về một mảng không gian ,thời gian . 4. Trong một bài thơ, tác giả viết : (chọn lời thơ đúng) a. Anh có nghe gió ngàn đang vẫy gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng. b. Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng. c. Anh có nghe gió ngàn đang vẫy gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng. d. Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vành trăng. 5. Nguyễn Đình Thi có câu : a. Nước Việt Nam nghìn năm Đinh ,Lí ,Trần ,Lê Thành nước Việt Nam nhân dân trong mát suối . b. Huế ơi quê mẹ của ta ơi Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười . c. Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha . d. Nhà ai mới nhỉ tường vôi trắng thơm phức mùi tôm nặng mấy nong . 6. Nhân vật “người vợ nhặt ” của nhà văn Kim Lân : a. Muốn phơi bày sự tàn khốc của cái đói . b. Đồng cảm với nổi khổ của họ . c. Thể hiện một niềm tin đầy ý nghĩa nhân văn ,tình thương và mái ấm gia đình có đủ sức mạnh để cảm hoá con người . d. Miêu tả một người phụ nữ thuần tuý . II. Phân tích nhân vật Đào và chỉ ra ý nghĩa nhân đạo của truyện ngắn “ Mùa lạc ” (Nguyễn Khải) ĐÁP ÁN MÔN VĂN LỚP 12-HỌC KÌ I -2006-2007 Thời gian : 90 phút Nội dung Điểm I/ Phần trắc nghiệm (3,00đ) 1. e đúng 2. a đúng 3. b đúng 4. d đúng 5. c đúng 6. a và c đúng II/ Phần tự luận (7,0 điểm) a.Nhân vật Đào xuất hiện trực tiếp và sinh động trong đoạn văn mở đầu tác phẩm : Ngưòi đọc có thể cảm nhận ở nhân vật Đào một số phận kém may mắn nhưng không chịu gục ngã mà vẫn có khát vọng tự khẳng định mình b. Vẻ đẹp của nhân vật Đào là một vẻ đẹp hết sức chân thực , thể hiện qua sự xung đột giữa số phận và tính cách giữa cam chịu và bất phục , giữa mặc cảm và nghị lực ,giữa khát vọng và tuyệt vọng * Đào là một ngườ phụ nữ đầy những đau buồn , không có gia đình , không có quê hương trở thành người phiêu bạt * Đào lên nông trường Điện Biên “ với một tâm lí con chim bay mãi cũng mỏi cánh , con ngựa chạy mãi cũng chồn chân, muốn tìm một nơi hẻo lánh nào đó, thật xa những nơi quen thuộc để quên đi cuộc đời đã qua, còn những ngày sắp tới ra sao chị không cần rõ”. Đào mệt mỏi chán chường tưởng chừng như đã tắt hẳn ngọn lửa của khát vọng sống . Nhưng cuộc sống lao động ở nông trường Điện Biên và sụ quan tâm chân thành của Huân đã nhen nhóm lại trái tim nguội lạnh của Đào ngọn lửa khát vọng và nó được lớn dần lên khi ở bên cạnh Huân . *Quá trình sống lại của tâm hồn Đào không diễn ra nhanh chóng và đơn giản mà Đào đã sống trong sự giằng co giữa mặc cảm và niềm khao khát . Lá thư tỏ tình của ông Dịu .. đã giúp Đào vượt lên mặc cảm tủi hờn để để mở lòng về phía hạnh phúc . *Tình yêu và hạnh phúc tìm được đã làm sống lại một tâm hồn ,làm biến đổi một tính cách , chị hoạt động vui vẻ ,thương mến mọi người , một cô Đào đã thực sự hồi sinh .Nguyễn Khải đã thể hiện cảm nhứng hồi sinh qua cõi lòng sâu thẳm của con người c. Qua nhân vật Đào Nguyễn Khải gửi gắm triết lí về con người và cuộc sống ,một triết lí đầy tính nhân văn . Qua việc miêu tả đầy phát hiện và trân trọng bản chất tốt đẹp của người phụ nữ bất hạnh như Đào, nhà văn khẳng định những con người khổ đau, bất hạnh chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong một xã hội có quan hệ nhân ái giữa những người lao độn. Sự sống, lao động và tình thương là môi trường mang tính nhân đạo đem lại hạnh phúc chân chính cho con người.Giá trị nhân đạo càng đặc biệt sâu sắc khi nhà văn bày tỏ niềm tin và sự trân trọng đối với con người: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh gới , điều cốt yéu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy” d. Sức hấp dẫn của tác phẩm là cách miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật Đào: từ ngoại hình, cử chỉ , ngôn ngữ đến hành động, và đặc biệt là những chuyển biến phức tạp của tâm lí. Cách miêu tả ấy đem lại một vẽ đẹp chân thực , hấp dẫn , độc đáo cho hình tượng. Đặc biệt là cách trần thuật rất linh hoạt, tự nhiên , giọng điệu rất đa dạng: khi vui tươi , hóm hỉnh, khi trữ tình sâu lắng, đồng cảm sâu sắc với nhân vật (3,00đ) 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 (7,00đ) 1,00 3,00. 1,50 1,50
Tài liệu đính kèm: